Nội dung điều tra

Một phần của tài liệu 24189 16122020235217765BIKHOALUNHONCHNH (Trang 31 - 34)

9. Cấu trúc khóa luận

1.2.4. Nội dung điều tra

Nội dung điều tra khảo sát tập trung vào các vấn đề sau (Phiếu điều tra - xem Phụ lục 1,2:

Đối với GV, chúng tôi tìm hiểu về việc giáo viên có quan tâm đến việc phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học lịch sử.

Đối với HS, nội dung điều tra chủ yếu tập trung về tìm hiểu về tình hình học tập, nhận thức và thái độ của học sinh đối với môn lịch sử. Tìm hiểu về việc nắm và hiểu kiến thức lịch sử Việt Nam (từ năm 1845 đến năm 1954)

1.2.5. Xử lí kết quả điều tra và rút ra kết luận về thực trạng vấn đề nghiên cứu.

Từ những kết quả thu nhận được qua điều tra thực tiễn (kết quả điều tra xã hội học - xem Phụ lục 5), chúng tôi rút ra được một số kết luận sau đây về dạy học chủ đề tích hợp theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT:

24

Một là, đa số GV đều nhận thức được ý nghĩa của việc phát triển NLNT( năng

lực nhận thức) của HS đối với việc nâng cao chất lượng bài học LS hiện nay. Do vậy, trên thực tế vấn đề phát triển NLNT của HS đã được tiến hành ở các trường THPT với các mức độ và nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, quá trình dạy học theo hướng phát triển NLNT của HS vẫn chưa được thực hiện một cách đồng bộ trong toàn bộ chương trình mà chỉ dừng lại ở các tiết dự giờ, thao giảng nên hiệu quả đạt được không cao, không phát huy được tính tích cực học tập của HS.

Hai là, về phương pháp giảng dạy. Mặc dù nhiều GV(giáo viên) đã rất cố gắng

đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, tìm tòi nghiên cứu các tài liệu tham khảo, cập nhật thông tin bổ sung bài giảng để nâng cao chất lượng bài học LS ở trường THPT. Nhưng do thiếu cơ sở về lý luận dạy học theo hướng phát triển NL nên một số phương pháp dạy học mới như dạy học nêu vấn đề; sử dụng các biện pháp dạy học trải nghiệm, sáng tạo, đóng vai; dạy học theo chủ đề tích hợp vẫn chưa được GV vận dụng một cách thường xuyên, có hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Do vậy, quá trình dạy, học LS ở trường THPT đôi lúc còn mang tính một chiều, kiến thức bộ môn chủ yếu được HS tiếp thu từ GV nên không tạo được hứng thú học tập cho HS, phương pháp học của HS mang tính thụ động, đối phó. Thực trạng đó đã dẫn đến chất lượng học tập LS hiện nay không cao, kết quả thi tuyển vào đại học, cao đẳng một số năm gần đây đang trở thành diễn đàn bàn cãi, tranh luận của xã hội. Để khắc phục tình trạng đó, cần phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò, đổi mới không chỉ dừng lại ở lý luận mà phải được thực hiện trong thực tiễn giảng dạy, trong quá trình đó tiếp tục đúc rút kinh nghiệm để bổ sung lý luận.

Ba là, việc dạy học chủ đề tích hợp của GV trong dạy học LS chưa được tiến

hành một cách toàn diện. Trong quá trình dạy học, GV chủ yếu chỉ mới cung cấp và giúp HS bước đầu nắm bắt bản chất của các sự kiện LS cơ bản. Việc hướng dẫn, giúp HS vận dụng những kiến thức đã học để lĩnh hội những tri thức LS mới chưa được GV chú trọng thực hiện. Do vậy, không bồi dưỡng được toàn diện kỹ năng học, đặc biệt là kỹ năng nhận thức LS của HS.

Theo chúng tôi, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:

Thứ nhất, xuất phát từ nhận thức của GV về vấn đề dạy học chủ đề tích hợp

25

học chủ đề tích hợp theo hướng phát triển NL một cách nhuần nhuyễn, có hệ thống nên nhìn chung các biện pháp dạy học chỉ dừng lại là những sáng kiến kinh nghiệm. Hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo đã cho xuất bản nhiều tài liệu tập huấn, tổ chức các buổi Hội thảo liên quan đến vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình riêng biệt nào viết riêng về vấn đề dạy học tích hợp nhằm phát triển NL của HS trong dạy học LS. Vì vậy, cần phải có những tài liệu viết riêng về vấn đề này để trang bị cho GV những hiểu biết sâu sắc hơn về hoạt động dạy học chủ đề tích hợp nhằm phát triển NL của HS.

Thứ hai, trong quá trình giảng dạy, GV chưa định hướng cho HS về phương

pháp học. Dạy học ngày nay vẫn đang dừng lại ở cấp độ biết sử, chưa hoàn toàn đạt đến trình độ hiểu sử, nên vẫn còn nặng về kiểu dạy học cung cấp kiến thức của bài học mà chưa chú trọng đến việc cung cấp cho HS những kiến thức về phương pháp nhận thức LS. Hệ quả là HS hầu như không được hướng dẫn, cung cấp những phương pháp để có thể tự lực tiếp thu tri thức LS mới và thường xuyên rèn luyện kỹ năng cần thiết để phát triển NL của HS.

Thứ ba, GV chưa thực sự quan tâm đến việc tạo động cơ, hứng thú trong học

tập cho HS. Để tạo được động cơ và hứng thú học tập cho HS đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác nhau để kích thích sự ham học hỏi, sáng tạo của HS.

26

CHƯƠNG 2

HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP PHỤC VỤ DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945-1954) Ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC HỌC SINH

Một phần của tài liệu 24189 16122020235217765BIKHOALUNHONCHNH (Trang 31 - 34)