Đối với các nước thuộc địa

Một phần của tài liệu (Trang 60 - 89)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3.2. Đối với các nước thuộc địa

2.3.2.1. Về kinh tế

Sự đô hộ của thực dân Pháp cùng với chính sách cho vay nặng lãi của nó đã tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của các nước thuộc địa. Sự tác động đó có tính chất hai mặt trên tất cả mọi lĩnh vực. Mặc dầu sự đầu tư và cho vay đều nhằm mục đích cao nhất là lợi nhuận kinh tế nhưng nó cũng đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của các nước thuộc địa. Chẳng hạn như ở Việt Nam chúng ta “dưới sự đô hộ của người Pháp, xã hội Việt Nam đã có sắc thái mới mẽ, sự diễn biến về kinh tế đã xáo trộn cơ cấu truyền thống cho phép giới trung lưu đạt vai trò quan trọng hơn trong tổ chức xã hội. Sự diễn biến chính trị cũng đưa tới nhiều sự đổi thay…” [1; 206].

Trước hết, chúng ta cần thấy được hệ quả của đặc trưng cho vay nặng lãi trên lĩnh vực kinh tế. “Nó làm thay đổi cơ cấu kinh tế của các nước thuộc địa, nó cho phép ghép vào tổ chức kinh tế truyền thống những hình thức khai thác tài nguyên thiên nhiên mới có tính cách tư bản” [1;158]. Sự xuất hiện của các yếu tố kinh tế mới tư bản chủ nghĩa cùng với sự tồn tại phương thức sản xuất cũ phong kiến đã

tạo nên ở các nước thuộc địa của Pháp một nền kinh tế hỗn dung. Tuy nhiên, trên mỗi lĩnh vực, chúng ta đều thấy được hệ quả của đặc trưng cho vay nặng lãi để lại cho nền kinh tế thuộc địa.

Đặc trưng lớn nhất trong đầu tư tư bản của Pháp là đảm bảo siêu lợi nhuận nên đế quốc Pháp đã có sự tính toán kĩ lưỡng khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực nào của nền kinh tế thuộc địa. Những lĩnh vực có khả năng thu lại lợi nhuận cao thì được thực dân Pháp tập trung đầu tư vào khai thác (xem phụ lục VI), còn những lĩnh vực nào ít lợi nhuận thì bị tư bản tài chính Pháp bỏ rơi, do đó tạo nên một nền kinh tế khập khiểng, bất ổn.

Cùng với đặc trưng cho vay nặng lãi thể hiện qua hình thức xuất khẩu tư bản bằng cách đầu tư trực tiếp và cho vay lãi, tư bản tài chính Pháp đã làm xuất hiện ở nền kinh tế thuộc địa yếu tố kinh tế mới – kinh tế tư bản chủ nghĩa. “Tư nhân xuất vốn để kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp, kỹ nghệ, ngoại thương và do đó tạo nên những hoạt động kinh tế mới” [1;158].

Trong nông nghiệp, đó là khu vực mà vốn của tư nhân Pháp được đầu tư trước hết. Đặc biệt là việc cướp đất lập thành các đồn điền cao su, đây là lĩnh vực sinh lời nhanh và trong các đồn điền này, việc kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa.

Ngay từ khi bước chân sang khai thác thuộc địa, các nhà tư bản Pháp đã chú ý đến ngành khai thác mỏ “ngay từ đầu, các nhà kinh doanh Pháp đã chú ý đến các loại mỏ…” [1;169]. Nhiều công ty được thành lập để khai thác các loại mỏ trên lãnh thổ các nước thuộc địa.

Kỹ nghệ chế biến cũng đã xuất hiện vào đầu thế kỉ XX với sự thiết lập của những công ty xi măng, các xưởng may, nhà máy điện và “với sự phát triển của các hoạt động mậu dịch, nhiều hãng buôn cũng bành trướng…” [1;171].

Tuy nhiên, “ảnh hưởng của tư bản Pháp chỉ giới hạn trong lĩnh vực của vài sản phẩm đặc biệt như than đá, thiếc, kẽm, cao su, thiếc và của vài kĩ nghệ được lợi về độc quyền như kĩ nghệ nấu rượu, kĩ nghệ dệt và kĩ nghệ xây cất” [1;171]…

Trong công nghiệp thì tư bản Pháp chủ yếu đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến để dễ sinh lời nhanh… Do đó tạo ra sự khập khiểng, không vững chắc của nền kinh tế. Công nghiệp nặng không được chú ý nên nền kinh tế của các nước thuộc địa bị phụ thuộc vào nền kinh tế nước Pháp.

Như vậy, số vốn mà các công ty tư bản Pháp đưa vào các nước thuộc địa của nó chủ yếu được sử dụng cho những hoạt động kinh tế mới mẻ “chúng đặt nhiều nhất vào việc khai thác các đồn điền, hầm mỏ. Nhưng chúng lại càng làm cho sự mất thăng bằng kinh tế giữa lĩnh vực tư bản và lĩnh vực truyền thống mạnh thêm”

[1;179].

Bên cạnh sự xuất hiện của lĩnh vực kinh tế mới như khai mỏ, đồn điền, công nghiệp nhẹ… thì yếu tố kinh tế truyền thống vẫn tiếp tục tồn tại “lĩnh vực kinh tế truyền thống vẫn giữ được một địa vị quan trọng và vẫn tiếp tục hoạt động như xưa, gần như hoàn toàn biệt lập với lĩnh vực tư bản tân thời” [1;179]. Vẫn đảm bảo cho dân chúng phần lớn số nông phẩm sản xuất, đặc biệt là số thực phẩm dành cho thị trường quốc nội. Tuy nhiên, dưới tác động của chế độ cho vay nặng lãi Pháp đã làm cho tình cảnh nông dân ngày càng rơi vào vòng luẩn quẩn “áp lực nhân khẩu cùng với tình trạng mắc nợ kinh niên của nông dân (nông dân phải vay nợ nặng lãi để sống những năm mất mùa, để trả thuế, để giải quyết những bó buộc xã hội như cưới gả, tế lễ…) khiến cho địa sản ngày càng bị chia vụn” [1;180-181]. Việc tập trung đất đai trong tay một số người có tiền cho vay không phải là điều lợi về mặt kinh tế vì những người này là những nhà lý tài không thông thạo về những vấn đề canh nông làm cho nông nghiệp truyền thống lại bị sa sút.

Tại các quốc gia thuộc địa, ngành thủ công nghiệp truyền thống lại thiệt hại bởi cạnh tranh của các chế phẩm kĩ nghệ nhập cảng, bởi sự cạnh tranh của các sản phẩm chế tạo ngay tại chỗ bởi các xưởng máy tân thời và bởi các biện pháp hành chính của nhà chức trách thuộc địa. Làm cho “hoạt động tiểu công nghệ truyền thống không những đình trệ mà trong vài lĩnh vực còn suy đồi” [1;182]. Ngay trong lĩnh vực kinh tế tư bản, để đảm bảo lợi nhuận cao thì đế quốc Pháp còn kết

hợp hình thức bóc lột theo kiểu phong kiến để tận dụng tài nguyên sức lao động của nhân dân thuộc địa.

Với đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp đã làm cho cơ cấu của nền kinh tế mà Pháp lập nên ở các thuộc địa là cơ cấu tư bản: các hoạt động kỹ nghệ thương mại được điều khiển bởi những công ty đặt trụ sở ở những đô thị lớn. “Các loại mỏ đều được khai thác bởi các công ty tư bản Pháp… Sự phân phối điện nước cho các thành thị là độc quyền của những công ty giàu mạnh… Rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực kĩ nghệ chế biến…” [1;190-191]. Trong lĩnh vực nông nghiệp cũng không tránh khỏi sự tập trung tư bản, các hoạt động tài chính chịu sự chi phối của chính quốc… Ngay cả nền ngoại thương cũng có tính cách thuộc địa, trong đó “các sản phẩm xuất cảng chủ yếu là những nguyên liệu, những sản phẩm nhập cảng là những chế phẩm của kĩ nghệ mẫu quốc” [1;196].

Bọn tư bản tài chính Pháp có đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng nhưng chủ yếu để phục vụ công cuộc bóc lột, và đáp ứng các nhu cầu của nền ngoại thương cho bọn tư bản tài chính Pháp độc quyền chứ không phải để đáp ứng các nhu cầu riêng của thuộc địa.

Như vậy, bọn tư bản chuyên cho vay nặng lãi Pháp chưa bao giờ quan tâm đến định hướng cho hoạt động kinh tế của thuộc địa mà giao phó sự khai thác kinh tế cho sáng kiến tư nhân và cho sự tự do kinh doanh mà không bao giờ kiểm soát các sự đầu tư. Do đó, để đảm bảo nguồn lợi nhuận kếch xù nhất thì bọn tư bản tài chính Pháp chỉ đầu tư vào những ngành có khả năng sinh lời nhanh nhất. Điều đó có tác dụng thúc đẩy sự hình thành và phát triển yếu tố kinh tế mới – kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở các nước thuộc địa nhưng cũng làm suy thoái nền kinh tế truyền thống của các nước thuộc địa. Từ đó đã tạo ra một nền kinh tế hỗn dung nhưng bấp bênh, mất thăng bằng giữa các lĩnh vực kinh tế. Đó chính là những hệ quả mà đặc trưng cho vay nặng lãi Pháp đã để lại cho nền kinh tế của các nước thuộc địa của nó.

2.3.2.2. Về chính trị

Để đảm bảo cho việc đầu tư khai thác được thuận lợi và thu được lợi nhuận cao, ngay sau khi xâm chiếm được các nước thuộc địa thì thực dân Pháp đã thiết lập ngay một guồng máy cai trị khắp mọi miền bảo hộ ở cả Đông Dương, châu Phi và những thuộc địa khác của Pháp “guồng máy cai trị mà mẫu quốc tổ chức tại Việt Nam … được quyết định bởi những chính sách chung vạch ra để đáp ứng quyền lợi của người Pháp trong mọi miền bảo hộ” [1;115].

Và để dễ bề cai trị và bóc lột, thì thực dân Pháp đã thực hiện chính sách chia để trị. Ở mỗi xứ thuộc địa đều bị thực dân Pháp chia ra thành những đơn vị khác nhau để áp dụng những chế độ chính trị khác nhau với mục đích gây mâu thuẫn giữa các vùng trong mỗi thuộc địa để họ không thể đoàn kết lại giải phóng dân tộc được. Ví như ở Đông Dương, thực dân Pháp chia ra thành 5 xứ: Bắc Kì là xứ bảo hộ, Trung Kì là xứ tự trị, Nam Kì là xứ thuộc địa, Ai Lao và Cao Miên là xứ bảo hộ. Với chính sách này, làm cho nền chính trị của các thuộc địa trở nên phức tạp hơn.

Các nước thuộc địa không còn giữ được độc lập tự chủ về chính trị nữa mà hoàn toàn phụ thuộc vào thực dân Pháp. “Việc cai trị khối Đông Pháp hoàn toàn nằm trong tay tổ chức hành chánh. Mọi chức vụ đều được giao cho các vị công chức, ít khi một chính trị gia được cử giữ chức Toàn quyền” [1;127].

Với nguồn lợi nhuận kếch xù thu được từ hoạt động cho vay nặng lãi, bọn tư bản tài chính Pháp không những thiết lập ở các xứ thuộc địa một chế độ bảo hộ do một viên Toàn quyền người Pháp đứng đầu cùng với các thống sứ, khâm sứ, thống đốc… cai trị mà chúng còn thiết lập nên một bộ máy tay sai gồm những người bản xứ để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột của chúng. “Năm 1928, một đại hội đồng kinh tế và tài chính Đông Dương để đại diện cho dân chúng Đông Dương bên cạnh toàn quyền. Hội đồng gồm 51 Hội viên: 28 hội viên bầu bởi các công dân Pháp, 23 hội viên bầu bởi dân bản xứ [1;133].

Bên cạnh việc thiết lập bộ máy cai trị mới thì thực dân Pháp còn duy trì ở thuộc địa chế độ cai trị cũ để làm tay sai. Tuy nhiên, sự tồn tại của chế độ chính trị cũ chỉ là bù nhìn và có rất ít quyền lực.

Với sức mạnh của đồng tiền, của nguồn lợi lớn thu được từ chế độ cho vay nặng lãi, bọn tư bản tài chính Pháp đã lũng đoạn, “xoay” cả nền chính trị của chính quốc Pháp huống chi là nền chính trị của các nước thuộc địa, phụ thuộc càng bị chúng xoay chuyển, lũng đoạn một cách dễ dàng theo ý đồ của chúng. Khiến cho các hoạt động chính trị của các nước thuộc địa lại phụ thuộc chặt chẽ vào chính quốc Pháp.

Như vậy, dưới tác động của cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp đã làm thay đổi nền chính trị của các nước thuộc địa. Từ những nước phong kiến độc lập bị biến thành thuộc địa, hoặc phụ thuộc chặt chẽ vào thực dân Pháp. Và dưới ảnh hưởng của chế độ cho vay nặng lãi bộ máy nhà nước ở các thuộc địa cũng trở nên mục ruỗng, thối nát, chỉ biết chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến đời sống của quần chúng nhân dân.

2.2.2.3. Về xã hội

Bên cạnh những tác động về kinh tế, chính trị thì đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp còn tác động sâu sắc đến tình hình xã hội của các nước thuộc địa. Nó làm cho cơ cấu xã hội có sự chuyển biến mạnh mẽ, giai cấp cũ trong xã hội phong kiến thì phân hóa sâu sắc và cùng với thành phần kinh tế mới hình thành thì nó làm cho giai cấp mới xuất hiện trong cơ cấu xã hội của các nước thuộc địa. “Các hậu quả xã hội của sự đổi thay kinh tế đã phá hủy xã hội truyền thống một cách hữu hiệu… Sự diễn biến này vừa là một sự thoái bộ vừa là một sự tiến triển xã hội. Đặc điểm thoái bộ của nó là sự phát sinh của một giai cấp địa chủ bán phong kiến một bên và một giai cấp đông đảo tá điền và thợ cày v ô sản một bên khác. Đặc điểm tiến triển là sự phát triển trên một quy mô nhỏ hẹp và theo những hình thức phù hợp với sự đô hộ của người ngoại bang, của những loại giai cấp xã hội mà thương nghiệp và kĩ nghệ đã tạo nên ở phương Tây” [1; 206].

Một trong những hậu quả của đặc trưng cho vay nặng lãi của người Pháp ở thuộc địa là sự xuất hiện của những giai cấp xã hội mới, một giai cấp thượng lưu tư bản mà phần lớn là người Pháp nằm ngoài xã hội thuộc địa: một giai cấp trung lưu tư bản không đông đảo cho lắm, căn cứ một phần trên địa sản và một phần trên những nhiệm vụ kinh tế mới hay xã hội mới, một giai cấp tri thức và giai cấp gồm các thợ mỏ, phu đồn điền, các phu thợ được dùng trong công tác chính phủ, và công nhân kĩ nghệ… Hay nói cách khác, sự xuất hiện của giai cấp mới làm biến đổi cơ cấu xã hội của các nước thuộc địa. Cùng với chuyển biến của nền kinh tế, sự xuất hiện của thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa đã kéo theo sự ra đời của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản (công nhân hầm mỏ, đồn điền…). Đồng thời, sự biến đổi của guồng máy chính trị và hành chính, sự xuất hiện của giáo dục phương Tây… đã làm phát sinh tầng lớp mới tri thức Tây học. Mỗi giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện đều đảm nhiệm một vị trí, vai trò xã hội khác nhau.

Bên cạnh đó, dưới tác động của cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp, các giai cấp cũ cũng phân hóa sâu sắc.

Giai cấp địa chủ phong kiến: một bộ phận dựa vào nguồn tư bản của đế quốc Pháp, gắn chặt với nguồn lợi nhuận đó và gắn bó quyền lợi với đế quốc Pháp, làm tay sai cho chúng; một bộ phận khác thì chịu sự chèn ép của bọn tư bản cho vay Pháp nên mâu thuẫn với chúng. Một bộ phận khác bắt nhịp kịp với phương thức mới của tư bản Pháp cũng bỏ vốn ra kinh doanh và cho vay nặng lãi theo phương thức của tư bản Pháp và trở thành giai cấp tư sản dân tộc.

Giai cấp nông dân cũng có sự phân hóa sâu sắc. Để đảm bảo cho nguồn lợi nhuận, tư bản Pháp đã đầu tư vào nông nghiệp thì chúng tước đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền cao su, làm cho nông dân mất đất. Thêm vào đó, sự đầu tư mất cân đối vào nền kinh tế làm cho đời sống nhân dân khó khăn, không đủ sức chi phí cho đời sống, đặc biệt là không đủ tiền nạp các khoản thuế cao nên họ phải đi vay nặng lãi của bọn tư bản Pháp và bọn địa chủ “hầu hết các tiểu nông phải đi vay nợ nhưng với điều kiện hết sức nặng nề: các phân lãi rất cao, trung bình vào khoảng 30% - 40% (đấy là không kể lối cho vay trả góp mà phân lãi có thể lên

đến trên 200% mỗi năm) làm nông dân không trả nỗi tiền vay và không thể nào thoát khỏi tình trạng mắc nợ” [1,123].

Tình trạng nợ nần chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con càng khiến cho nông dân lún sâu hơn vào vòng luẩn quẩn, cuối cùng bị bần cùng hóa, phải bán đất và trở thành

Một phần của tài liệu (Trang 60 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)