Đối với các nước tư bản có nền kinh tế lạc hậu

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 39)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2.2.1. Đối với các nước tư bản có nền kinh tế lạc hậu

Xuất khẩu tư bản của tư bản Pháp phân bố trên địa bàn rộng, không những bao gồm các nước có nền kinh tế phát triển cao mà còn xuất khẩu sang các nước tư bản có nền kinh tế lạc hậu, đặc biệt là nước Nga và xuất khẩu sang hệ thống thuộc địa của nó.

Đối với các nước tư bản có nền kinh tế lạc hậu, tư bản Pháp cũng xuất khẩu vốn đầu tư vào nhằm mục đích thu được lãi suất cao. Do đó, số tư bản Pháp xuất khẩu sang các nước tư bản ở châu Âu cũng chiếm tỉ lệ lớn trong phân bố tài sản đã đầu tư ở nước ngoài của Pháp. Trong giai đoạn 1816 – 1851 xuất khẩu tư bản Pháp sang các nước tư bản ở châu Âu chiếm 96% tổng số tư bản xuất khẩu của Pháp. Giai đoạn 1852 – 1881 chiếm 68% và năm 1914 chiếm 58%. Như vậy, từ năm 1816 đến 1914, việc xuất khẩu tư bản của nước Pháp sang các nước châu Âu có nền kinh tế lạc hậu chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số vốn xuất khẩu của Pháp.

“Cũng thời kì đó, xuất khẩu của Pháp ngày càng hướng sang các nước châu Âu xung quanh (1/3 xuất khẩu năm 1827 – 1836, hơn một nửa xuất khẩu năm 1889)… Còn về đầu tư bên ngoài của Pháp, thì vào giữa thế kỉ XIX, hầu như chỉ được thực hiện ở châu Âu: châu Âu Địa Trung Hải (Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha) chiếm 60%; châu Âu Tây Bắc (Bỉ, Lucxembourg, Hà Lan, Anh…) chiếm 24%; Trung Âu

(Đức, Thụy Sỹ, Áo, Hunggari) 12%; phần còn lại 4% được thực hiện ở châu Mĩ”

[4;175].

Như vậy, ở nửa sau thế kỉ XIX, những tư bản xuất khẩu của nước Pháp hầu hết xuất khẩu sang các nước tư bản châu Âu như: Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Lucxembourg, Hà Lan, Anh, Đức, Thụy Sỹ, Áo, Hunggari… Và càng về sau thì số tư bản xuất khẩu chuyển hướng mạnh mẽ sang Đông Âu, đặc biệt là sang nước Nga. “Những tài sản có của Pháp chủ yếu nằm lại ở châu Âu (gần 3/5), với một sự chuyển hướng mạnh mẽ sang Đông Âu và đặc biệt là nước Nga. Những tài sản này vẫn chưa được đầu tư vào các nước thuộc địa” [4;240].

Mặc dù Pháp đã xuất khẩu sang hầu hết các nước tư bản ở châu Âu nhưng tập trung nhất vẫn là ở Đông Âu mà cụ thể là nước Nga. “Năm 1898, Pháp đã đầu tư 14 tỷ Fr vào nước Nga trong tổng số 40 tỷ Fr ở nước ngoài” [22;317]. Riêng trong năm 1898, Pháp đã đầu tư vào Nga 35% tổng số tư bản Pháp đầu tư ra bên ngoài. Đây là một con số cực kì lớn.

Đầu tư tư bản vào nước Nga không chỉ có nước Pháp mà còn có nhiều nước đế quốc khác cũng đầu tư vào Nga để tranh thủ nguồn lợi nhuận. Điều đó làm tăng quá trình cạnh tranh giữa các nước đế quốc làm cho nó thêm gay gắt. Tuy nhiên, trong cả quá trình dài thì tư bản Pháp vẫn giữ được tỉ lệ lớn nhất ở nước Nga. “Ở Nga, cuối năm 1899, có 146 công ty nước ngoài có tô nhượng với tổng số tín dụng tổng cộng là 765 triệu Rúp hoặc 2075 triệu Fr. Trong đó, Pháp 792, Đức 261, Bỉ 734, Anh 231” [22; 392], tức là đầu tư của Pháp đã chiếm 38 % trong tổng số tư bản nước ngoài có mặt tại Nga.

Không chỉ đầu tư tư bản vào kinh doanh dưới hình thức mở các công ty mà tư bản Pháp còn ban hành chứng khoán ở Nga để thu lại nguồn lợi nhuận kếch xù.

“Chứng khoán có giá của Pháp ở Nga năm đó (tức là năm 1899) là 95 – 100 tỷ Fr trong tổng số 440 tỷ Fr chứng khoán có giá của nước ngoài tại Nga” [22; 392]; tức là chiếm 23% số chứng khoán nước ngoài tại Nga.

Bên cạnh việc phát hành chứng khoán thu nguồn lợi nhuận kếch xù thì còn đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất và phân bố tư bản vào ngành đường sắt, các xí

nghiệp nhà nước, các ngân hàng thương mại… Đặc biệt, trong năm 1912, tổng số tư bản Pháp có mặt tại Nga tăng lên về số lượng và phân bố rộng trong các ngành cơ bản, có khả năng thu lợi nhuận cao. “Năm 1912, Pháp đầu tư vào các xí nghiệp của Nga ở nước Nga 367 triệu Rúp bằng gần 990 triệu Fr, trong đó: 115 triệu Rúp đầu tư vào ngành đường sắt; 96 triệu Rúp đầu tư vào các xí nghiệp Nhà nước; 70 triệu Rúp đầu tư vào các ngành thương mại” [22;398].

Như vậy, từ giữa thế kỉ XIX – đến đầu thế kỉ XX, số tư bản Pháp được đầu tư vào các nước tư bản ở châu Âu với tỉ lệ khá cao so với số tư bản đầu tư vào châu Âu của các nước đế quốc khác. Và dần dần chuyển hướng đầu tư vào Đông Âu, đặc biệt là nước Nga với số lượng lớn và phân bố hầu hết ở các ngành có khả năng thu lợi nhuận cao và nhanh.

Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là đầu tư vào nước Nga đã đem lại cho tư bản Pháp nguồn lợi nhuận kếch xù vì chúng sử dụng được nguồn nhân công và nguyên liệu rẻ mạt, có khi cướp không nguồn nguyên liệu nên “thông thường mức lãi đầu tư ra nước ngoài cao gấp hai, ba lần mức lãi đầu tư trong nước” [47; 144].

Đó là hình thức đầu tư trực tiếp, ngoài ra, đế quốc Pháp còn xuất khẩu tư bản dưới hình thức cho vay. Với hình thức này, đế quốc Pháp không những thu được nguồn lợi tức cao mà còn buộc được các chính phủ của các nước vay nợ dành cho mình nhiều đặc quyền, đặc lợi. Đế quốc Pháp buộc các nước đi vay nợ phải dùng tiền vay được để mua hàng của mình. Nhiều khi về danh nghĩa là cho vay tiền nhưng trên thực tế là tống hàng hóa ế thừa sang các nước đi vay để nước Pháp thu được lãi đơn, lãi kép. Chính điều đó đưa lại cho bọn tư bản Pháp nguồn lợi nhuận kếch xù. Và trong số những con nợ thì “Nga hoàng là con nợ chủ yếu của Pháp, năm 1900 vay 7 tỷ Fr” [16;105]. Từ chỗ là con nợ chủ yếu đã làm cho nước Nga phụ thuộc khá chặt chẽ vào nước Pháp. Vì “nước Pháp khi cho nước Nga vay, trong thương ước ngày 16 tháng Chín 1905, đã bắt ép nước Nga phải thỏa thuận chịu cho mình một số nhượng bộ nào đó cho đến năm 1917” [20; 87]. Không chỉ đối với nước Nga mà với các con nợ khác cũng phải chịu những điều kiện nặng nề

khi vay tiền của tư bản Pháp. Chẳng hạn như Nhật Bản “nước Pháp cũng làm y như thế trong dịp kí thương ước ngày 19 tháng Tám 1911 với Nhật Bản” [20;87].

Như vậy, nhờ xuất khẩu tư bản dưới cả hai hình thức đầu tư trực tiếp và cho vay nặng lãi, bọn tư bản tài chính Pháp đã bòn rút được những món lợi nhuận kếch xù từ các nước tư bản có nền kinh tế lạc hậu hơn nước Pháp, đặc biệt là nước Nga. Và xét về mặt xuất khẩu tư bản thì nước Pháp đứng hàng thứ hai thế giới sau Anh. Nhưng nếu xét về khía cạnh cho vay nặng lãi thì nước Pháp không có đối thủ - hay nói cách khác là đứng hàng đầu thế giới.

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)