9. Cấu trúc khóa luận
1.1.2. Phân loại chủ đề tích hợp
Căn cứ vào mối liên hệ giữa các kiến thức, kỹ năng, phương pháp của các môn học, các chủ đề tích hợp được phân thành các mức độ sau:
- Chủ đề tích hợp nội môn:
Chủ đề tích hợp trong nội bộ môn học là chủ đề mà các lĩnh vực nội dung thuộc cùng một môn học được kế cấu, thiết kiế theo những chương, bài cụ thể nhất định. Ví dụ: Các chủ đề dạy học thể hiện mối liên hệ giữa kiến thứ lịch sử thế giới và Việt Nam; kiến thức lịch sử Việt Nam và địa phương.
- Chủ đề tích hợp đa môn
Chủ đề tích hợp đa môn là những chủ đề tuy thuộc môn học riêng biệt nhưng có những liên kết chủ đích với một số nội dung của các môn học, lĩnh vực khác.
Khi học sinh học, nghiên cứu về nội dung các chủ đề này, các em đồng thời được tiếp cận nội dung của nhiều bộ môn khác. Ví dụ, khi HS học/nghiên cứu về cuộc nội chiến của Mỹ ở môn Lịch sử và đồng thời được đọc câu chuyện về biểu hiện của học dũng cảm ở môn Tiếng anh. Chủ đề Nội chiến có thể ở môn Nghệ thuật, Âm nhạc và các môn học khác. Đôi khi được gọi là chương trình song song, cùng một vấn đề được dạy ở nhiều môn cùng một lúc. Hoặc khi học/nghiên cứu về biển đảo, HS học tiếng Việt là những từ ngữ về biển, đảo; học giảng văn là phân tích một bài văn/tác phẩm về biển, đảo môn Lịch sử học về một trận đánh trên biển của cha ông ta, môn Địa lý là học về tài nguyên củả biển,…
18
Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề, vấn đề, những khái niệm lớn và những ý tưởng lớn chung được xây dựng để liên hợp, kết nối giữa các môn học với nhau.
Đối với chủ đề tích hợp này, chương trình chủ yếu xoay quanh các vấnn đề chung, nhưng các khái niệm hoặc các kĩ năng liên môn được nhấn mạnh giữa các môn chứ không phải trong từng môn riêng biệt.
Ví dụ: Trên cơ sở tổng hợp nội dung của các bài 9: Nhật Bản trong SGK Địa lí lớp 11 (ban cơ bản); bài 1: Nhật Bản trong SGK Lịch sử lớp 11 và bài 8: Nhật Bản trong SGK Lịch sử lớp 12 (ban cơ bản), GV xây dựng chủ đề tích hợp Lịch sử - Địa lí chủ đề Nhật Bản bao gồm các nội dung: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, điều kiện tự nhiên; Dân cư xã hội; Quá trình phát triển kinh tế; Các ngành và các vùng kinh tế của Nhật Bản. Các nội dung này được phân bổ ở chương trình môn học Địa lí 11 và Lịch sử 12. Trong đó gắn kết kiến thức, kỹ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn cuộc sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống hơn. Trong chuyên đề tích hợp bài Nhật Bản, sắp xếp một số nội dung, cấu trúc dạy học gần giống nhau giữa chương trình Lịch sử 12 và Địa lí 11 theo chương trình hiện hành, đặc biệt nội dung “các giai đoạn phát triển kinh tế ” được biên soạn giống nhau ở cả hai chương trìnhnên việc thiết kế chủ đề này sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về giai đoạn phát triển qun trọng này trong tiến trình phát triển của lịch sử Nhật Bản. Việc thực hiện chuyên đề tích hợp liên môn này, sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy, mà còn không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác, hướng dẫn HS giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh chóng hiệu quả. Tích hợp trong giảng dạy được xây dựng theo chủ đề liên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh, học sinh phát huy sự suy nghĩ tích cực, tư duy sáng tạo, phía giáo viên sẽ có cơ hội đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động giáo dục tích cực, đổi mới trong kiểm tra, đánh giá, và giảm tải chương trình môn học. - Chủ đề tích hợp xuyên môn
Chủ đề tích hợp xuyên môn được xây dựng trên cơ sở tiếp cận những vấn đề từ cuộc sống thực và có ý nghĩa đối với HS mà không xuất phát từ nội dung tương ứng
19
với từng môn học, từ đó thiết kế những nội dung những khái niệm hoặc kỹ năng chung thật sự phù hợp, thích thú đối với HS và gắn với thực tiễn.