Về chính trị

Một phần của tài liệu (Trang 56 - 58)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3.1.2. Về chính trị

Cùng với những hệ quả về kinh tế, đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp cũng kéo theo những hệ quả vô cùng lớn về mặt chính trị.

Đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp đã tạo ra bọn trùm các ngân hàng, bọn tài phiệt, chúng đã liên kết với nhau tạo thành tầng lớp có đặc quyền chi phối, lũng đoạn bộ máy Nhà nước làm cho nền chính trị nước Pháp ngày càng phản động. “Bọn trùm các ngân hàng, bọn tài phiệt họp thành một tầng lớp có đặc quyền, lũng đoạn bộ máy Nhà nước làm cho nền chính trị ngày càng phản động”

[16;107].

Sau cuộc tổng tuyển cử của năm 1876 đã đưa những người cộng hòa vào chiếm đại đa số trong hạ nghị viện và từ năm 1879, những người cộng hòa này

luôn luôn nắm quyền tổng thổng nước Pháp. Nhưng những người cộng hòa ngay sau khi lên cầm quyền đã quên lời hứa hẹn dân chủ trước đây. Trái lại, chúng lợi dụng nguồn tư bản khổng lồ không tốn mồ hôi, nước mắt của nó để chi phối hầu hết hoạt động chính trị của nước Pháp. Chúng nắm giữ trong tay nguồn tài chính, các thuộc địa, các phương tiện truyền thông và hệ thống giao thông… Do đó, chúng khống chế mọi hoạt động của nghị viện, chính phủ, báo chí và nắm quyền quyết định đối với mọi vấn đề của Nhà nước. Chúng làm cho nền chính trị trong nước ngày càng phản động và thối nát. “Quyền lực vô hạn của bọn tư bản tài chính trong nền kinh tế tạo cho nó một ảnh hưởng rất lớn đối với sinh hoạt chính trị… chúng làm cho nền chính trị trong nước ngày càng phản động và thối nát”

[16;109-110].

Bọn tư bản tài chính Pháp còn dùng những nguồn lợi nhuận kếch xù thu được từ lợi nhuận cho vay nặng lãi của chúng để mua bán các chức tước trong chính phủ, nghị viện, các huân chương… làm cho tình hình chính trị nước Pháp cuối XIX – đầu XX trở nên rối loạn. “Năm 1887, vụ mua bán huân chương do một nghị viên là con rể của Tổng thống Grê-vy tiến hành bị vỡ lỡ. Nhiều quan chức cấp cao dính líu đến vụ mua bán này. Nó chứng tỏ sự thối nát trong chính quyền Cộng hòa và cuối cùng Grê-vy phải thôi chức Tổng thống” [16;110].

Không những thế, tầng lớp sống ăn bám bằng nghề cho vay nặng lãi này còn dùng tiền để “chống lưng” cho các nhân vật của mình vào tranh cử Tổng thống nhằm thao túng bộ máy chính quyền Nhà nước. Sau vụ mua bán huân chương, Tổng thống Grê-vy phải từ chức. Bọn bảo hoàng đã cung cấp tiền cho Bu-răng-giê (một nhân vật tầm thường không có tài cán gì, mưu mô xảo quyệt) lên tranh cử Tổng thống để trù tính một cuộc đảo chính.

Những thủ đoạn “ăn bẩn” của bọn tài chính Pháp còn vô số. Chúng dùng đồng tiền để “xoay” nền chính trị nước Pháp theo ý đồ của chúng làm cho nền chính trị Pháp ngày càng nặng nề, càng phơi trần tính chất thối nát và phản động của nó. Đặc biệt là qua vụ việc công ty Pa-na-ma vào năm 1892. Đây là thủ đoạn dơ bẩn của bọn tài chính Pháp đã làm cho hầu hết các nhân vật có tiếng tăm trong

nền Cộng hòa đều mất uy tín và nhiều người phải rời khỏi vũ đài chính trị. “Năm 1892, tính chất thối nát và phản động của chế độ chính trị Pháp lại được phơi trần qua “tấn tuồng” bẩn thỉu ở Panama” [16;110-111].

Mặt khác, xuất khẩu tư bản còn đẩy mạnh hoạt động ngoại giao của đế quốc Pháp. Điều này thể hiện rõ trong chiến lược ngoại giao của Pháp đối với Nga hoàng vào năm 1893, khi quan hệ Nga – Đức căng thẳng và Đức cắt đầu tư vào Nga thì Pháp đã chớp lấy cơ hội cho Nga vay nợ, lôi kéo Nga kí kết Hiệp ước đồng minh với Pháp 1892 – 1893. Ngoài ra, với đặc trưng cho vay nặng lãi của Pháp nó còn giúp cho nước Pháp có điều kiện đặt quan hệ ngoại giao với các nước khác có nền kinh tế lạc hậu hơn mà chủ yếu là làm cho các nước đó lệ thuộc vào Pháp.

Như vậy, đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã chi phối cực kì lớn đến nền chính trị của nước Pháp. Nó đã tạo nên bọn trùm tài chính, ngân hàng và bọn tài phiệt họp thành một tầng lớp có đặc quyền chi phối, lũng đoạn bộ máy Nhà nước làm cho nền chính trị nước Pháp ngày càng phản động, thối nát. Dưới sức mạnh của đồng tiền đã “xoay” nền chính trị nước Pháp làm cho nó càng trở nên rối loạn, dựng nên sụp xuống nhiều lần. Tuy nhiên, đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại giao của các chính phủ Pháp.

Một phần của tài liệu (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)