Các khái niệm, quan niệm về chế độ cho vay nặng lãi

Một phần của tài liệu (Trang 28)

8. Cấu trúc của đề tài

2.1. Các khái niệm, quan niệm về chế độ cho vay nặng lãi

2.1.1. Khái niệm tư bản cho vay và cho vay nặng lãi.

Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ. Do đó, nó là một trong các hình thái của tư bản công thương nghiệp nhưng nó là tư bản tiền tệ dưới hình thức đặc biệt. Đặc thù sản xuất tư bản chủ nghĩa không những làm cho tư bản cho vay tồn tại với tư cách là tư bản mà còn làm cho nó có tính đặc thù về hình thái.

Việc hình thái hàng hóa và hình thái tiền tệ của tư bản chủ nghĩa tách ra thành tư bản kinh doanh tiền tệ quyết định sự phân chia lợi nhuận thành lợi nhuận công nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp. Việc tư bản tiền tệ tách ra thành tư bản cho vay quyết định sự phân chia lợi nhuận thành lợi tức và lợi nhuận doanh nghiệp. “Lợi tức làm cho các nhà tư bản có thể tồn tại được và khuyến khích việc chuyển hóa tư bản tiền tệ và tư bản cho vay” [35; 322]

Tư bản cho vay là tư bản sinh lợi tức, đó là điều không thể chối cãi được. Việc cho vay và việc thu hồi tiền cho vay là điểm xuất phát và điểm kết thúc của sự vận động riêng của tư bản cho vay.

Như vậy, tư bản cho vay là tư bản tiền tệ sinh lợi tức. Lợi tức nói chung là một khái niệm trừu tượng. “Lợi tức bao giờ cũng là tiền trả cho tiền đã vay nhưng nội dung cụ thể của lợi tức và hình thái cụ thể của nó vẫn phụ thuộc vào phương thức sản xuất” [35;324-325].

Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi tức là một bộ phận giá trị thặng dư do các nhà thương nghiệp và công nghiệp nhường cho các nhà tư bản cho vay.

Khi nói về tiền tệ là phương tiện chi trả, Mác đã nói rằng: “Lúc đầu các giao dịch tín dụng và các quan hệ tín dụng là những hiện tượng thoáng qua nhưng về sau chúng càng bộc lộ khả năng cố định lại vững chắc hơn. Và trong thời đại trước tư bản chủ nghĩa, sự cố định nói trên chính là chế độ cho vay nặng lãi”

hóa giản đơn, mặc dầu nó lấy lưu thông hàng hóa làm tiền đề. Mà “chế độ cho vay nặng lãi mọc lên từ những quan hệ giai cấp mà hàng hóa và tiền tệ ra đời trong đó” [35;326]. Chẳng hạn như dưới chế độ phong kiến thì nó mọc lên từ các quan hệ phong kiến. Chỉ nhờ có sự lưu thông hàng hóa mà có sự phát triển của tiền tệ làm chức năng phương tiện chi trả, các quan hệ giai cấp mới khoác lấy hình thái quan hệ tín dụng tiền tệ. C.Mác đã nói một cách dứt khoát rằng “Sự khác nhau giữa người cho vay lãi và người chủ ngân hàng chính là sự khác nhau giữa các phương thức phân biệt chúng với nhau” [35; 326].

Như vậy, tư bản cho vay là tư bản tiền tệ sinh lợi tức. Và khi tư bản cho vay trở thành hiện tượng cố định phổ biến mà lợi tức sinh ra quá cao và cố định thì tư bản cho vay trở thành tư bản cho vay nặng lãi. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì tư bản cho vay nặng lãi là tư bản cho vay với lợi tức cao đem lại cho người cho vay một nguồn lợi nhuận khổng lồ.

2.1.2. Các quan niệm về cho vay nặng lãi 2.1.2.1. Quan niệm của giai cấp tư sản 2.1.2.1. Quan niệm của giai cấp tư sản

Đối với giai cấp tư sản thì cho vay nặng lãi là một hình thức của chu chuyển tư bản, đồng thời đó cũng là hình thức xuất khẩu tư bản thông thường mà thôi. Do đó, trong quan niệm của giai cấp tư sản thì đây không phải là hình thức cho vay nặng lãi mà là một quy luật tất yếu của quá trình chu chuyển tư bản. Bởi vì, xuất khẩu tư bản cũng giống như xuất khẩu hàng hóa là một quy luật tất yếu, là điều kiện sống còn của chủ nghĩa tư bản. Đặc biệt, trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thì xuất khẩu tư bản lại là nét đặc trưng nổi bật nhất. “Đối với chủ nghĩa tư bản cũ, với sự thống trị hoàn toàn của tự do cạnh tranh, thì xuất khẩu hàng hóa là nét điển hình. Đối với chủ nghĩa tư bản hiện đại, với sự thống trị của độc quyền thì xuất khẩu tư bản lại trở thành nét điển hình” [33; 22]. Do đó, giai cấp tư sản coi đây là điều hiển nhiên, là bản chất của chế độ.

Sở dĩ giai cấp tư sản cho rằng cho vay nặng lãi – xuất khẩu tư bản là điều tất yếu vì: tình trạng không đều và tính nhảy vọt trong sự phát triển của các xí nghiệp riêng lẻ, của các ngành công nghiệp riêng lẻ, của các nước riêng lẻ là điều không

thể tránh khỏi dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Việc hình thành những liên minh độc quyền của các nhà tư bản ở tất cả các nước tư bản phát triển hoặc địa vị độc quyền của một số nước giàu có nhất mà ở đó việc tích lũy tư bản đạt đến quy mô rất khổng lồ… đã làm nảy sinh nạn thừa tư bản ở các nước tiên tiến. Những tư bản ấy có thể sử dụng để phát triển công nghiệp hoặc nâng cao đời sống nhân dân. Nhưng nếu như vậy thì chủ nghĩa tư bản sẽ không còn là chủ nghĩa tư bản nữa. Vì rằng tình trạng phát triển không đều và tình trạng nhân dân khi no khi đói là tình trạng không thể tránh khỏi và là tiền đề của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Và chừng nào chủ nghĩa tư bản còn là chủ nghĩa tư bản thì tư bản thừa không được hướng vào việc nâng cao mức sống nhân dân mà hướng vào việc nâng cao lợi nhuận bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài. Chủ yếu là xuất khẩu sang các nước lạc hậu vì lợi nhuận thường thu được cao.

Như vậy, xuất khẩu tư bản là một quy luật tất yếu, là điều kiện sống còn của chủ nghĩa tư bản. Đặc biệt, trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lập ra hệ thống lệ thuộc và liên hệ quốc tế của tư bản tài chính. Do đó, giai cấp tư sản cho rằng, cho vay nặng lãi - một hình thức xuất khẩu tư bản là việc làm bình thường, là điều đương nhiên của mình. Chính vì vậy, họ luôn tìm cách để nâng cao lợi nhuận xuất khẩu đó mà không công nhận đó là hình thức cho vay nặng lãi mà cho rằng đó chỉ là một hình thức xuất khẩu tư bản thông thường.

2.1.2.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin

Theo quan niệm của C.Mác, “chế độ cho vay nặng lãi mọc lên từ những quan hệ giai cấp mà hàng hóa và tiền tệ ra đời trong đó” [35;326]. Ngay từ thời kì cổ đại chế độ cho vay nặng lãi đã ra đời và qua từng phương thức sản xuất nó đã có những tác động nhất định của nó.

Trong buổi đầu chủ nghĩa tư bản, cho vay nặng lãi là một trong những nguồn tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Theo C.Mác, kẻ sáng tạo ra tín dụng hiện đại là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhưng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa lại sáng tạo ra tín dụng hiện đại trên cơ sở những yếu tố mà chế độ

cho vay nặng lãi đã chuẩn bị sẵn. Hay nói cách khác “chế độ cho vay nặng lãi thúc đẩy mạnh mẽ việc tích lũy của cải dưới hình thái tiền tệ và định ra kỹ thuật cho vay tuy rằng còn rất thô sơ” [35;497]. Do đó, thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản, chế độ cho vay nặng lãi bắt đầu được cải tạo thành hệ thống tín dụng hiện đại. Và trên thực tế, hệ thống tín dụng hiện đại của chủ nghĩa tư bản thực chất là sự cải tạo chế độ cho vay nặng lãi để nó phục tùng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mà thôi. Trên cơ sở đó, hệ thống ngân hàng đã dần dần ra đời.

Đó là mặt tích cực của chế độ cho vay nặng lãi mà C.Mác đã chỉ ra. Nhưng mặt trái của chế độ cho vay nặng lãi thực chất là sự ăn bám thối nát của chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn phát triển tột cùng của chủ nghĩa tư bản. Vì chủ nghĩa đế quốc là một sự tích lũy rất lớn về tư bản tiền tệ trong một số ít nước… Do đó, có sự phát triển phi thường của tầng lớp những người thực lợi, nghĩa là những người sống bằng cách cho vay nặng lãi, hoàn toàn không tham gia vào một xí nghiệp nào cả mà như Lê-nin nói là những người “ăn không ngồi rồi”. Lê-nin đã nhấn mạnh rằng “chủ nghĩa đế quốc là một sự tích lũy rất lớn về tư bản tiền tệ trong một số ít nước. Số tư bản đó như ta đã thấy, lên tới 100 – 150 triệu Fr chứng khoán. Do đó, có sự phát triển phi thường của cái giai cấp hay nói cho đúng h ơn, của cái tầng lớp những người thực lợi; nghĩa là những người sống bằng lối “cắt phiếu”, những người hoàn toàn không tham gia một xí nghiệp nào cả, những người chuyên nghề “ăn không ngồi rồi”” [20; 133].

Việc cho vay nặng lãi, một trong những cơ sở kinh tế căn bản nhất của chủ nghĩa đế quốc càng làm cho tầng lớp những người thực lợi càng thêm biệt lập hẳn với sản xuất, làm cho khắp cả một nước sống nhờ vào sự bóc lột lao động của một vài nước và của những thuộc địa ở hải ngoại đâu đâu cũng mang dấu vết của thói ăn bám.

Như vậy, theo Lê-nin, chế độ cho vay nặng lãi thể hiện thực chất tính ăn bám của chủ nghĩa đế quốc. “Số thu nhập của những người thực lợi gấp 5 lần số thu nhập do ngoại thương mang lại trong một số nước thương nghiệp phát triển nhất thế giới. Đó là thực chất của chủ nghĩa đế quốc và của tính ăn bám của nó”

[20;134]. Do đó, danh từ nước cho vay nặng lãi trở nên thông dụng trong các sách báo kinh tế bàn về chủ nghĩa đế quốc. Từ đó, thế giới bị chia thành một số ít những nước cho vay nặng lãi và một số rất lớn những nước đi vay nợ.

Tóm lại, theo các nhà Mác-xít Lênin-nít thì chế độ cho vay nặng lãi tuy có ý nghĩa nhất định nhưng nó là bản chất ăn bám thối nát của chủ nghĩa đế quốc. Ngay từ khi ra đời trong thời kì cổ đại thì nó cũng bộc lộ những mặt hạn chế nhất định của nó. Đặc biệt đến thời kì đế quốc chủ nghĩa thì chế độ cho vay nặng lãi bộc lộ mặt trái của nó nhiều hơn. Đó là một xu thế tất yếu của chủ nghĩa đế quốc và nó đã đè nặng lên những nước đi vay nặng lãi và những người đi vay nặng lãi. Bởi đi kèm theo nó là những điều kiện nặng nề hoặc những nguồn lãi khổng lồ buộc con nợ bị phá sản. Và chế độ cho vay nặng lãi đã ảnh hưởng rất lớn đối với cả nước cho vay và con nợ của nó trên tất cả mọi mặt.

2.2. Biểu hiện của đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX XIX – đầu thế kỉ XX

2.2.1. Về kinh tế

Khi nhắc đến đặc trưng của một quốc gia nào đó chúng ta sẽ thấy ngay được biểu hiện của nó trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… nhưng tùy vào đặc trưng của quốc gia đó nó thuộc lĩnh vực nào thì nó bộc lộ rõ nét nhất trên lĩnh vực đó.

Đặc biệt, khi nhắc đến nước Pháp với đặc trưng cho vay nặng lãi của nó thì chúng ta sẽ thấy ngay những biểu hiện của nó về mặt kinh tế. Đó là sự tập trung cao độ của tư bản ngân hàng và việc xuất khẩu tư bản với khối lượng lớn và lợi nhuận cao.

Mặc dù lạc hậu hơn các nước khác về công nghiệp, nhưng nước Pháp vẫn đứng hàng đầu thế giới về tập trung tư bản. ¾ nguồn tài chính trong nước tập trung trong tay ba ngân hàng lớn là “Crê-đi Li-on-ne”, “Công-toa-rơ na-xi-ô-nan”, “Xô-xi-ê-tê giê-nê-ran” [22;149]. Nhưng số vốn đó không được dùng vào việc phát triển công nghiệp và nông nghiệp trong nước mà phần lớn được xuất ra nước ngoài để cho vay nặng lãi. Từ năm 1869 đến năm 1890, số tư bản xuất cảng tăng

từ 10 tỷ lên tới 20 tỷ Fr. Cụ thể, “năm 1869 tư bản Pháp ở nước ngoài là 10 tỷ, năm 1880 là 15 tỷ, năm 1890 là 20 tỷ” [22;320]. Và số tư bản Pháp đầu tư ở nước ngoài năm 1902 là 60 tỷ Fr. Xét về mặt xuất khẩu tư bản nước Pháp đứng hàng thứ hai thế giới sau nước Anh.

Không chỉ ở việc xuất khẩu tư bản mà tính chất cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp còn biểu hiện rõ nét ở việc phát hành trái phiếu. Việc phát hành chứng khoán của nước Pháp cũng chủ yếu được thực hiện ở nước ngoài chiếm tới 75%, chỉ còn lại 25% chứng khoán được phát hành tại chính quốc. “Ở Pháp, từ năm 1889 đến năm 1908, người ta đã phát hành chứng khoán có giá là 24 tỷ Fr, 18 tỷ ở nước ngoài, 6 tỷ (chiếm 25%) ở nước Pháp…” [22;398].

Điểm nổi bật đối với nước Pháp là sự tập trung tư bản ngân hàng. Từ năm 1870, ba ngân hàng lớn Crê-đi-li-on-ne, Công-toa-rơ na-xi-ô-nan và Xô-xi-ê-tê giê-nê-ran phát triển hệ thống chi nhánh ở Pari và các tỉnh khắp cả nước. Ba ngân hàng mà nắm trong tay hầu hết hệ thống tài chính của nước Pháp với hệ thống chi nhánh rộng khắp. “Trong tác phẩm sự phát triển của những ngân hàng lớn của Pháp Munxtơtai Vextiphali, số lượng chi nhánh và quỹ nhận gửi của 3 ngân hàng lớn của Pháp như sau:

Năm Chi nhánh ở nước ngoài Tỉnh Pari Tổng 1870 62 1880 12 119 67 198 1890 14 194 66 284 1900 35 467 120 622 1906 44 660 179 883 [22; 151]

Qua bảng số liệu trên ta thấy chi nhánh của ba ngân hàng lớn của Pháp rộng khắp. Nó không chỉ thâu tóm toàn bộ mạch máu tài chính của nước Pháp mà còn vươn ra cả nước ngoài. Đến năm 1906, riêng ba ngân hàng này đã có 883 chi

nhánh, trong đó có 179 chi nhánh ở thủ đô Pari, 660 chi nhánh ở các tỉnh khác trong nước và 44 chi nhánh ở nước ngoài.

Như vậy, sự tập trung tư bản ngân hàng ngày càng lớn. Từ năm 1870 thì ba ngân hàng trên đã chi phối hầu hết hệ thống ngân hàng của cả nước Pháp. Và đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất, 2/3 tư bản ở trong tay 5 nhà băng lớn là“Crê-đi Li-on-ne”, “Công-toa-rơ na-xi-ô-nan”, “Xô-xi-ê-tê giê-nê-ran” + “Crê-đi-anh- đuy-xtơ-ri-en” + “Ban-cơ l,uy-ni-ông Pa-ri-đi-ên” [22;153]. Phần lớn tư bản này được đưa ra nước ngoài, chỉ còn phần nhỏ được để lại trong nước. “Năm 1908, 38 tỷ Fr xuất cảng trong khi chỉ có 9 tỷ đầu tư vào công nghiệp trong nước. Năm 1914 số vốn xuất cảng lên 50 – 60 tỷ … tổng số lãi do vốn xuất cảng năm 1913 lên tới 2300 triệu Fr” [16;107].

Đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp thể hiện rõ nét trên lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt ở sự tập trung tư bản ngân hàng và xuất khẩu tư bản. Điều đó cũng được thể hiện ở bảng phân bố tài sản có ở nước ngoài của Pháp (tính theo đơn vị %) như sau:

Năm Khu vực

1816-1851 1852-1881 1914

Châu Âu – Địa Trung Hải 62 36 14

Trung Âu 12 19 8 Đông Âu - 9 28 Bắc Âu 22 4 8 Tổng châu Âu 96 68 58 Cận Đông - 23 11 Các thuộc địa - 4 9 Châu Mĩ 4 5 16

Phần còn lại của thế giới - - 6

Tổng 100 100 100

Một phần của tài liệu (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)