Các chỉ tiêu đánh giá khả năng phát triển của sản phẩm

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng phát triển sản phẩm bột cá tại công ty TNHH long sinh (Trang 27 - 31)

Trong chiến lƣợc, ngƣời ta ngày càng chú ý đến các yếu tố tâm lý xã hội nhƣ: tạo uy tín cho sản phẩm, chất lƣợng dịch vụ… luôn có một ý nghĩa quan trọng của các nhà kinh doanh để đảm bảo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trƣờng.

Công ty có thể nâng cao đƣợc uy tín của sản phẩm khi đạt đƣợc một số yêu cầu sau:

oĐạt đƣợc chất lƣợng cao, chất lƣợng tƣơng đối ổn định.

oGiá cả tƣơng đối.

oKhối lƣợng bán ra thị trƣờng tƣơng đối lớn, luôn luôn có đủ hàng cung ứng

ra thị trƣờng và các dịch vụ tốt nhất. “Chữ tín” của sản phẩm quết định “ Chữ tín” của công ty, tạo thêm đƣợc thế lực công ty.

Công cụ tạo uy tín sản phẩm, hiệu quả nhanh chóng thƣờng đƣợc công ty thực hiện bằng quảng cáo, quảng bá thƣơng hiệu, nhãn mác và biểu tƣợng, hay tên gọi của công ty….Trong đó, nhãn mác và tên gọi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhãn mác sản phẩm có thể là hình ảnh, hoặc các ký hiệu, chữ viết,… Nó đƣợc ghi trên sản phẩm, lên bao bì, phƣơng tiện quảng cáo hoặc ghi trên các đầu thƣ tín thƣơng mại và các hóa đơn. Vì vậy nhãn hiệu là một vũ khí sắc bén trong cạnh tranh, bảo đảm lợi thế trên thị trƣờng.

Trong khi nghiên cứu, công ty nên để ý tới các chỉ tiêu đánh giá khả năng phát triển của sản phẩm trên thị trƣờng, khi đánh giá tốt các chỉ tiêu này thì sẽ kéo dài đƣợc chu kỳ sống của sản phẩm. Sau đây là các chỉ tiêu nhằm đánh giá khả năng phát triển của sản phẩm trên thị trƣờng.

+ Chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ của công ty

Chất lƣợng sản phẩm là yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm, các dịch vụ đi kèm với sản phẩm luôn là yếu tố cần thiết mà mọi khách hàng đều quan tâm.

Chất lƣợng và dịch vụ sản phẩm thể hiện uy tín và trách nhiệm của nhà sản xuất với ngƣời tiêu dùng. Sự khác biệt của sản phẩm sẽ tạo nên đặc trƣng riêng, bản sắc riêng, hình ảnh riêng cho công ty. Tăng sức cạnh tranh cho công ty trên thị trƣờng

+ Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng

Khả năng thích ứng với những biến đổi trong tâm lý khách hàng về sản phẩm luôn là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp. Biết đƣợc những ghì mong đợi của khách hàng đối với sản phẩm và đáp ứng những nhu cầu, ƣớc muốn đó, tuy nhiên công việc này khá phức tạp, đòi hỏi công ty phải luôn luôn tìm hiểu thị trƣờng, tìm hiểu khách hàng của mình.

+ Thƣơng hiệu, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.

Thƣơng hiệu ngày nay đang ngày càng trở nên một thành tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh kế. Sự trung thành của khách hàng đối với thƣơng hiệu chính là sự quay trở lại của khách hàng với công ty. Những khách hàng trung thành là những vị khách sẽ luôn ở bên công ty kể cả trong lúc khó khăn.Theo số liệu thống kê thì 80% lợi nhuận của các công ty đến từ 20% khách hàng trung thành của công ty (quy tắc 80/20). Do vậy việc chăm sóc những khách hàng trung thành qua các chiến lƣợc marketing trực tiếp. Dịch vụ chăm sóc khách hàng (CRM) luôn đƣợc các công ty quan tâm, đặc biệt các công ty trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ.

Yếu tố bí quyết công nghệ thể hiện ở sự khác biệt hóa về đặc tính của sản phẩm và khả năng thỏa mãn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Doanh nghiệp càng tạo ra đƣợc nhiều sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ thì doanh nghiệp càng có ƣu thế trong cạnh tranh, và đặc biệt tăng công nghệ hiện đại đảm bảo khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trƣờng.

 Nguyên vật liệu

+ Nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất. Chất lƣợng của nguyên vật liệu sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng sản phẩm.

+ Doanh nghiệp nào có nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định và chất lƣợng nguyên vật liệu luôn đƣợc bảo đảm thì chất lƣợng sản phẩm sẽ cao và tăng khả năng phát triển sản phẩm ra thị trƣờng.

 Thị phần

Thị phần là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Thông qua chỉ tiêu này trên thị trƣờng mà doanh nghiệp biết mình đang ở vị trí nào. Thị phần thể hiện khả năng chiếm lĩnh, khai phá và thâm nhập thị trƣờng đồng thời phản ánh sự phát triển quy mô thị trƣờng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ tiêu này khó đảm bảo tính chính xác do phạm vi nghiên cứu rộng và thƣờng xuyên biến đổi. Nó bao gồm:

Thị phần so với toàn bộ thị trƣờng: Đƣợc tính bằng tỷ lệ giữa doanh thu của doanh nghiệp trên tổng doanh thu tiêu thụ của sản phẩm trên thị trƣờng. Chỉ tiêu này cho biết vị trí, mức độ ảnh hƣởng của doanh nghiệp trên thị trƣờng, doanh nghiệp có khả năng chi phối hay chịu sự chi phối của thị trƣờng.

Thị phần so với đối thủ cạnh tranh chính: Chỉ tiêu này tính bằng tỷ lệ giữa doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp trên doanh thu tiêu thụ của đối thủ cạnh tranh chính. Chỉ tiêu này phản ánh vị trí của daonh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh chính, sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh chính.

 Máy móc thiết bị

Công thức tính:

Sản lƣợng thực tế K =

Sản lƣợng tiềm năng

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả sƣ dụng máy móc thiết bị trong doanh nghiệp, thể hiện khả năng khai thac sử dụng công nghệ máy thiết bị của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp có hệ số này gần bằng 1 và cao hơn đối thủ cạnh tranh thể hiện doanh nghiệp đó hoạt động hiệu quả, khai thác tối đa công suất của máy móc và có khả năng cạnh tranh.

 Tỷ suất lợi nhuận

Công thức tính:

Tổng lợi nhận H =

Tổng vốn kinh doanh

Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng là gay gắt và doanh nghiệp gặp khó khăn trong cạnh tranh. Ngƣợc lại, nếu chỉ số này cao hơn so với đối thủ cạnh tranh có nghĩa là doanh nghiệp đang kinh doanh thuận lợi và có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BỘT CÁ TẠI CÔNG TY TNHH

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng phát triển sản phẩm bột cá tại công ty TNHH long sinh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)