9. Cấu trúc khóa luận
3.2.1. Quy trình tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp
Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tích mỗi chủ đề tích hợp theo phương pháp dạy học tích cực, học sinh cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó. Trong quá trình tìm hiểu, học sinh phải lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà nếu chi có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. Những hoạt động do giáo viên để xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dân mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn. Mục tiêu chính của quá trình dạy học là giúp học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật, học sinh được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói. Những
56
yêu cầu mang tính nguyên tắc nói trên của phương pháp dạy học chủ đề tích cứ tíc cực là sự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn các chủ đề dạy học.
Để tổ chức dạy học chủ đề ( DHCĐ) tích hợp trong môn LS, cần vận dụng linh hoạt, đa dạng các hình thức và phương pháp dạy học ( PPDH). Điểm mấu chốt là GV tổ chức hoạt động học tập để phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động, độc lập và sảng tạo trong nhận thức của HS. Việc tổ chức dạy học chủ đề vtichs hợp (DHCĐTH) trong môn LS được tiến hành như sau:
Bước 1: Nêu vấn đề, định hướng, thu hút sự chú ý của HS vào nội dung trọng tâm của CĐTH. Đây là công việc quan trọng đầu tiên của GV nhằm tạo ra sự trở ngại của tư duy để định hướng nhận thức cho HS. Có nhiều cách nêu vấn đề như GV đặt HS vào tình huống "có vấn đề " thông qua bài tập nhận thức; giới thiệu một số tranh ảnh hoặc phim tư liệu liên quan đến CĐ; nêu lên sự xung đột về nội dung kiến thức, tạo sự mâu thuẫn, nảy sinh thắc mắc trong nhận thức của HS... Mục đích của cách làm này là ngay từ đầu giờ học đã gây được sự tập trung chú ý, kích thích HS trí tò mò, nhu cầu, mong muốn tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của CĐ, từ đó xuất hiện nhu cầu, mong muốn được tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của CĐ. Đây là khâu chuyển giao nhiệm vụ học tập (khởi động) giúp HS xác định rõ nhiệm vụ cần giải quyết khi học CĐLS.
Ví dụ: GV đưa ra các hình ảnh lược đồ xâm lược của thực dân pháp ở nước ta giai đoạn 1945-1954, hình ảnh về Điện Biên Phủ thì sẽ tạo cho HS hứng thú, tò mò về vấn đề đặt ra “qua hình ảnh em cho biết nó đề cập đến vấn đề gì? Em nêu những hiểu biết của em về vấn đề ấy?” đấy cũng là một trong những cách nêu vấn đề làm kích thích hứng thú tìm hiểu của học sinh.
Bước 2: Cung cấp nguồn sử liệu, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của CĐLS. Đây là khâu then chốt, là cơ sở giúp HS khôi phục lại sự kiện, hiện tượng phản ánh nội dung kiến thức của CĐ, Nguồn sử liệu đem đến cho HS bằng nhiều cách, có thể do GV cung cấp qua bài giảng, hoặc HS tự tìm hiểu qua SGK, tư liệu tham khảo, đồ dùng trực quan, kiến thức trên mạng internet,... Thông qua nghiên cứu nguồn sử liệu khoa học giúp HS biết LS diễn ra như thế nào một cách chính xác, sinh động, làm cơ sở để hiểu được bản chất của LS. Đây là cách DHTH giúp HS tiệm cận với PP nghiên cứu khoa học, chủ động phát hiện kiến thức mà nhân loại đã phát hiện, nhưng là kiến
57
thức mới đối với HS. Với những hoạt động này, HS từng bước thực hiện nhiệm vụ học tập, qua đó chủ động chiếm lĩnh nội dung kiến thức của CDTH.
Ví dụ: Về chiến thắng điện biên phủ năm 1954 thì giáo viên cần cung cấp nguồn tư liệu về trận đánh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa,… hay mở rộng ra là những mẩu chuyện xoay quanh về chiến thắng Điện Biên Phủ. Những nguồn sử liệu sẽ giúp cho việc tìm hiểu và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng phản ảnh nội dung CĐTH, Đây là khâu quyết định quá trình nhận thức, giúp HS hiểu sâu sắc bản chất của các sự kiện, hiện tượng LS, biết vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới, biết liên hệ, đánh giá thực tiễn cuộc sống. rút ra bài học bổ ích từ các CĐLS. GV cần sử dụng linh hoạt, đa dạng các PPDH (trình bày miệng, đồ dùng trực quan; nêu vấn đề: dự án; hợp đồng; trao đổi, đàm thoại, tranh luận...), kĩ thuật DH (nhóm, đóng vai, khăn trải bàn,...), giúp HS huy động các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, giải thích, bình luận để nhận thức LS. Đây là bước tiếp theo của quá trình thực hiện kế hoạch học tập, dưới sự hướng dẫn của GV, HS bảo cáo kết quả làm việc (nhóm, cá nhân) và thảo luận (toàn lớp) để từng bước hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Ví dụ: như chủ đề liên quan đến “chiến thắng Điện Biên Phủ năm 195”, sau khi cung cấp nguồn sử liệu liên quan đến chủ đề thì giáo viên cần đặt ra những câu hỏi, những tình huống có vấn đề để kích thích sự tìm tòi, trao đổi theo từng nhóm hay đàm thoại. “ chiến thắng Điện Biên Phủ có kết quả như thế nào? Kết quả ấy có tác động như thế nào đến phong trào đấu tranh dân tộc trên thế giới?” GV có thể đưa thêm hình ảnh để kích thích sự trao đổi thảo luận.
Bước 4: Củng cố, kiểm tra hoạt động nhận thức, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Đây là khâu cuối cùng của quá trình DHCĐTH. Trên cơ sở ý kiến trình bày của HS, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về nhiệm vụ đã giải quyết, giúp HS hệ thống kiến thức cơ bản, cốt lõi của CĐ. Đồng thời, hướng dẫn HS mở rộng, củng cố kiến thức bằng việc tự học ở nhà, chủ động chuẩn bị cho nội dung học tập mới.
Ví dụ: như chủ đề về “Hiệp định Giơ-ne-vơ và bài học đấu tranh ngoại giao” thì sau khi cho học sinh tìm hiểu, thảo luận trao đổi để giải quyết vấn đề đặt ra thì
58
giáo viên chốt ý, củng cố lại kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm về tác động của bối cảnh quốc tế đến kết quả của Hiệp định
Như vậy, tổ chức DHCĐTH trong môn LS được thực hiện thông qua một chuỗi hoạt động học tập của HS. Trong mọi hoạt động học tập, GV hướng dẫn HS thực hiện các bước: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (yêu cầu rõ ràng và phù hơn với khả năng nhận thức của người học; hình thức sinh động, hấp dẫn, tạo động cơ và hình thức để HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ); Thực hiện nhiệm vụ học tập (HS được khuyến khích hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV là người tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ); Báo cáo kết quả và thảo luận (thông qua trao đổi, thảo luận cá nhân hoặc nhóm, HS trình bày những sản phẩm học tập cụ thể); Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS và HS đánh giá lẫn nhau; rút ra kết luận về kiến thức). Thực chất của cách DHCĐTH này là GV dạy cho HS cách học và tự học. Tổ chức DHCĐTH trong môn LS vừa tuân theo quy luật chung của quá trình nhận thức (trực quan sinh động - tư duy trừu tượng - thực tiễn). vừa mang đặc trưng của bộ môn LS (quá khứ - không lặp lại - cụ thể - hệ thống - thống nhất giữa sử và luận).