Chính sách đối với các nước thuộc địa

Một phần của tài liệu (Trang 45)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2.3. Chính sách đối với các nước thuộc địa

2.2.3.1. Sự vơ vét, bóc lột thuộc địa

Xuất khẩu tư bản là một bộ phận trong toàn bộ chính sách xâm lược và nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng. Thông

qua nguồn tư bản đầu tư vào các nước thuộc địa, thực dân Pháp vơ vét, bóc lột thuộc địa về cả sức người và sức của để phục vụ cho chính quốc với khẩu hiệu

“các thuộc địa phải tuyệt đối dành riêng cho thị trường của Pháp” [11;22].

Đầu thế kỉ XX, nước Pháp hình thành các tổ chức lũng đoạn. Đặc biệt là ngành luyện kim và khai mỏ tập trung trong tay hai công ty lớn. Nhất là công ty Snây-đơ Crơ-dô không những lũng đoạn nhiều nghành ở nhiều vùng trong nước mà còn tham gia các công ty bóc lột thuộc địa. Những công ty lũng đoạn tương tự như vậy cũng hình thành ở các nước thuộc địa để tăng cường bóc lột như “các công ty kinh doanh đồn điền trồng nho ở Angiêri, đồn điền cao su, lúa gạo và đay ở Đông Dương, trồng hoa ở Ma-đa-ga-xca, khai thác phốt pho ở Bắc Phi (thuộc Xanh-gô-ben), Xanh-đi-ca Kền ở Tân Ca-lê-đô-ni…” [16; 106-107].

Kinh tế là mục đích hàng đầu thôi thúc thực dân Pháp xâm lược thuộc địa. Chính vì vậy mà khi tiếng súng xâm lược vừa chấm dứt thì thực dân Pháp đã bắt tay ngay vào công cuộc khai thác, bóc lột thuộc địa.

Chính sách khai thác và bóc lột của tư bản Pháp không bao giờ giống nhau ở các nước khác nhau nhưng mục đích cuối cùng đều là vì lợi nhuận tối đa. Bằng mọi cách phải làm cho “con gà đẻ trứng vàng đối với nước Pháp” đẻ thật nhiều trứng” [13;9] nhưng lại cố tình duy trì ở thuộc địa một nền kinh tế lạc hậu để bóc lột được nhiều hơn.

Đặc biệt, qua quá trình khai thác, bóc lột thuộc địa ở Đông Dương nhằm

“biến Đông Dương thành thuộc địa khai khẩn bậc nhất bảo đảm siêu lợi nhuận cao nhất cho đế quốc Pháp” [12;9] thì chúng ta càng thấy rõ hơn bản chất của đế quốc Pháp và sự vơ vét bóc lột thuộc địa tàn khốc của chúng.

Năm 1897, thực dân pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Việc làm đầu tiên của chúng là tổ chức bộ máy hành chính cai trị chặt chẽ để dễ bề khai thác và bóc lột.

Để bù đắp những chi phí cho chiến tranh, thực dân Pháp đã đưa ra chế độ thuế khóa nhằm giải quyết cái lợi trước mắt và từng bước thành lập ngân sách Đông Dương. Chúng đã đặt ra nhiều thứ thuế vô lí với mức thuế cao nhằm bòn rút tiền của của nhân dân thuộc địa.

Hệ thống thuế của chúng đưa ra bao gồm: thuế trực thu (thuế đinh, thuế điền…) đánh vào con người và vật sở hữu bao gồm nhiều loại và thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng. Theo thống kê thì “ở Bắc Kì và Nam Kì có tất cả 12 loại, ở Trung Kì và Cao Miên có 13 loại, ở lào có 8 loại” [13;10]. Chúng còn dành độc quyền thu thuế ở một số ngành như muối, thuốc phiện và rượu. Để thu được nhiều thuế, chúng ép nhân dân ta phải hút thuốc, uống rượu bằng cách ấn định số lượng về từng làng. Chúng đã bòn rút nhân dân thuộc địa bằng các thứ thuế vô lí và cưỡng bức. “Người An Nam cứ trả tiền và trên chiếc lưng cao su của họ nhà nước tha hồ kéo dài mức thuế co giản” [10;23]. Do đó, ngân sách Đông Dương được thành lập phần lớn do thu từ các loại thuế. “Theo niên giám thống kê Đông Dương thì ngân sách chung toàn Đông Dương và ngân sách địa phương thu thuế từ 1899 đến 1913 là 733 triệu Fr. Cụ thể, năm 1899 là 31,48 triệu Fr, 1913 là 64,2 triệu Fr tăng 204,4% so với 1899” [13;10]. Từ đó chúng vơ vét được nguồn thuế khổng lồ vào các ngân sách Đông Dương và địa phương (xem phụ lục IV).

Bên cạnh thiết lập hệ thống thuế, để đảm bảo thuận lợi cho việc đàn áp các phong trào đấu tranh và bóc lột thuộc địa, thực dân Pháp còn cho xây dựng hệ thống đường giao thông nối liền các khu vực khai thác để tận dụng hết thảy các nguồn lợi của thuộc địa và rồi sẽ “bù lại những thừa thãi hi sinh trong quá khứ”

[11;204] của nước Pháp.

Trong công nghiệp, Pháp chú trọng đến công nghiệp khai khoáng, chiếm đoạt hầm mỏ rồi sử dụng nguồn nhân công tại chỗ để vơ vét tài nguyên chở về chính quốc hay bán ra thị trường thế giới thu ngoại tệ. Chúng lợi dụng sự lạc hậu của nền công nghiệp thuộc địa để biến thuộc địa thành nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc. Để đảm bảo siêu lợi nhuận, thực dân Pháp đã sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt, sử dụng tối đa lao động thủ công, kết hợp bóc lột giữa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với phương thức sản xuất phong kiến nhằm giảm chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất để thu lại lợi nhuận cao nhất. Chúng bóc lột sức lao động cả phụ nữ, trẻ em với tiền công cực kì thấp. Cụ thể (tính theo đồng bạc Đông Dương thông dụng/ ngày công) như sau:

Tên gọi Sài Gòn – Chợ lớn Hà Nội

1931 1932 1933 1931 1932 1933

Công nhân chuyên nghiệp 1,50 1,35 1,25 0,64 0,68 0,63

Lao động phổ thông

Nam 0,74 0,68 0,62 0,37 0,33 0,33

Nữ 0,45 0,45 0,41 0,22 0,22 0,22

Trẻ em và thợ học việc 0,50 0,49 0,37 0,21 0,21 0,18

[13;178] Như vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, tư bản Pháp đã trả tiền công cho công nhân cực kì thấp. Ngay cả công nhân chuyên nghiệp ở Hà Nội năm 1933 cũng chỉ được trả 0,63 đồng/ngày. Đặc biệt là phụ nữ và trẻ em cũng bị chúng bóc lột thậm tệ. Trong giai đoạn 1931-1933, công nhân nữ ở Hà Nội chỉ được trả 0,22 đồng/ngày. Trẻ em ở cả Bắc Kì và Trung Kì thì trong cả giai đoạn 1931-1933 chỉ được trả dưới 0,5 đồng/ngày (từ 0,18 đồng/ngày đến 0,5 đồng/ngày).

Đặc biệt, khai mỏ được tiến hành mạnh mẽ và chúng đã vơ vét của thuộc địa sản lượng nguyên liệu rất lớn. Riêng ở Việt Nam, “sản lượng than tăng từ 309.000 tấn năm 1913 lên tới 1.972.000 tấn năm 1929” [13;11] và sản lượng khai thác được chúng thường xuất khẩu để thu lợi nhuận. Chúng bòn rút sức lao động của nhân dân thuộc địa một cách độc ác. “Đến năm 1937, trong các mỏ than mà thực dân Pháp trực tiếp khai thác chỉ có 6% công việc khai thác bằng máy móc, số còn lại bằng thủ công bằng sức người là chính” [13; 11].

Về thương nghiệp, thực dân Pháp đã lập nên hàng rào thuế quan và nắm độc quyền ngoại thương để độc chiếm thị trường của các nước thuộc địa. Hàng hóa của Pháp nhờ hàng rào thuế quan bảo vệ nên chúng dồn sang các nước thuộc địa ngày càng nhiều. Chẳng hạn ở Việt Nam “nếu trước chiến tranh chỉ có 37% tổng số hàng hóa nhập khẩu thì sau chiến tranh đã lên tới 62%” [13;12].

Trong nông nghiệp, để đảm bảo mục tiêu kinh tế, chúng đã thực hiện các biện pháp: cướp đoạt ruộng đất, tăng thuế điền thổ, bóc lột địa tô, trao đổi không ngang giá các sản phẩm của nông dân làm ra… Rồi bằng chính sách cho vay nặng

lãi, chúng bỏ vốn cho nông dân vay để sản xuất buộc nông dân phải gắn chặt với ruộng đất và đem lại lợi ích kinh tế cho chúng. “Năm 1913, bọn điền chủ Pháp đã chiếm được 470.000 ha” [13;13]. Chúng tiến hành vơ vét lúa gạo của nhân dân ta với giá rẻ mạt và bán ra thị trường thế giới với giá đắt gấp bội nên thu được nguồn lãi khổng lồ. “Ở Nam Bộ, giá thu mua của chính phủ quy định là 2đ 50/1 giạ tức 8đ/tạ, bằng 1/5 giá thành sản xuất của người nông dân. Với giá ấy đến nổi làm cho các công ty kỹ nghệ Pháp nhận thấy dùng lúa gạo để chạy máy có lợi hơn dùng than đá” [13;13]. Đó là một thực trạng đầy đau khổ của người nông dân ở các nước thuộc địa Pháp nói chung. Oằn lưng mà sản xuất được hạt lúa lại bị chúng ép bán với giá thành bằng 1/5 giá thành sản xuất. Mọi chi phí, thua lỗ do nông dân phải gánh chịu dẫn đến tình cảnh phá sản của người nông dân. Trong khi đó, thực dân Pháp lại thu được nguồn lợi khổng lồ chiếm tới gần 90% giá thành sản xuất của người nông dân. Đó là một sự ăn cướp hết sức trắng trợn của đế quốc Pháp. Theo thống kê của bộ thuộc địa Pháp, “năm 1934 Liên đoàn xuất khẩu gạo Sài Gòn nếu đem 1 tạ gạo sang Pháp bán được 80 Fr trong khi đó, tiền vốn chỉ chiếm 12,5% còn lại 85,27% là tiền lãi” [13;13].

Với chính sách cướp đoạt ruộng đất tàn bạo, chế độ thuế khóa nặng nề với chính sách vơ vét của cải và độc quyền thương mại… của thực dân Pháp đều nhằm mục đích cao nhất là làm sao để đạt tới nguồn lợi nhuận tối đa. Điều đó nó thể hiện bản chất của đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp ở hệ thống thuộc địa của nó. Nó cũng bộc lộ tính chất ăn bám và thối nát của chủ nghĩa đế quốc Pháp trong giai đoạn phát triển tột cùng của chủ nghĩa tư bản.

Đặc biệt, với những thủ đoạn làm giàu tệ hại của ngân hàng Đông Dương do thực dân Pháp dựng nên, Tổng bí thư Trường Chinh đã phải thốt lên rằng “chiếm độc quyền phát hành, thiết lập một hệ thống ngân hàng đồ sộ cho vay nặng lãi, tư bản tài chính Pháp khác nào con bạch tuộc già thò vòi sang Đông Dương hút máu, hút mủ của nhân dân Đông Dương” [46;21]. Nhận xét đó của đồng chí Trường Chinh đã làm nổi bật được sự độc ác, tàn bạo và bẩn thỉu của đế quốc Pháp ở hệ thống thuộc địa của nó. Là con bạch tuộc thì vô số vòi, chỉ một vòi của

nó thò sang Đông Dương, còn các vòi khác của nó thò sang các nước thuộc địa khác của nó ở khắp thế giới. Mà ở Đông Dương thì ngân hàng Đông Dương là cái vòi hữu hiệu nhất đã đem lại nguồn lợi nhuận cao cho đế quốc Pháp thông qua việc cho vay nặng lãi (xem phụ lục V).

Riêng số tư bản mà thực dân Pháp thu được ở Đông Dương bằng các thứ thuế vô lý đã lên tới những con số khổng lồ. Theo niên giám thống kê Đông Dương, thuế thu cho ngân sách hàng năm từ 1914 đến 1927 như sau: “Ngân sách Bắc Kì xấp xỉ 190 triệu đồng. Ngân sách Nam Kì xấp xỉ 150 triệu đồng. Ngân sách Trung Kì xấp xỉ 105 triệu đồng. Ngân sách Cao Miên xấp xỉ 105 triệu đồng. Ngân sách Ai Lao xấp xỉ 34 triệu đồng. Ngân sách toàn Liên bang Đông Dương xấp xỉ 830 triệu đồng” [9;72]

Như vậy, trung bình mỗi năm thực dân Pháp đã bòn rút của nhân dân Đông Dương gần 830 triệu đồng. Mà cả giai đoạn từ 1914 đến 1927 với 14 năm thì thực dân Pháp đã bòn rút đến 11.620 triệu đồng. Đó chỉ mới là sự vơ vét, bòn rút nhân dân ta bằng hệ thống thuế, chưa kể đến những thủ đoạn vơ vét, bóc lột khác thâm độc hơn của chúng. Và cũng chỉ tính sơ trong một giai đoạn và ở một khu vực Đông Dương. Nếu tính cả quá trình và ở cả hệ thống thuộc địa Pháp khắp trên thế giới thì con số này không thể đếm xuể. Điều đáng chú ý ở đây là nguồn thuế khổng lồ ấy lại được tập trung vào các ngân hàng ở thuộc địa để thực hiện việc cho vay nặng lãi ở thuộc địa. Điều đó càng bộc lộ rõ hơn tính chất ăn bám thối nát, đặc biệt là đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

2.2.3.2. Sự dè dặt trong việc đầu tư và sự tính toán trong cơ cấu đầu tư ở thuộc địa. thuộc địa.

Để đảm bảo nguồn lợi nhuận cao thì bọn tư bản tài chính Pháp đã có sự dè dặt, tính toán cực kì kĩ lưỡng, khôn khéo về cơ cấu đầu tư vào các nghành kinh tế ở thuộc địa. Chúng rất dè dặt khi đầu tư vào những nghành kinh tế cần thiết nhưng nguồn lợi nhuận đem lại không cao. Vì vậy, qua sự tính toán, chúng chủ yếu đầu tư vào những ngành kinh tế có khả năng đem lại nguồn lợi nhuận cao nhất và

nhanh nhất. “Đầu tư tư bản tư nhân vào Đông Dương thật lớn. 75% khối lượng chung được đầu tư vào nhiều hoạt động mới khác nhau. Theo thứ tự quan trọng, những hoạt động này tập hợp những ngành kinh tế sau đây: canh tác nông nghiệp và đồn điền cây công nghiệp; dịch vụ và kỹ nghệ khai thác; kỹ nghệ chế biến”

[2;141].

Như vậy, trong những lĩnh vực kinh tế, thực dân pháp đều có sự tính toán, chỉ đầu tư vào những lĩnh vực có khả năng thu lại nguồn lợi nhuận cao nhất (xem phụ lục VI).

Trước hết, trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp chủ yếu đầu tư vào canh tác nông nghiệp và các đồn điền cao su. Vì vậy, cho đến năm 1918, khu vực nông nghiệp vẫn chỉ chiếm một phần bé nhỏ của tư bản chính quốc, “từ năm 1888 đến năm 1918, khoảng 1/10 đầu tư tư bản tư nhân hướng vào đây” [2;141] thì trái lại, từ năm 1924, nhất là 6 năm chạy nước rút sau đó, khu vực nông nghiệp đã thực hiện một bước nhảy ngoạn mục, “số vốn đầu tư vào nông nghiệp từ 1924 đến 1930… đạt tới mức 1.272,6 triệu Fr” [39;22].

Ngay trong lĩnh vực nông nghiệp, tư bản tài chính Pháp lại có sự tính toán cụ thể hơn. Chúng chỉ đầu tư chủ yếu vào các đồn điền cây công nghiệp mà chủ yếu là cây cao su. Còn những ngành trồng trọt cổ truyền như trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, hương liệu, gia vị…bị các nhóm tài chính lớn lảng tránh. Bởi vì chúng cho rằng những ngành nông nghiệp cổ truyền thu nhập quá thấp hoặc quá bấp bênh, không thể trở thành những ngành khai thác đặc biệt. Xem xét kỹ lưỡng sự phân bố đầu tư của tư bản tư nhân trong nông nghiệp chúng ta thấy rằng

“ngành đồn điền cây công nghiệp (chủ yếu là cao su) đã thu hút hầu h ết toàn bộ vốn, những ngành trồng trọt cổ truyền (…) bị các nhóm tài chính lớn lảng tránh”

[2;142].

Như vậy, trong lĩnh vực nông nghiệp, bọn tư bản tài chính Pháp chỉ đầu tư chủ yếu vào các đồn điền cao su để đảm bảo mục đích kinh tế cao nhất của khai thác thuộc địa là siêu lợi nhuận. Còn các ngành nông nghiệp truyền thống thì bị chúng lảng tránh vì lợi nhuận thu lại không cao.

Trong lĩnh vực công nghiệp, tư bản Pháp cũng có sự tính toán kĩ lưỡng chẳng thua gì trong nông nghiệp. Chúng chỉ đầu tư vào công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến vì những ngành này có khả năng thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận cao và vốn đầu tư ít hơn các ngành công nghiệp nặng. “Phần lớn tư bản tư nhân chính quốc đem vào Đông Dương đã tạo ra một nền công nghiệp hiện đại. Nó gồm du y nhất nghành công nghiệp khai thác (những doanh nghiệp khai thác và chế biến sản phẩm mỏ) và ngành công nghiệp chế biến (những xí nghiệp làm sản phẩm tiêu dùng)” [2;153]. Những ngành công nghiệp mà thực dân Pháp lựa chọn đầu tư thì chúng cũng tính đến khả năng tận dụng và bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt ở thuộc địa để nâng cao lợi nhuận hơn nữa như khai mỏ, công nghiệp nhẹ… là những ngành nhiều lao động thủ công.

Như vậy, sau nông nghiệp với các đồn điền cao su thì đúng như chương trình Albert Sarraut khai thác mỏ đã đạt được vị trí thứ hai trong việc thu hút vốn đầu tư của tư bản Pháp, nhất là trong giai đoạn 1924 – 1930 “với số tiền được các công ty đưa vào ngành này là 653,7 triệu Fr” [39;22].

Và sau công nghiệp khai mỏ thì công chế biến cũng thu hút được sự chú ý của các nhà tư bản Pháp. Cũng trong giai đoạn 1924 – 1930, khi công nghiệp Pháp gặp khó khăn thì “tổng số vốn được đầu tư là 606,2 triệu Fr” [39;22].

Một phần của tài liệu (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)