Quan niệm của chủ nghĩa Mác Lênin

Một phần của tài liệu (Trang 30 - 32)

8. Cấu trúc của đề tài

2.1.2.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác Lênin

Theo quan niệm của C.Mác, “chế độ cho vay nặng lãi mọc lên từ những quan hệ giai cấp mà hàng hóa và tiền tệ ra đời trong đó” [35;326]. Ngay từ thời kì cổ đại chế độ cho vay nặng lãi đã ra đời và qua từng phương thức sản xuất nó đã có những tác động nhất định của nó.

Trong buổi đầu chủ nghĩa tư bản, cho vay nặng lãi là một trong những nguồn tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Theo C.Mác, kẻ sáng tạo ra tín dụng hiện đại là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhưng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa lại sáng tạo ra tín dụng hiện đại trên cơ sở những yếu tố mà chế độ

cho vay nặng lãi đã chuẩn bị sẵn. Hay nói cách khác “chế độ cho vay nặng lãi thúc đẩy mạnh mẽ việc tích lũy của cải dưới hình thái tiền tệ và định ra kỹ thuật cho vay tuy rằng còn rất thô sơ” [35;497]. Do đó, thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản, chế độ cho vay nặng lãi bắt đầu được cải tạo thành hệ thống tín dụng hiện đại. Và trên thực tế, hệ thống tín dụng hiện đại của chủ nghĩa tư bản thực chất là sự cải tạo chế độ cho vay nặng lãi để nó phục tùng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mà thôi. Trên cơ sở đó, hệ thống ngân hàng đã dần dần ra đời.

Đó là mặt tích cực của chế độ cho vay nặng lãi mà C.Mác đã chỉ ra. Nhưng mặt trái của chế độ cho vay nặng lãi thực chất là sự ăn bám thối nát của chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn phát triển tột cùng của chủ nghĩa tư bản. Vì chủ nghĩa đế quốc là một sự tích lũy rất lớn về tư bản tiền tệ trong một số ít nước… Do đó, có sự phát triển phi thường của tầng lớp những người thực lợi, nghĩa là những người sống bằng cách cho vay nặng lãi, hoàn toàn không tham gia vào một xí nghiệp nào cả mà như Lê-nin nói là những người “ăn không ngồi rồi”. Lê-nin đã nhấn mạnh rằng “chủ nghĩa đế quốc là một sự tích lũy rất lớn về tư bản tiền tệ trong một số ít nước. Số tư bản đó như ta đã thấy, lên tới 100 – 150 triệu Fr chứng khoán. Do đó, có sự phát triển phi thường của cái giai cấp hay nói cho đúng h ơn, của cái tầng lớp những người thực lợi; nghĩa là những người sống bằng lối “cắt phiếu”, những người hoàn toàn không tham gia một xí nghiệp nào cả, những người chuyên nghề “ăn không ngồi rồi”” [20; 133].

Việc cho vay nặng lãi, một trong những cơ sở kinh tế căn bản nhất của chủ nghĩa đế quốc càng làm cho tầng lớp những người thực lợi càng thêm biệt lập hẳn với sản xuất, làm cho khắp cả một nước sống nhờ vào sự bóc lột lao động của một vài nước và của những thuộc địa ở hải ngoại đâu đâu cũng mang dấu vết của thói ăn bám.

Như vậy, theo Lê-nin, chế độ cho vay nặng lãi thể hiện thực chất tính ăn bám của chủ nghĩa đế quốc. “Số thu nhập của những người thực lợi gấp 5 lần số thu nhập do ngoại thương mang lại trong một số nước thương nghiệp phát triển nhất thế giới. Đó là thực chất của chủ nghĩa đế quốc và của tính ăn bám của nó”

[20;134]. Do đó, danh từ nước cho vay nặng lãi trở nên thông dụng trong các sách báo kinh tế bàn về chủ nghĩa đế quốc. Từ đó, thế giới bị chia thành một số ít những nước cho vay nặng lãi và một số rất lớn những nước đi vay nợ.

Tóm lại, theo các nhà Mác-xít Lênin-nít thì chế độ cho vay nặng lãi tuy có ý nghĩa nhất định nhưng nó là bản chất ăn bám thối nát của chủ nghĩa đế quốc. Ngay từ khi ra đời trong thời kì cổ đại thì nó cũng bộc lộ những mặt hạn chế nhất định của nó. Đặc biệt đến thời kì đế quốc chủ nghĩa thì chế độ cho vay nặng lãi bộc lộ mặt trái của nó nhiều hơn. Đó là một xu thế tất yếu của chủ nghĩa đế quốc và nó đã đè nặng lên những nước đi vay nặng lãi và những người đi vay nặng lãi. Bởi đi kèm theo nó là những điều kiện nặng nề hoặc những nguồn lãi khổng lồ buộc con nợ bị phá sản. Và chế độ cho vay nặng lãi đã ảnh hưởng rất lớn đối với cả nước cho vay và con nợ của nó trên tất cả mọi mặt.

Một phần của tài liệu (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)