Sự dè dặt trong việc đầu tư và sự tính toán trong cơ cấu đầu tưở thuộc

Một phần của tài liệu (Trang 50 - 54)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2.3.2. Sự dè dặt trong việc đầu tư và sự tính toán trong cơ cấu đầu tưở thuộc

khác của nó ở khắp thế giới. Mà ở Đông Dương thì ngân hàng Đông Dương là cái vòi hữu hiệu nhất đã đem lại nguồn lợi nhuận cao cho đế quốc Pháp thông qua việc cho vay nặng lãi (xem phụ lục V).

Riêng số tư bản mà thực dân Pháp thu được ở Đông Dương bằng các thứ thuế vô lý đã lên tới những con số khổng lồ. Theo niên giám thống kê Đông Dương, thuế thu cho ngân sách hàng năm từ 1914 đến 1927 như sau: “Ngân sách Bắc Kì xấp xỉ 190 triệu đồng. Ngân sách Nam Kì xấp xỉ 150 triệu đồng. Ngân sách Trung Kì xấp xỉ 105 triệu đồng. Ngân sách Cao Miên xấp xỉ 105 triệu đồng. Ngân sách Ai Lao xấp xỉ 34 triệu đồng. Ngân sách toàn Liên bang Đông Dương xấp xỉ 830 triệu đồng” [9;72]

Như vậy, trung bình mỗi năm thực dân Pháp đã bòn rút của nhân dân Đông Dương gần 830 triệu đồng. Mà cả giai đoạn từ 1914 đến 1927 với 14 năm thì thực dân Pháp đã bòn rút đến 11.620 triệu đồng. Đó chỉ mới là sự vơ vét, bòn rút nhân dân ta bằng hệ thống thuế, chưa kể đến những thủ đoạn vơ vét, bóc lột khác thâm độc hơn của chúng. Và cũng chỉ tính sơ trong một giai đoạn và ở một khu vực Đông Dương. Nếu tính cả quá trình và ở cả hệ thống thuộc địa Pháp khắp trên thế giới thì con số này không thể đếm xuể. Điều đáng chú ý ở đây là nguồn thuế khổng lồ ấy lại được tập trung vào các ngân hàng ở thuộc địa để thực hiện việc cho vay nặng lãi ở thuộc địa. Điều đó càng bộc lộ rõ hơn tính chất ăn bám thối nát, đặc biệt là đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

2.2.3.2. Sự dè dặt trong việc đầu tư và sự tính toán trong cơ cấu đầu tư ở thuộc địa. thuộc địa.

Để đảm bảo nguồn lợi nhuận cao thì bọn tư bản tài chính Pháp đã có sự dè dặt, tính toán cực kì kĩ lưỡng, khôn khéo về cơ cấu đầu tư vào các nghành kinh tế ở thuộc địa. Chúng rất dè dặt khi đầu tư vào những nghành kinh tế cần thiết nhưng nguồn lợi nhuận đem lại không cao. Vì vậy, qua sự tính toán, chúng chủ yếu đầu tư vào những ngành kinh tế có khả năng đem lại nguồn lợi nhuận cao nhất và

nhanh nhất. “Đầu tư tư bản tư nhân vào Đông Dương thật lớn. 75% khối lượng chung được đầu tư vào nhiều hoạt động mới khác nhau. Theo thứ tự quan trọng, những hoạt động này tập hợp những ngành kinh tế sau đây: canh tác nông nghiệp và đồn điền cây công nghiệp; dịch vụ và kỹ nghệ khai thác; kỹ nghệ chế biến”

[2;141].

Như vậy, trong những lĩnh vực kinh tế, thực dân pháp đều có sự tính toán, chỉ đầu tư vào những lĩnh vực có khả năng thu lại nguồn lợi nhuận cao nhất (xem phụ lục VI).

Trước hết, trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp chủ yếu đầu tư vào canh tác nông nghiệp và các đồn điền cao su. Vì vậy, cho đến năm 1918, khu vực nông nghiệp vẫn chỉ chiếm một phần bé nhỏ của tư bản chính quốc, “từ năm 1888 đến năm 1918, khoảng 1/10 đầu tư tư bản tư nhân hướng vào đây” [2;141] thì trái lại, từ năm 1924, nhất là 6 năm chạy nước rút sau đó, khu vực nông nghiệp đã thực hiện một bước nhảy ngoạn mục, “số vốn đầu tư vào nông nghiệp từ 1924 đến 1930… đạt tới mức 1.272,6 triệu Fr” [39;22].

Ngay trong lĩnh vực nông nghiệp, tư bản tài chính Pháp lại có sự tính toán cụ thể hơn. Chúng chỉ đầu tư chủ yếu vào các đồn điền cây công nghiệp mà chủ yếu là cây cao su. Còn những ngành trồng trọt cổ truyền như trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, hương liệu, gia vị…bị các nhóm tài chính lớn lảng tránh. Bởi vì chúng cho rằng những ngành nông nghiệp cổ truyền thu nhập quá thấp hoặc quá bấp bênh, không thể trở thành những ngành khai thác đặc biệt. Xem xét kỹ lưỡng sự phân bố đầu tư của tư bản tư nhân trong nông nghiệp chúng ta thấy rằng

“ngành đồn điền cây công nghiệp (chủ yếu là cao su) đã thu hút hầu h ết toàn bộ vốn, những ngành trồng trọt cổ truyền (…) bị các nhóm tài chính lớn lảng tránh”

[2;142].

Như vậy, trong lĩnh vực nông nghiệp, bọn tư bản tài chính Pháp chỉ đầu tư chủ yếu vào các đồn điền cao su để đảm bảo mục đích kinh tế cao nhất của khai thác thuộc địa là siêu lợi nhuận. Còn các ngành nông nghiệp truyền thống thì bị chúng lảng tránh vì lợi nhuận thu lại không cao.

Trong lĩnh vực công nghiệp, tư bản Pháp cũng có sự tính toán kĩ lưỡng chẳng thua gì trong nông nghiệp. Chúng chỉ đầu tư vào công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến vì những ngành này có khả năng thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận cao và vốn đầu tư ít hơn các ngành công nghiệp nặng. “Phần lớn tư bản tư nhân chính quốc đem vào Đông Dương đã tạo ra một nền công nghiệp hiện đại. Nó gồm du y nhất nghành công nghiệp khai thác (những doanh nghiệp khai thác và chế biến sản phẩm mỏ) và ngành công nghiệp chế biến (những xí nghiệp làm sản phẩm tiêu dùng)” [2;153]. Những ngành công nghiệp mà thực dân Pháp lựa chọn đầu tư thì chúng cũng tính đến khả năng tận dụng và bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt ở thuộc địa để nâng cao lợi nhuận hơn nữa như khai mỏ, công nghiệp nhẹ… là những ngành nhiều lao động thủ công.

Như vậy, sau nông nghiệp với các đồn điền cao su thì đúng như chương trình Albert Sarraut khai thác mỏ đã đạt được vị trí thứ hai trong việc thu hút vốn đầu tư của tư bản Pháp, nhất là trong giai đoạn 1924 – 1930 “với số tiền được các công ty đưa vào ngành này là 653,7 triệu Fr” [39;22].

Và sau công nghiệp khai mỏ thì công chế biến cũng thu hút được sự chú ý của các nhà tư bản Pháp. Cũng trong giai đoạn 1924 – 1930, khi công nghiệp Pháp gặp khó khăn thì “tổng số vốn được đầu tư là 606,2 triệu Fr” [39;22].

Ba ngành kinh tế trên chiếm khoảng 2/3 tổng số vốn được đầu tư. Các ngành kinh tế khác chỉ chiếm 1/3 còn lại. Trong đó, “thương nghiệp chiếm 363,6 triệu; vận tải 174,2 triệu; và các dịch vụ ngân hàng, bất động sản chiếm 744,1 triệu Fr”

[39;22]. Rõ ràng, đây là một sự tính toán khôn khéo của đế quốc Pháp để đảm bảo siêu lợi nhuận trong đầu tư vào thuộc địa.

Trong lĩnh vực dịch vụ, sự đầu tư của đế quốc Pháp cũng có sự tính toán rõ rệt. Mặc dầu cũng có sự đầu tư vào lĩnh vực này một mức độ vừa phải “từ 1888 đến 1918, khu vực dịch vụ thu hút khoảng 27% tổng khối lượng đầu tư của tư bản tư nhân và từ 1924 đến 1929 chiếm 1/3 khối lượng” [2;151]. Nhưng sự đầu tư vào đất đai và bất động sản chiếm vị trí quan trọng “từ 1924 đến 1930, 10 đến 20% tổng khối lượng đầu tư tư nhân chính quốc đổ vào lĩnh vực này” [2;151]. Mặc dầu

sự hiện diện của tài chính Pháp ở Đông Dương không bỏ rơi khu vực dịch vụ nhưng hoạt động của nó chủ yếu gây tổn thất cho ngân sách địa phương và gánh nặng đó lại đổ lên đầu nhân dân các nước thuộc địa chứ bản thân tư bản Pháp không đầu tư nhiều vào khu vực này.

Đặc biệt, trong lĩnh vực giao thông vận tải, nó càng thể hiện rõ nét hơn sự dè dặt, tính toán về vấn đề đầu tư của tư bản Pháp. Mặc dầu đây là vấn đề quan trọng về chiến lược quân sự cũng như về cơ sở hạ tầng cho chiến lược khai thác thuộc địa. Tuy nhiên, “đã có một sự tính toán khá dè dặt của Pháp… Cần thiết phải cải tạo đường giao thông càng sớm càng tốt, khuyến khích không những người Lào mà cả người An Nam hiện đang cư trú tiến hành khảo sát chu đáo những vùng có những đường bộ thô sơ chạy qua… không nên ngay từ bây giờ lao vào xây dựng những con đường bộ đòi hỏi kinh phí quá lớn… nên tiến hành có phương pháp từng bước với chi phí thấp nhất” [29;49]. Do đó, ở nước Lào, Pháp chỉ mở rộng, cải tạo một số con đường ngựa từ 1m đến 2m và những con đường xe bò từ 3m đến 6m. Mà tất cả những công việc này đều do lao dịch cưỡng bức của nhân dân các bộ tộc Lào làm. Qua thực tế này, chúng ta thấy thực dân Pháp đã tính toán cực kì chi li, điều này nó càng bộc lộ rõ hơn bản chất cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp.

Như vậy, để đảm bảo lợi nhuận đầu tư tư bản cao, thực dân Pháp đã có sự tính toán rất chi li, cụ thể trong cơ cấu đầu tư ở thuộc địa. Theo thứ tự quan trọng nhất, thu hút đầu tư lớn nhất là nông nghiệp – đồn điền cao su, thứ hai là khai thác mỏ rồi đến công nghiệp chế biến, sau đó mới đến các ngành kinh tế khác. Riêng ba ngành kinh tế trên chiếm tới 75% nguồn vốn từ chính quốc đưa sang. Vì theo tính toán của tư bản tài chính Pháp thì đây là những ngành kinh tế có khả năng thu lợi nhuận cao nhất và vơ vét được nhiều tài nguyên, nhân công nhất. Việc tính toán trong cơ cấu đầu tư và sự dè dặt trong đầu tư ở thuộc địa nó cũng phần nào bộc lộ tính chất ăn bám và thối nát của chủ nghĩa đế quốc Pháp; đặc biệt nó thể hiện rõ nét đặc trưng cho vay nặng lãi của chúng.

Một phần của tài liệu (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)