Về kinh tế

Một phần của tài liệu (Trang 32 - 35)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2.1.Về kinh tế

Khi nhắc đến đặc trưng của một quốc gia nào đó chúng ta sẽ thấy ngay được biểu hiện của nó trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… nhưng tùy vào đặc trưng của quốc gia đó nó thuộc lĩnh vực nào thì nó bộc lộ rõ nét nhất trên lĩnh vực đó.

Đặc biệt, khi nhắc đến nước Pháp với đặc trưng cho vay nặng lãi của nó thì chúng ta sẽ thấy ngay những biểu hiện của nó về mặt kinh tế. Đó là sự tập trung cao độ của tư bản ngân hàng và việc xuất khẩu tư bản với khối lượng lớn và lợi nhuận cao.

Mặc dù lạc hậu hơn các nước khác về công nghiệp, nhưng nước Pháp vẫn đứng hàng đầu thế giới về tập trung tư bản. ¾ nguồn tài chính trong nước tập trung trong tay ba ngân hàng lớn là “Crê-đi Li-on-ne”, “Công-toa-rơ na-xi-ô-nan”, “Xô-xi-ê-tê giê-nê-ran” [22;149]. Nhưng số vốn đó không được dùng vào việc phát triển công nghiệp và nông nghiệp trong nước mà phần lớn được xuất ra nước ngoài để cho vay nặng lãi. Từ năm 1869 đến năm 1890, số tư bản xuất cảng tăng

từ 10 tỷ lên tới 20 tỷ Fr. Cụ thể, “năm 1869 tư bản Pháp ở nước ngoài là 10 tỷ, năm 1880 là 15 tỷ, năm 1890 là 20 tỷ” [22;320]. Và số tư bản Pháp đầu tư ở nước ngoài năm 1902 là 60 tỷ Fr. Xét về mặt xuất khẩu tư bản nước Pháp đứng hàng thứ hai thế giới sau nước Anh.

Không chỉ ở việc xuất khẩu tư bản mà tính chất cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp còn biểu hiện rõ nét ở việc phát hành trái phiếu. Việc phát hành chứng khoán của nước Pháp cũng chủ yếu được thực hiện ở nước ngoài chiếm tới 75%, chỉ còn lại 25% chứng khoán được phát hành tại chính quốc. “Ở Pháp, từ năm 1889 đến năm 1908, người ta đã phát hành chứng khoán có giá là 24 tỷ Fr, 18 tỷ ở nước ngoài, 6 tỷ (chiếm 25%) ở nước Pháp…” [22;398].

Điểm nổi bật đối với nước Pháp là sự tập trung tư bản ngân hàng. Từ năm 1870, ba ngân hàng lớn Crê-đi-li-on-ne, Công-toa-rơ na-xi-ô-nan và Xô-xi-ê-tê giê-nê-ran phát triển hệ thống chi nhánh ở Pari và các tỉnh khắp cả nước. Ba ngân hàng mà nắm trong tay hầu hết hệ thống tài chính của nước Pháp với hệ thống chi nhánh rộng khắp. “Trong tác phẩm sự phát triển của những ngân hàng lớn của Pháp Munxtơtai Vextiphali, số lượng chi nhánh và quỹ nhận gửi của 3 ngân hàng lớn của Pháp như sau:

Năm Chi nhánh ở nước ngoài Tỉnh Pari Tổng 1870 62 1880 12 119 67 198 1890 14 194 66 284 1900 35 467 120 622 1906 44 660 179 883 [22; 151]

Qua bảng số liệu trên ta thấy chi nhánh của ba ngân hàng lớn của Pháp rộng khắp. Nó không chỉ thâu tóm toàn bộ mạch máu tài chính của nước Pháp mà còn vươn ra cả nước ngoài. Đến năm 1906, riêng ba ngân hàng này đã có 883 chi

nhánh, trong đó có 179 chi nhánh ở thủ đô Pari, 660 chi nhánh ở các tỉnh khác trong nước và 44 chi nhánh ở nước ngoài.

Như vậy, sự tập trung tư bản ngân hàng ngày càng lớn. Từ năm 1870 thì ba ngân hàng trên đã chi phối hầu hết hệ thống ngân hàng của cả nước Pháp. Và đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất, 2/3 tư bản ở trong tay 5 nhà băng lớn là“Crê-đi Li-on-ne”, “Công-toa-rơ na-xi-ô-nan”, “Xô-xi-ê-tê giê-nê-ran” + “Crê-đi-anh- đuy-xtơ-ri-en” + “Ban-cơ l,uy-ni-ông Pa-ri-đi-ên” [22;153]. Phần lớn tư bản này được đưa ra nước ngoài, chỉ còn phần nhỏ được để lại trong nước. “Năm 1908, 38 tỷ Fr xuất cảng trong khi chỉ có 9 tỷ đầu tư vào công nghiệp trong nước. Năm 1914 số vốn xuất cảng lên 50 – 60 tỷ … tổng số lãi do vốn xuất cảng năm 1913 lên tới 2300 triệu Fr” [16;107].

Đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp thể hiện rõ nét trên lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt ở sự tập trung tư bản ngân hàng và xuất khẩu tư bản. Điều đó cũng được thể hiện ở bảng phân bố tài sản có ở nước ngoài của Pháp (tính theo đơn vị %) như sau:

Năm Khu vực

1816-1851 1852-1881 1914

Châu Âu – Địa Trung Hải 62 36 14

Trung Âu 12 19 8 Đông Âu - 9 28 Bắc Âu 22 4 8 Tổng châu Âu 96 68 58 Cận Đông - 23 11 Các thuộc địa - 4 9 Châu Mĩ 4 5 16

Phần còn lại của thế giới - - 6

Tổng 100 100 100

[4; 240]

Qua bảng số liệu này ta thấy tư bản ở nước ngoài của nước Pháp luôn chiếm tỉ lệ cao so với tổng số tư bản vốn có của nước Pháp và tập trung phần lớn ở châu Âu. Giai đoạn 1816-1851, châu Âu chiếm 96% tổng số tư bản Pháp có ở nước ngoài nhưng càng về sau thì số tư bản đó được phân bố ra các khu vực khác. Đến 1914, châu Âu chỉ còn chiếm 58%, còn lại 42% tư bản xuất khẩu sang Cận Đông, châu Mĩ và các thuộc địa...

Chính những biểu hiện về mặt kinh tế đã kể trên của nền kinh tế Pháp mà khi nhận xét đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp, Lê-nin đã nêu lên “Khác với chủ nghĩa đế quốc thực dân Anh, chủ nghĩa đế quốc Pháp có thể gọi là chủ nghĩa đế quốc chuyên cho vay nặng lãi” [22; 247].

Chủ nghĩa đế quốc chuyên cho vay nặng lãi Pháp vốn là kết quả của những điều kiện phát triển lịch sử của chủ nghĩa tư bản Pháp lại trở thành yếu tố kìm hãm sức sản xuất của nước Pháp. Nó duy trì tình trạng nửa công nghiệp, tiếp sức cho sự tồn tại của sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ khiến cho nước Pháp rơi vào tình trạng lạc hậu. Nó làm tăng tính chất ăn bám và thối nát của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Bọn trùm các ngân hàng và bọn tài phiệt họp thành một tầng lớp có đặc quyền lũng đoạn bộ máy Nhà nước làm cho nền chính trị ngày càng phản động.

Một phần của tài liệu (Trang 32 - 35)