Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu 24189 16122020235217765BIKHOALUNHONCHNH (Trang 75 - 110)

9. Cấu trúc khóa luận

3.3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm

Qua thực nghiệm ở 2 trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (trường THPT Nguyễn Thượng Hiền), Quảng Nam(trường THPT chuyên Lê Thánh Tông). Chúng tôi thu được kết quả như sau:

+ Tính điểm trung bình cộng kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:

Học sinh lớp thực nghiệm: 𝑥̅ =6.74 Học sinh lớp đối chứng: 𝑦̅ =4.44

+ Tính phương sai của phép đo kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: Lớp thực nghiệm: 𝑆2𝑥 =4.16

Lớp đối chứng: 𝑆2𝑦 =3.39

=> Độ lệch chuẩn quang giá trị trung bình cộng của điểm số ở bài kiểm tra lớp thực nghiệm (6.74) và lớp đối chứng là (4.44) là khác nhau. Phương sai của lớp thực nghiệm (4.16) lớn hơn so với lớp đối chứng (3.39).

+ Tính giá trị đại lượng kiểm định (t) và giá trị giới hạn (𝑡𝛼): t = (𝑥̅ − 𝑦̅) √𝑆2𝑥+𝑆𝑛 2𝑦 = 11.83

+ Giá trị giới hạn (𝑡∝) tìm trong bản Student tương ứng:

𝑘 = 2𝑛 − 𝑛 = 200 x 2 − 2 = 398.

Tương ứng với giá trị k nếu chọn sai số cho phép 𝛼=0.02 cho giá trị giới hạn (𝑡∝) = 3.09.

Như vậy, so sánh (t) và (𝑡∝): t > 𝑡∝ => Đề tài khóa luận có tính khả thi. Thực nghiệm với bài giảng phát triển năng lực thực hành để rèn luyện kĩ năng thực hành trong dạy học mang lại hiệu quả trong việc tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút học sinh vào bài giảng, làm cho kết quả học tập của học sinh nâng cao.

Không khí học tập ở các lớp thực nghiệm luôn sôi nổi và hào hứng, tạo nên không gian học tập thỏa mái và vui vẻ, bên cạnh đó phát huy tối đa tính tích cực của học sinh.

68

Qua kết quả kiểm tra mức độ nhớ kiến thức của học sinh cho thấy kĩ năng khai thác, lĩnh hội kiến thức của học sinh lớp thực nghiệm (Giáo án rèn luyện các kĩ năng thực hành phục vụ dạy học lịch sử) nổi trội hơn so với lớp đối chứng. Học sinh lớp thực nghiệm rất hứng thú với phương pháp học này.

Từ kết quả phân tích cho thấy lớp thực nghiệm có mức độ nhớ kiến thức, hứng thú với bài học thông qua việc rèn luyện các kĩ năng trong dạy học của giáo viên chắc chắn hơn và phát huy được khả năng tư duy của các em.

69

KẾT LUẬN

Xuất phát tư thực trạng dạy và học lịch sử ở các trường THPT hiện nay, trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn việc áp dụng dạy học tích hợp theo chủ đề trong dạy học lịch sử giai đoạn 1945 – 1954 ( theo chương trình chuẩn), tôi rút ra một số kết luận sau:

Việc áp dụng dạy học tích hợp theo chủ đề trong dạy học lịch sử có ý nghĩa to lớn và quan trọng góp phần vào việc khôi phục, tái hiện bức tranh lịch sử, giúp các em nhận thức được sự phát triển liên tục, hợp qui luật của xã hội loài người. là căn cứ quan trọng thể hiện chính xác, toàn diện của sự kiện lịch sử; là cơ sở để học sinh nắm bắt kiến thức một cách có hệ thống, rèn luyên khả năng phân tích, đánh giá nhận định chính xác các sự kiện để học sinh không rơi vào tình trạng “hiện đại hóa” hay “hư cấu” lịch sử. Đồng thời, việc dạy học tích hợp theo chủ đề góp phần kích thích hứng thú của các học sinh, rèn luyện thói quen tìm tòi, nghiên cứu, phát triển tư duy lịch sử của mình.

Việc dạy học tích hợp theo chủ đề trong dạy học lịch sử ở trường THPT là một biện pháp dạy học có hiệu quả, xuất phát từ cơ sở lý luận và yêu cầu của thực tiễn dạy học hiện nay là khắc phục và xáo bỏ lỗi dạy khép kín, cô lập giữa các môn học hay các kiến thức gần gũi có liên quan đến nhau, có hỗ trợ cho nhau. Điều này sẽ có ý nghĩa thiết thực trong nổ lực đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, giải quyết được băng khoăn trong việc thực hiện nguyên tắc dạy học tích hợp để phát triển giáo dục và nâng cao năng lực của học sinh.

Thực tiễn việc dạy học ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà nẵng cho thấy việc dạy học tích hợp theo chủ đề lịch sử đã được phổ biến và triển khai ở các mức độ khác nhau. Bước đầu mang lại hiệu quả cho việc dạy và học môn Lịch sử. Song, phương pháp này chưa thật sự được thống nhất về hình thức, biện pháp và nội dung thực hiện.

Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định việc sử dạy học tích hợp theo chủ đề tích hợp trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 ở trường THPT theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, và các biện pháp được đề xuất trong luận văn là hợp lý, khoa học và có tính khả thi.

70

Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1545 ở các trường THPT theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những kiến nghị sau:

Thứ nhất, các cấp quản lý giáo dục và lãnh đạo của các trường THPT cần quan tâm hơn nữa đối với công tác giáo động cơ, thái độ, tinh thần học tập bộ môn lịch sử của học sinh. Cần làm cho học sinh thấy được vai trò, ý nghĩa của bộ môn lịch sử đối với việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, truyền thống cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình và lòng tự hào dân tộc.

Thứ hai, đối với giáo viên bộ môn lịch sử ở các trường THPT cần phải thể hiện quyết tâm, lòng yêu nghề, nỗ lực vượt khó để không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực tham gia vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới dạy học lịch sử, đổi mới bản thân nói riêng, chủ động tham mưu, đề xuất với lãnh đọa trong việc trang bị cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ cho hoạt động dạy và học.

Thứ ba, lãnh đạo các trường cần tạo những điều kiện thuận lợi và tinh thần để giáo viên vững tâm công tác, đầu tư thời gian, không ngừng trang bị cơ sở vật chất, thiết bị học tập, nghiên cứu nhằm phục vụ tốt nhất việc giảng dạy và học tập của học sinh. Phối hợp với các trung tâm các thư viện, nhà sách trên địa bàn trường đóng và học sinh có thể tiếp nhận những nguồn thông tin mới một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Lịch sử 12, Nxb Giáo dục Hà Nội

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Lịch sử 12, Sách giáo viên, Nxb Giáo dục Hà Nội

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Tài liệu hội nghị Đổi mới phương pháp giảng

dạy và học tập môn Lịch sử ở trường THPT và trường THCS, tập 1, Hà Nội.

4. Nguyễn Thanh Bình (2008), Giáo dục Việt Nam trong thời kì đổi mới, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

5. Phan Huy Bính, Nguyễn Thế Trường (1971), Những cơ sở Lý Luận dạy học

T.3, NXB Giáo dục.

6. Nguyễn Văn Cường (2009), Lý luận dạy học hiện đại, POTSDAM, NXB Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy

học Lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

8. Nguyễn Phúc Chỉnh, (2012), “Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ở

trường trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục Số 296 tr. 2012.

9. Phan Tất Đắc (1983), Lý luận dạy học:cấp 1, NXB Giáo dục.

10. Bộ GD và ĐT (2015), Tài liệu tập huấn “Dạy học tích hợp ở THCS và

THPT”.

11. Lê Thị Hiền (2015), Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên Trung

học cơ sở ở thành phố Thái Nguyên, NXB Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

12. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Lê Thị Hiền (2015), Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên Trung

học cơ sở ở thành phố Thái Nguyên, NXB Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

14. Lê Văn Hữu (2015), Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy

học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh, NXB Đại

học Sư phạm Thái Nguyên.

15. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (1976), Phương pháp dạy học lịch sử T.1, NXB Giáo dục.

72

16. Phan Ngọc Liên, Trình Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2009), Phương pháp

dạy học Lịch sử, tập 2, Nxb ĐHSP Hà Nội

17. Phan Ngọc Liên (1996), Đổi mới việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường (2002), Một số chuyên đề về phương pháp dạy học Lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ, Đại

cương Lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb Giáo dục.

20. Vũ Ngọc Liên (2015) Dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên tại

trường Trung học phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Đanilốp M.A, Đỗ Thị Trang, Nguyễn Ngọc Quang (1980), Lý luận dạy học

của trường phổ thông: Một số vấn đề của lý luận dạy học hiện đại, NXB Giáo dục.

22. N.G.Đairi (1973), Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào?, Đặng Bích Hà và Nguyễn Cao Lũy dịch, Nxb Giáo dục Hà Nội

23. Trương Văn Minh ( 2017) Thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp phần

Lịch sử Việt Nam (1858-1918) cho học sinh lớp 11 trường Trung học phổ thông Hiếu Tử, tỉnh Trà Vinh, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

24. Nguyễn Ngọc Quang, Phan Huy Bính, Nguyễn Thế Trường (1971), Những

cơ sở của lý luận dạy học T.3, NXB Giáo dục.

25. Dương Tiến Sỹ (2001) “Giảng dạy tích hợp các khoa học nhằm nâng cao

chất lượng giáo dục và đào tạo”, Tạp chí giáo dục số 9 (7/2001), trang 27.

26. Dương Tiến Sỹ (2009), “Một số vấn đề về tiếp cận dạy học theo hướng tích

hợp truyền thông đa phương tiện”, Tạp chí Giáo dục Số 216 tr. 52-53.

27. Dương Tiến Sỹ (2009), Một số vấn đề về tiếp cận dạy học theo hướng tích

hợp truyền thông đa phương tiện, NXB Giáo dục.

28. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.

29. Nguyễn Văn Tuấn (2010), Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo

73

30. Đỗ Hương Trà (2007), “Dạy học dự án và tiến trình thực hiện”, NXB Tạp chí giáo dục.

31. Trần Sinh Thành (2004), “Dạy học thực hành kĩ thuật theo nhóm”, Tạp chí Giáo dục, (84), tr.36-39. NXB Bộ Giáo dục và Đào tạo

32. Lương Việt Thái (2011) “Phát triển chương trình theo định hướng phát triển

năng lực”, NXB Tạp chí Khoa học giáo dục, tr.11-16.

33. Đỗ Thị Trang, Nguyễn Ngọc Quang (1978), Phát huy tính tích cực của học

sinh như thế nào: Sơ thảo về lý luận dạy học, NXB Giáo dục.

34. Từ điển tiếng Việt (1993). NXB Văn hóa, Hà nội

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 1A

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN

VỀ VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945-1954) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

Để có thêm thông tin phục vụ cho việc thực hiện đề tài khóa luận “ Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp phần Lịch sử Việt Nam (1945-1954) ở

trường THPT (chương trình chuẩn) theo hướng phát triển năng lực học sinh”.

Xin Thầy (Cô) vui lòng trả lời giúp em một số câu hỏi dưới đây.

Thầy (Cô) vui lòng điền vào khoảng trống hoặc khoanh tròn trước cây trả lời mà Thầy (Cô) đồng ý nhất.

A. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên:……….. Tuổi:………...Thâm niên nghề nghiệp:………...năm Giáo viên trường……… B. NỘI DUNG

1. Thầy (cô) thường sử dụng những hình thức dạy học nào sau đây để dạy môn Lịch sử nói chung và Lịch sử Việt nam từ năm 1945-1954 nói riêng.

A. Dạy học truyền thống bằng phương pháp thuyết trình B. Dạy học giải quyết vấn đề

C. Dạy học chủ đề D. Dạy học theo dự án

2. Thầy (cô) thường gặp những khó khăn nào khi đổi mới phương pháp dạy học theo hình thức như: dạy học kiến tạo, dạy học theo chủ đề, dạy học theo dự án,…

A. Mất nhiều thời gian

B. Học sinh chưa quen với hình thức dạy học mới C. Phương tiện dạy học không đáp ứng

D. Giáo viên chưa có kinh nghiệm về các hình thức dạy học mới.

4. Khi dạy học “Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954” (chương trình chuẩn) Thầy (cô) thường trình bày kiến thức theo hình thức nào sau đây:

A. Chỉ dạy kiến thức phục vụ kiểm tra.

B. Dạy nội dung kiến thức theo trình tự SGK.

C. Tích hợp lại thành các chủ đề dạy học, gắng nội dung bài học với thực tế. D. Thoát li hoàn toàn khỏi SGK

5. Để chuẩn bị cho bài học mới Thầy (cô) thường yêu cầu học sinh

A. Không cần chuẩn bị gì B. Làm bài tập và học bài cũ

C. Xem trước nội dung mới trong SGK D. Tìm hiểu bài học theo định hướng của GV

6. Trong giờ dạy học Thầy (cô) thường yêu cầu học sinh

A. Giữ yên lặng, nghe giảng và trả lời câu hỏi của giáo viên. B. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

C. Trình bày, thảo luận nội dung kiến thức theo hướng dẫn của giáo viên D. Thảo luận tự do.

7. Phương tiện hỗ trợ nhiều nhất khi dạy “Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954” (chương trình chuẩn) mà Thầy (cô) sử dụng là

A. Sách giáo khoa B. Tranh ảnh, mô hình C. Sơ đồ, lược đồ D. Máy vi tính

8. Theo Thầy (cô) phương pháp dạy học theo chủ đề là gì?

A.Là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có mục tiêu rõ ràng, gắn kết với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành.

B. Là một hình thức dạy học mà người học làm việc theo nhóm tự chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo thông qua các chủ đề do giáo viên đề ra.

C. Là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có những mối liên hệ nhiều chiều

D. Là hình thức dạy học, trong đó giáo viên là người truyền thụ tri thức, chủ thể của hoạt động, học sinh là người tiếp nhận, lĩnh hội tri thức.

9. Theo Thầy (cô), hiện nay trong dạy học Lịch sử có cần thiết sử dụng phương pháp dạy học theo chủ đề hay không?

A. Rất cần thiết B. Cần thiết

C. Không cần thiết

10. Theo Thầy (cô), khi dạy học Lịch sử theo phương pháp dạy học chủ đề cần chú ý những vấn đề gì nhất?

A. Hình thức tổ chức dạy học B. Hứng thú của học sinh C. Nội dung bài học

PHỤ LỤC 1B

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN

NỘI DUNG CÂU HỎI TRẢ LỜI

Số lượng 5 GV

Tỉ lệ % 1. Thầy (cô) thường sử dụng những hình thức dạy học nào

sau đây để dạy môn Lịch sử nói chung và Lịch sử Việt nam từ năm 1945-1954 nói riêng.

A. Dạy học truyền thống bằng phương pháp thuyết trình B. Dạy học giải quyết vấn đề

C. Dạy học chủ đề D. Dạy học theo dự án 2/5 2/5 1/5 0/5 40% 40% 20% 0%

2. Thầy (cô) thường gặp những khó khăn nào khi đổi mới phương pháp dạy học theo hình thức như: dạy học kiến tạo, dạy học theo chủ đề, dạy học theo dự án,…

A. Mất nhiều thời gian

B. Học sinh chưa quen với hình thức dạy học mới C. Phương tiện dạy học không đáp ứng

D. Giáo viên chưa có kinh nghiệm về các hình thức dạy học mới. 0/5 1/5 3/5 1/5 0% 20% 60% 20%

3. Theo thầy (cô) thực tế dạy học lịch sử hiện nay đang đặt nặng vấn đề nào nhất ?

A. Cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh B. Kích thích hứng thú học tập của học sinh C. Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế.

3/5 1/5 0/5 60% 20% 0%

D. Giúp học sinh vượt qua các kì thi. 1/5 20%

Một phần của tài liệu 24189 16122020235217765BIKHOALUNHONCHNH (Trang 75 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)