Kiểm tra, đánh giá trong dạy học các chủ đề tích hợp theo hướng phát triển

Một phần của tài liệu 24189 16122020235217765BIKHOALUNHONCHNH (Trang 70 - 74)

9. Cấu trúc khóa luận

3.2.4. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học các chủ đề tích hợp theo hướng phát triển

triển năng lực của HS

Năng lực là tập hợp các kỹ năng (các hoạt động) tác động lên các nội dung trong một tình huống có ý nghĩa đối với học sinh. Nói cách khác năng lực của học sinh là khả năng nắm vững một hệ thống những kiến thức, kỹ năng và biết vận dụng những điều đã học được để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn học tập và cuộc sống để hình thành và phát triển các năng lực (chung, riêng) cần có của học sinh dài và hài học theo chủ đề được thiết kế theo hướng mở, khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập nhằm theo dõi sự tiến bộ của các cho nên, phương pháp dạy học, các công cụ kiểm tra đánh giá được lựa chọn cũng phù hợp và vận dụng linh hoạt, trong đó lựa chọn phương pháp chủ đạo nhằm đáp ứng dạy học phân hóa chuyên sâu với nhiều loại trí tuệ học sinh, phát huy được tính tích cực và năng lực độc lập của các em trong học tập các chủ đề lịch sử. Để đảm bảo đánh giá toàn diện hoạt động của học sinh trong học tập các chủ đề cân tố chức kiểm tra sử dụng kết hợp nhiều công cụ đánh giá.

* Tăng cường sử dụng đánh giá quan sát trong dạy học các chủ đề tích hợp lịch sử

Trong đánh giá quá trình học tập của học sinh, quan sát được xem là một công cụ đánh giá có vai trò đặc biệt. Quan sát là xem xét để thấy, để biết rõ một sự vật. hiện tượng nào đó. Trong dạy học quan sát là cách giáo viên sử dụng để hiểu và cảm nhận mọi mặt thái độ, hành vi của học sinh trong các hoạt động học tập, đặt các em vào các tình huống xuất phát gần gũi với đời sống để cảm nhận và tham gia giải quyết các tình huống đó. Các quan sát này là toàn diện theo diễn biến các hoạt động học tập của học sinh ở nhiều khía cạnh: nhịp độ bài học; bản chất sự tham gia của học sinh vào thảo luận lớp: thái độ của học sinh trước các loại câu hỏi được đưa ra; các kĩ năng giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm; độ chuẩn xác các câu trả lời của học sinh: bản

63

chất của các câu trả lời của học sinh; cách phản ứng của học sinh đối với một bài tập: cách phản ứng của học sinh đối với điểm kiểm tra; mức độ hứng | thú, tích cực quan tâm và giải quyết những nhiệm vụ chủ đề dạy học đặt ra của học sinh; mức độ hiểu biết thể hiện qua các câu trả lời của học sinh...

Như vậy, quan sát là đánh giá mang yếu tố định tính nhưng những cảm nhận “của giáo viên lại là khởi nguồn hỗ trợ cho việc đánh giá chính xác, khách quan năng lực và phẩm chất của học sinh bằng các công cụ đánh giá định lượng Quan sát là dánh giá tiếp, giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh không khi giờ học, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp, kĩ thuật dạy học hiệu quả hơn.

Ví dụ: Khi dạy học chủ đề “Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1945 đến năm 1954)”, số tiết được kiến là 5, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học là DHCĐTH. Để đánh giá quan sát, giáo viên cần tập hợp, theo dõi, ghi chép lại mọi hoạt động có trong tiến trình thực hiện chủ đề, từ thái độ, sự hứng thú của học sinh với chủ đề dạy học, thái độ tham gia hoạt động nhóm, cách thức làm việc... Sự theo dõi và những ghi chép này sẽ cùng với các sản phẩm thực hiện hoạt động DHCĐTH của họ sinh (kết quả đánh giá động đang giữa các nhóm được cho điểm), bài thu hoạch kết quả thực hiện chủ đề (đánh giá bằng điểm số) giúp giáo viên đánh giá đúng nâng lực và sự tiến bộ của học sinh. Cho nên, đánh giá bằng quan sát có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá sự tiến bộ của học sinh qua từng bài học, qua quá trình học tập. Chỉ tiếc rằng hiện nay do nhiều yếu tố tác động giáo viên chưa thực sự quan tâm và thực hiện cách đánh giá này.

* Vận dụng linh hoạt các kĩ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học các chủ đề tích hợp môn lịch sử

Kĩ thuật nói chung là những phương pháp sử dụng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của con người. Kĩ thuật dạy học là những cách thức, hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình tổ chức dạy học ở trên lớp học. Trong dạy học, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá là các phương pháp được giáo viên sử dụng để "đo" kết quả học tập của học sinh về cả định tính và định lượng.

Các chủ đề lịch sử được xây dựng thường mang yếu tố mở (về thời gian xác định cho chủ đề dạy học, nội dung chủ đề do giáo viên định hướng) nhưng vẫn phải

64

đảm bảo nằm trong khung chương trình cho phép. Các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề chủ đề đặt ra diễn ra liên tục. Cho nên, trong dạy học chủ đề giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học, kĩ thuật đánh giá phù hợp với đối tượng, đặc trưng lớp học và điều kiện thực tế của nhà trường.

Đánh giá trong dạy học theo chủ đề là đánh giá quá trình, được sử dụng ở các thời điểm khác nhau của việc thực hiện chủ đề dạy học với nhiều kĩ thuật: kiểm tra Kiến thức nền, bài tập một phút, tóm tắt một câu... có thể sử dụng khi bắt đầu chủ để dạy học; bản đồ khái niệm, lập hồ sơ người nổi tiếng... có thể sử dụng khi triển khai các hoạt động thực hiện nội dung của chủ để... kĩ thuật tổng hợp, bài tập một phút, tóm tắt một câu... cũng có thể sử dụng khi tổng kết, đánh giá chủ đề. Tuy nhiên, việc lựa chọn vận dụng các kĩ thuật đánh giá chỉ là tương đối, cần sự mềm dẻo, tránh cứng nhắc. Vẫn với chủ đề trên, khi triển khai thực hiện nhiệm Mự án, các kĩ thuật đánh giá được lựa chọn sử dụng Phải phù hợp, góp phần đánh giá kết quả làm việc nhóm.

* Thường xuyên sử dụng câu hỏi, bài tập để kiểm tra, đánh giá trong dạy học các chủ đề tích hợp môn lịch sử

Câu hỏi, bài tập đều là những công cụ đo lường được sử dụng thường xuyên trong đánh giá. Bài tập là vấn đề cần giải quyết, được trình bày dưới dạng một câu hỏi. Bài tập có thể là một câu hỏi nhưng không phải bất kì câu hỏi nào cũng là bài tập bởi câu hỏi chỉ nêu yêu cầu mà học sinh cần phải trả lời còn bài tập vừa có dữ liệu (điều kiện), vừa có yêu cầu (hoặc câu hỏi). Để giải quyết bài tập học sinh phải căn cứ vào dữ liệu đã cho để tìm câu trả lời chính xác. Bài tập nhận thức có yêu cầu cao hơn, nội dung có tính chất khái quát, đòi hỏi phải có nhận thức sâu sắc mới giải quyết được qua đó giúp người học nâng cao trình độ. Bài tập lịch sử được xem là một hệ thống thông tin, quy định nhiệm vụ, mục đích học sinh phải thực hiện, giáo viên cần hoàn thành trong quá trình dạy học lịch sử. Bài tập lịch sử thường là mới với học sinh chứ không phải là những câu hỏi đơn giản có sẵn trong sách giáo khoa xoay quanh nguyên nhân, bản chất của sự vật, hiện tượng lịch sử. Bài tập cần nêu được bản chất thể hiện được mối liên hệ logic các sự kiện lịch sử và phải được coi như một nguồn nhận thức quan trọng trong quá trình học tập của học sinh, nó được tiến hành ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học.

65

Các nội dung học tập trong chủ đề thường được giải quyết thông qua những câu hỏi, bài tập. Vì thế, những câu hỏi, bài tập này vừa được xem như là kỹ thuật sử dụng câu hỏi, bài tập ở góc độ phương pháp dạy học vừa được xem như những công cụ để đánh giá. Dân lại chủ đề trên, có thể sử dụng câu hỏi, bài tập tra, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm. Ví như bài tập: Có ý kiến cho bạn nhà Nguyễn "phản động toàn diện”, là “cõng rắn cắn gà nhà”, để rồi cầm tay và nước cho giặc. Quan điểm của em/nhóm về vấn đề này như thế nào? Em/nhóm có đánh giá như thế nào về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. Như vậy, câu hỏi, bài tập không chỉ có vai trò quan trọng trong đánh giá quá trình mà nó còn có thể sử dụng hiệu quả trong đánh giá tổng kết dc xem xét kết quả việc thực hiện chủ đề.

* Coi trọng đánh giá sản phẩm, kết quả làm việc của học sinh trong dạy học chủ đề tích hợp môn lịch sử

Trong dạy học tích cực theo chủ đề, các sản phẩm, kết quả hoạt động học tập của học sinh là thước đo chính xác nhất năng lực các em có được. Các sản phẩm là một phần trong kết quả học tập chủ đề. Nó rất cụ thể, đa dạng: có thể là một bài thuyết trình ấn tượng, một poster quảng cáo hấp dẫn, một tập san báo tường, tranh ảnh... Sản phẩm thể hiện trong đó sự nỗ lực, tâm huyết của học sinh khi thực hiện hoạt động học tập các nội dung của chủ để.

Sản phẩm, kết quả làm việc của học sinh cần được nâng niu, trân trọng để đánh giá góp phần nuôi dưỡng hứng thú học tập và kiểm tra, đánh giá trong các em. Với chủ đề dự án trên, học sinh có thể hoàn thành nhiệm vụ nhóm bằng các sản phẩm đa dạng và được báo cáo: bài thuyết trình thuyết phục về bảng so sánh thái độ và tinh thần chiến đấu của nhân dân và quan quân triều đình Huế; giới. thiệu quá trình xâm lược của thực dân Pháp trên lược đồ động; lập niên biểu các cuộc đấu tranh của nhân dân chống Pháp từ năm 1845 đến năm 1954... . Như vậy, kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ thuật đánh giá quá trình như là Phương pháp dạy học tích cực chính là cách hiệu quả nhất trong dạy học theo đó, góp phần thực hiện chủ trương đối giáo dục hiệu quả với môn học lịch sử ở trường THPT hiện nay.

66

Một phần của tài liệu 24189 16122020235217765BIKHOALUNHONCHNH (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)