Hệ thống các chủ đề tích hợp lịch sử lớp 12 ở trường THPT nhằm phá triển

Một phần của tài liệu 24189 16122020235217765BIKHOALUNHONCHNH (Trang 42 - 62)

9. Cấu trúc khóa luận

2.3. Hệ thống các chủ đề tích hợp lịch sử lớp 12 ở trường THPT nhằm phá triển

triển năng lực học sinh.

Bảng 2.1 Hệ thống một số chủ đề tích hợp

BÀI CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC NỘI DUNG

Lịch sử Việt Nam

Ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế đến kết quả của hiệp định Giơ- ne-vơ

- Bối cảnh của Hội nghị Giơ-ne- vơ

+Bối cảnh quốc tế +Bối cảnh Việt Nam - Hội Nghị Giơ-ne-vơ

- Tác động của bối cảnh quốc tế đến kết quả của Hội nghị Giơ- ne-vơ

Lịch sử Việt Nam

Tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ đến giải phóng dân tộc ở Châu Phi.

- khái quát về Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ” lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu

+ Chiến thắng Điện Biên Phủ + kết quả và ý nghĩa của Chiến Thắng Điện Biên Phủ

- Tác động của chiến thắng Điện Biên đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi

Lịch sử địa phương

Nhân dân Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Khái quát về Đà Nẵng

- Nhân dân Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

35

CHỦ ĐỀ MẪU

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐI CẢNH QUỐC TẾ ĐẾN KẾT QUẢ CỦA HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ NĂM 1954

A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

I. HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG

1. Bối cảnh của Hội nghị Giơ-ne-vơ 1.1. Bối cảnh thế giới

Cuối năm 1953, đầu năm 1954, khi chiến tranh lạnh đã đi đến đỉnh cao thì xuất hiện xu thế hòa hoãn giữa các nước lớn. Về phía Liên Xô, sau khi Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Xtalin mất vào tháng 3 năm 1953, ban lãnh đạo mới của Liên Xô điều chỉnh chiến lược đối ngoại, đẩy mạnh hòa hoãn quốc tế nhằm củng cố thực lực trong nước, thực hiện thi đua với mỹ đề giành ưu thế trên tất cả các lĩnh vực. Đối với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thực hiện năm đầu của kế hoạch phát triển kinh tế năm năm lần thứ nhất nhằm đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc; đẩy mạnh chính sách cùng tồn tại hòa bình, trước hết với các nước châu Á, nhằm phá thế bao vây cấm vận của Mỹ áp đặt để chống Trung quốc từ năm 1951.

Như vậy, hai đồng minh trụ cột của ta lúc bấy giờ là Liên Xô và Trung Quốc Đều muốn hòa hoãn với Mỹ và phương Tây, làm dịu tình hình thế giới để tranh thủ phục hồi và phát triển đất nước. Kết quả lớn nhất của xi thế hòa hoãn này là các nước lớn: Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô đi đến triệu tập Hội nghị Berlin bàn về giải pháp chấm dứt căng thẳng ở Đức, Áo. Đây là cuộc gặp đầu tiên của các nước lớn từ năm 1949. Hội nghị Berlin cũng đến thỏa thuận triệu tập tại Giơ-ne-vơ hội nghị bốn nước lớn và chính phủ các bên hữu quan, có sự tham quan của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để bàn về chấm dứt tình hình căng thẳng ở Triều Tiên và việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình tại Đông Dương. Tình hình thế giới như vậy đã mở ra một con đường mới cho khả năng kết thúc chiến tranh Việt Nam thông qua biện pháp thương lượng hòa bình.

Tiền lệ từ cuộc chiến tranh Triều Tiên cũng thúc đẩy việc giải quyết tình hình Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng bằng phương pháp đàm phán hòa bình,

36

Cuộc đàm phán về chiến tranh Triều Tiên đã dẫn đến việc kí Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên trên cơ sở giữ nguyên trạng hai miền Triều Tiên. Kết cục chiến tranh Triều Tiên thúc đẩy xu hướng giải quyết xung đột vũ trang ở Viễn Đông bằng thương lượng hòa bình và khởi động quá trình các nước lớn tìm cách giải quyết vấn đề Đông Dương thông qua một giải pháp quốc tế.

Tình hình Đông Dương 1953-1954 đang ở thế cơ lợi cho Việt Nam khi bước vào vòng đàm phán của hội nghị Giơ-ne-vơ. Tình hình chính trị của Pháp rất rối ren do những thất bại quân sự to lớn trên chiến trường Đông Dương và chính sách lệ thuộc vào Mỹ của Giới cầm quyền Pháp. phong trào chống chiến tranh, đồi quân đội rút về nước ngày một lan rộng trong các tầng lớp xã hội khác nhau ở Pháp. Quốc hội Pháp bị phân liệt trong vấn đề Đông Dương và các nước đồng minh phương Tây cũng không thực tâm giúp Pháp.

1.2. Bối cảnh trong nước

Tình hình trong nước đang ở thế có lợi cho ta để tiếp tục bước vào hội nghị Giơ-ne-vơ. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch Nava, cố gắng chiến tranh cao nhất và cũng nổ lực cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Tác động trực tiếp và sâu sắc nhất của chiến trường toàn Đông Dương và chiến dịch Điện Biên Phủ làm rung chuyển nội bộ xã hội và dân tình nước Pháp, thúc đẩy phong trào chống chiến tranh của nhân dân Pháp lên cao trào, tạo phân hóa trong chính giới Pháp, thúc đẩy mạnh mẽ lực lượng chủ hòa trong chính giới, đặc biệt trong Quốc hội Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ làm thất bại âm mưu kéo dài mở rộng chiến tranh và Phá hoại Hội nghị Giơ-ne-vơ của Mỹ. Chiến thắng cũng tăng thêm sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới đối với sự nghiệp đấy tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ tạo thế vững vàng cho đoàn đàm phán Việt Nam. Đảng ta đã bước vào Hội nghị Giơ-ne-vơ với thế thắng, thế mạnh nhờ có thắng lợi quân sự chiến trường Việt Nam.

37

Bước vào đông - xuân 1953 - 1954, đồng thời với cuộc tiến công quân sự, ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao, mở ra khả năng giải quyết bằng con đường hoà bình cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Ngày 26 - 11 - 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố : "Nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết các vấn đề Việt Nam theo lối hoà bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó".

Tháng 1 - 1954, Hội nghị Ngoại trưởng bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp họp tại Béclin đã thoả thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hoà bình ở Đông Dương. Ngày 8 - 5 - 1954, một ngày sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, Hội nghị Giơnevơ bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương. Phái đoàn Chính phủ ta, do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn, chính thức được mời họp.

Cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị diễn ra gay gắt và phức tạp, do lập trường thiếu thiện chí và ngoan cố của Pháp - Mĩ. Lập trường của Chính phủ ta là đình chỉ chiến sự trên toàn cõi Đông Dương, giải quyết vấn đề quân sự và chính trị cùng lúc cho cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước ở Đông Dương. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực lượng giữa ta với Pháp và xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng, Việt Nam đã kí Hiệp định Giơnevơ ngày 21 - 7 - 1954. Toàn cảnh Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (1954).

Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp, ngày 21 - 7 -1954, các hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia được kí kết. Bản tuyên bố cuối cùng về việc lập lại hoà bình ở Đông Dương đã được đại diện các nước dự Hội nghị kí chính thức. Đại diện Mĩ không kí mà ra tuyên bố riêng cam kết tôn trọng Hiệp định nhưng không chịu sự ràng buộc của Hiệp định.

38

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương bao gồm các văn bản : Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia ; Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị và các phụ bản khác...Nội dung Hiệp định Giơnevơ quy định :

Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia ; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.

Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.

Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

+ Ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Bắc - Nam, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải - Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.

+ Ở Lào, lực lượng kháng chiến tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxalì. + Ở Campuchia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết.

Hiệp định cấm việc đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào và không để cho nước khác dùng lãnh thổ của mình vào việc gây chiến tranh hoặc phục vụ cho mục đích xâm lược.

Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, sẽ được tổ chức vào tháng 7 - 1956, dưới sự kiểm soát và giám sát của một uỷ ban quốc tế (trong đó ấn Độ làm Chủ tịch, cùng hai nước thành viên là Ba Lan và Canađa).

Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng. Hiệp định đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, song chưa trọn

39

vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn phải tiếp tục nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với Hiệp định Giơnevơ, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút hết quân đội về nước ; đế quốc Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương.

B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi học xong chủ đề tích hợp, học sinh:

- Hiểu được hoàn cảnh Hội nghị Giơnevơ - Bối cảnh của thế giới vào năm 1954

- Nêu được những nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ

- Phân tích được những thắng lợi, hạn chế và ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ. Phân tích được tác động, ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế đến kết quả của Hội Nghị

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử. - Kĩ năng khai thác kênh hình có liên quan đến chủ đề

3. Thái độ

- Giúp học sinh nhìn nhận đánh giá đúng những thắng lợi cũng như những hạn chế của nội dung các Hiệp định mà ta ký kết trong bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ.

- Trân trọng những thắng lợi mà các Hiệp định đạt được.

4. Định các năng lực hình thành

Thông qua chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực:

- Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung chuyên đề

- Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau: mối quan hệ thắng lợi quân sự với cuộc đấu tranh ngoại giao. Tác động của bối cảnh đến kết quả của Hội nghị

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV

40 - Các tư liệu tham khảo.

2. Chuẩn bị của HS

- Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến Hội nghị Giơne vơ.

- Sưu tầm lược đồ Việt Nam có ranh giới vĩ tuyến 17 liên quan đến phân chia danh giới tạm thời vĩ tuyến 17.

III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

1. Giáo viên giới thiệu: Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần quyết định

vào việc buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơne vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại Hòa bình ở Đông Dương.

- HS quan sát các hình:

Hình 2.1: Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến Thụy Sĩ tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ

41

Hình 2.2: Quang cảnh phiên họp hội nghị Giơ-ne-vơ bàn về lập lại hòa bình ở

Đông Dương 1954

Hình2.3:Nguyên văn "Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam" được đăng trên báo Nhân dân

42

+ Các hình đó gợi cho em nhớ lại sự kiện gì? + Em có hiểu biết gì về sự kiện đó không? + Nêu nội dung, ý nghĩa của sự kiện đó ?

- HS trao đổi, thảo luận với nhau - HS báo cáo kết quả làm việc với GV. 2. Các hoạt động học tập

I. HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG

Hoạt động 1: Bối cảnh Hội nghị Giơ-ne-vơ

- GV cho HS đọc đoạn thông tin, kết hợp với quan sát hình sau:

Tình hình Đông Dương 1953-1954 đang ở thế có lợi cho Việt Nam khi bước vào vòng đàm phán của hội nghị Giơ-ne-vơ. Tình hình chính trị của Pháp rất rối ren do những thất bại quân sự to lớn trên chiến trường Đông Dương và chính sách lệ thuộc vào Mỹ của Giới cầm quyền Pháp. phong trào chống chiến tranh, đồi quân đội rút về nước ngày một lan rộng trong các tầng lớp xã hội khác nhau ở Pháp. Quốc hội Pháp bị phân liệt trong vấn đề Đông Dương và các nước đồng minh phương Tây cũng không thực tâm giúp Pháp.

Tình hình trong nước đang ở thế có lợi cho ta để tiếp tục bước vào hội nghị Giơ-ne-vơ. Tác động trực tiếp và sâu sắc nhất của chiến trường toàn Đông Dương và chiến dịch Điện Biên Phủ làm rung chuyển nội bộ xã hội và dân tình nước Pháp, thúc đẩy phong trào chống chiến tranh của nhân dân Pháp ên cao trào, tạo phân hóa trong chính giới Pháp, thúc đẩy mạnh mẽ lực lượng chủ hòa trong chính giới, đặc biệt trong Quốc hội Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ làm thất bại âm mưu kéo dài mở rộng chiến tranh và Phá hoại Hội nghị Giơ-ne-vơ của Mỹ. Chiến thắng cũng tăng thêm sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới đối với sự nghiệp đấy tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ tạo thế vững vàng cho đoàn đàm phán Việt Nam. Đảng ta đã bước vào Hội nghị Giơ-ne-vơ với thế thắng, thế mạnh nhờ có thắng lợi quân sự chiến trường Việt Nam.

43

Hình 2.4: chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

- Thảo luận với bạn để trả lời các câu hỏi :

- Bối cảnh của thế giới và trong trước Hội nghị Giơ-ne-vơ như thế nào? - Chiến thắng nào đã có tác động lớn làm xoay chuyển cục diện trên thế giới lúc bấy giờ? Tại sao?

- Báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc em đã làm. - GV nhận xét và chốt ý:

+ Bối cảnh thế giới:

Tình hình ở Pháp rối ren do thất bại ở chiến trường Đông Dương và chính sách lệ thuộc vào Mỹ

Các nước phương Tây không còn thực tâm giúp đỡ Pháp

Một phần của tài liệu 24189 16122020235217765BIKHOALUNHONCHNH (Trang 42 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)