Vị trí, mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ năm

Một phần của tài liệu 24189 16122020235217765BIKHOALUNHONCHNH (Trang 34 - 36)

9. Cấu trúc khóa luận

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ năm

1945 đến năm 1954, sách giáo khoa lịch sử lớp 12.

LS Việt Nam từ 1945 đến 1954 là giai đoạn đầu của thời kì lịch sử Việt Nam hiện đại. Đây là giai đoạn gắn liền với cuộc háng chiến chống thực dâ pháp xâm lược của nhân dân ta. Trong chương trình LS ở trường THPT, toàn bộ nội dung của giai đoạn đầu LS Việt Nam hiện đại (1945- 1954) được phân phối giảng dạy ở Chương

III: Việt Nam từ 1945 đến 1954, Phần hai: LS Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

ở lớp 12 (chương trình chuẩn).

Với kết cấu này, khóa trình LS Việt Nam hiện đại (1917 - 1945) lớp 12 có vị trí quan trọng. Một mặt khóa trình LS này giúp HS kế thừa được kiến thức đã học ở lớp 9, mặt khác nó là những nền tảng kiến thức quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho HS lớp 12 tiếp thu kiến thức về LS Việt Nam các giai đoạn sau.

Mục tiêu của khóa trình LS Việt Nam hiện đại (1945- 1954) ở trường THPT là sau khi học xong khóa trình này HS sẽ đạt được những yêu cầu sau:

sử Việt Nam từ 1945 đến 1954, HS cần đạt được: - Về kiến thức:

Biết được những thuận lợi và khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hiểu được sự đúng đắn, tài tình của Đảng trong việc giải quyết những khó khăn trước mắt và lâu dài của đất nước (xây dựng chính quyền, tài chính, diệt giặc đói, giặc dốt, ngoại xâm nội phản).

Hiểu được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến chống Pháp vào đêm 19- 12-1946 và đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.

27

Biết được hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và hiểu được ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947; chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950; cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954; chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Trình bày được nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng. Biết được sự phát triển mọi mặt của hậu phương kháng chiến từ sau chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

Trình bày được nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ 1954.

Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và hiểu được nguyên nhân nào giữ vị trí hàng đầu, mang tính quyết định.

- Về kỹ năng:

Thành thạo hơn các kỹ năng sử dụng SGK, sách tham khảo, sử dụng tranh ảnh, lược đồ, phim tư liệu… các kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa để giải thích, nhận xét, đánh giá sự kiện, rút kết luận chính xác, khoa học.

- Về thái độ - tư tưởng:

Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với bọn phản quốc và kẻ xâm lược.

Khâm phục và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tinh thần căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hòa bình, ý thức đấu tranh bảo vệ hòa bình dân tộc và thế giới.

LS Việt Nam từ 1945 đến 1954 là giai đoạn LS quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc với cấu trúc nội dung gồm các chủ đề sau:

Một là, tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám và cuộc đấu tranh bảo

vệ, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (từ 2 - 9 - 1945 đến 19 - 12 - 1946), được kết cấu thành một bài:

+ Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946

28

Hai là, cách mạng Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ: kháng chiến và kiến quốc (từ

1946 đến 1954), được kết cấu thành ba bài:

+ Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)

+ Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953)

+ Bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954)

Một phần của tài liệu 24189 16122020235217765BIKHOALUNHONCHNH (Trang 34 - 36)