Khai thác hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu 24189 16122020235217765BIKHOALUNHONCHNH (Trang 66)

9. Cấu trúc khóa luận

3.2.2.Khai thác hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học

Các phương tiện, thiết bị là những điều kiện cơ sở vật chất không thể thiếu được trong dạy học. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc dạy học gồm nhiều loại. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện, thiết bị này như thế nào cho hiệu quả thì lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện của nhà trường có đủ các thiết bị cần thiết để phục vụ cho việc dạy học, giáo viên có lựa chọn (trong trường hợp trường có phương tiện, thiết bị) hoặc tự trang bị (sưu tầm, tự làm, mua) các phương tiện, thiết bị phù hợp với nội dung dạy học, với trình độ nhận thức của học sinh; giáo viên có đủ khả năng để sử dụng các phương tiện, thiết bị đó hay không? Đây là vấn đề đòi hỏi sự công phu, tâm huyết của người thầy trong khâu chuẩn bị và chính điều này sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả của việc dạy học chủ đề. Để khai thác hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học, giáo viên cần chú ý:

- Lựa chọn phương tiện, thiết bị phù hợp với nội dung dạy học, với điều kiện của nhà trường và năng lực dạy học của bản thân.

59

- Tiến hành khái thác các phương tiện, thiết bị để làm rõ nội dung học tập và phát triển các năng lực của học sinh.

Không có một phương pháp chung cho việc sử dụng tất cả các loại thiết bị và phương tiện kĩ thuật trong DHCĐTH Lịch sử. Việc hiểu rõ vai trò, ý nghĩa và chức năng của từng loại thiết bị, phương tiện kĩ thuật trên sẽ giúp GV xác định, lựa chọn đúng phương tiện và PPDH cho phù hợp với nội dung của từng mục, bài học LS. Tuy nhiên, khi sử dụng bất cứ loại thiết bị, phương tiện kĩ thuật nào GV cần lưu ý đến tính cơ bản, tính hình ảnh, thẩm mĩ và tính vừa sức đối với HS. Các thiết bị, phương tiện kĩ thuật được lựa chọn sử dụng trong DH phải phản ánh đúng đối tượng, phù hợp với nội dung bài học, không có những thông tin sai lệch về mặt khoa học, hoặc làm phân tán sự tập trung suy nghĩ của HS về sự kiện trong bài (do lạm dụng thiết bị kĩ thuật – cho rằng kĩ thuật quyết định tất cả), nếu hình ảnh được đưa lên màn hình PowerPoint phải thật sinh động, có màu sắc hài hòa, kèm theo lời chú thích rõ ràng...

Để sử dụng tốt các thiết bị, phương tiện kĩ thuật trong DHCĐTH Lịch sử phải tuân thủ và thực hiện 3 bước sau đây:

* Bước chuẩn bị ở nhà:

- GV nghiên cứu bài viết trong sách giáo khoa (SGK) để xác định vị trí, mục đích, yêu cầu và kiến thức cơ bản của bài học. Trên cơ sở đó, xác định và lựa chọn loại thiết bị, phương tiện kĩ thuật cần thiết sử dụng trong bài: loại nào dùng để cụ thể hóa một sự kiện quan trọng, loại nào minh họa hoặc vừa minh họa. Vừa cung cấp, khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS.

- GV tìm hiểu nội dung kiến thức LS được thể hiện trên thiết bị DHCĐTH, thông qua phương tiện kĩ thuật (lược đồ, tranh ảnh, sơ đồ hóa kiến thức, các đoạn phim tư liệu thiết kế trên phần mềm,... ).

- Đối với thiết bị DHCĐTH là bản đồ, lược đồ LS (gồm cả lược đồ và bản đồ được xây dựng, thiết kế trên các phần mềm PowerPoint, Flash,...), ngoài việc tìm hiểu diễn biến của sự kiện, GV cần lưu ý đến một số yếu tố khác liên quan như không gian địa lí, các kí hiệu quan trọng thể hiện trên bản đồ, lược đồ: đường tấn công, rút lui của địch, các hướng mũi tên tấn công của ta, căn cứ kháng chiến, bó đuốc,... Bước chuẩn bị này gắn liền với quá trình soạn giáo án ở nhà của mỗi GV.

60

* Bước sử dụng trên lớp:

Khi dạy đến nội dung nào liên quan đến thiết bị, cần phải sử dụng phương tiện DH, GV cho HS quan sát tranh ảnh, bản đồ (tạm gọi là kênh hình), cũng có thể thiết kế và trình chiếu trên màn hình PowerPoint. Bước sử dụng trên lớp có thể được tiến hành như sau:

- Đầu tiên, GV cho HS cả lớp quan sát để được "trực quan sinh động”, dùng que chỉ giới thiệu tên gọi của kênh hình theo vòng tròn đường chỉ kim đồng hồ. Nếu là bản đồ, lược đồ thì GV phải giới thiệu cả tỉ lệ và những kí hiệu quan trọng ở phần “Chú thích” (mũi tên tấn công của địch, hướng rút lui và mũi tên tấn công của ta, đồn bốt địch và sở chỉ huy của ta, nơi quân địch nhảy dù - nếu có,...)

- Thứ hai, GV tập trung sự chú ý của HS vào một số chi tiết quan trọng trên kênh hình, đặt câu hỏi gợi mở và tổ chức cho các em khai thác nội dung. Đối với lược đồ, bản đồ LS nói về một trận đánh, GV cho HS kết hợp nghiên cứu SGK và quan sát lược đồ tìm những ý chính về diễn biến, rồi đặt các câu hỏi gợi mở nhằm phát huy tính tích cực của HS chủ động tìm hiểu sự kiện. Việc làm trên của GV sẽ kích thích tư duy và trí tưởng tượng của HS, giúp các em tích cực, chủ động tham gia vào quá trình lĩnh hội kiến thức, qua đó hiểu rõ nội dung LS được phản ánh qua

kênh hình.

- Thứ ba, GV dành cho HS một khoảng thời gian ngắn để suy nghĩ, hoặc đọc SGK rồi trả lời câu hỏi theo những gợi ý mà GV đã nêu trước đó, các bạn khác trong lớp lắng nghe và bổ sung thêm ý kiến.

- Cuối cùng, GV nhận xét, trình bày và kết luận, giúp HS sáng tỏ những nội dung LS liên quan đến kênh hình.

* Hoàn thành bước sử dụng:

- GV kiểm tra kết quả hoạt động nhận thức của HS trong quá trình quan sát và khai thác nội dung kênh hình, rèn luyện các em kĩ năng thực hành bộ môn, như: yêu cầu HS trình bày tóm tắt lại nội dung cơ bản của bức tranh, diễn biến chính trên lược đồ, đọc các kí hiệu, chỉ tên địa danh, vùng diễn ra chiến sự,. .

- GV cất thiết bị, đồ dùng DH để không làm phân tán tư tưởng và mất sự tập trung chú ý của HS khi tìm hiểu các nội dung tiếp theo.

61

Ví dụ: Với chủ đề Nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp xâm

lược ( từ năm 1945 đến năm 1954)”, giáo viên cần biết lựa chọn, khai thác hiệu quả nhiều phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc dạy học như máy tính, máy chiếu Projector, hệ thống tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ về các cuộc kháng chiến, phong trào yêu nước của nhân dân, các anh hùng dân tộc trong buổi đầu đấu tranh chống Pháp xâm lược. Những tranh ảnh, sơ đồ lược đồ này được xem là những đồ dùng trực quan quan trọng để giáo viên có thể giúp học sinh hình dung, tưởng tượng và dựng lại hình tường các nhân vật, các cuộc đấu tranh của nhân dân

Việt Nam chống Pháp xâm lược diễn ra như thế nào, hiểu được những gì đã diễn ra, từ đó giáo dục các em ý thức tôn trọng các anh hùng dân tộc, tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước, biết trân trọng những giá trị to lớn mà lịch sử dân tộc ta để lại.

3.2.3. Kết hợp dạy học chủ đề tích hợp với các phương pháp dạy học khác

Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy cần phải kết hợp nhiều phương pháp và hình thức dạy học để bổ sung cho nhau nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

DHCĐTH cũng vậy, cần kết hợp với các phương pháp dạy học khác như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại... DHCĐTH kết hợp với - nhân nêu vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết Vấn để cho học sinh học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huởng chứa đựng mâu thuẫn trong nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh.

Ngoài ra, DHCĐTH còn kết hợp với phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nhằm khơi gợi hình ảnh, tạo cảm xúc mạnh mẽ cho học sinh. Thiều hình ảnh trình bày kiến thức, HS rất khó hình dung cụ thể sự kiện quá khứ. Trình bày có hình ảnh không chỉ là điểm tựa của nhận thức cảm tính, mà còn là cơ sở cho tư duy trong việc hiểu bản chất và đánh giá sự kiện. Do đó, DHCĐTH kết hợp với phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan sẽ khơi dậy ở học sinh sự hồi hộp xúc động, tình cảm, hứng

62

thú hay hiếu kì, sự đồng cảm hay phản đối... Sự hồi hộp, xúc động làm tăng sự ham muốn học tập của HS đối với Lịch sử, hình thành nhân cách của các em, nâng cao chất lượng tri giác, nhớ lại, tư duy và vận dụng kiến thức vào học tập và đời sống.

Do đó, khi DHCĐTH muốn cho bài học lịch sử đạt hiệu quả tốt nhất, giờ học trở nên lôi cuốn, sinh động thì cần phải kết hợp với nhiều phương pháp dạy học khác nhau.

3.2.4. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học các chủ đề tích hợp theo hướng phát triển năng lực của HS triển năng lực của HS

Năng lực là tập hợp các kỹ năng (các hoạt động) tác động lên các nội dung trong một tình huống có ý nghĩa đối với học sinh. Nói cách khác năng lực của học sinh là khả năng nắm vững một hệ thống những kiến thức, kỹ năng và biết vận dụng những điều đã học được để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn học tập và cuộc sống để hình thành và phát triển các năng lực (chung, riêng) cần có của học sinh dài và hài học theo chủ đề được thiết kế theo hướng mở, khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập nhằm theo dõi sự tiến bộ của các cho nên, phương pháp dạy học, các công cụ kiểm tra đánh giá được lựa chọn cũng phù hợp và vận dụng linh hoạt, trong đó lựa chọn phương pháp chủ đạo nhằm đáp ứng dạy học phân hóa chuyên sâu với nhiều loại trí tuệ học sinh, phát huy được tính tích cực và năng lực độc lập của các em trong học tập các chủ đề lịch sử. Để đảm bảo đánh giá toàn diện hoạt động của học sinh trong học tập các chủ đề cân tố chức kiểm tra sử dụng kết hợp nhiều công cụ đánh giá.

* Tăng cường sử dụng đánh giá quan sát trong dạy học các chủ đề tích hợp lịch sử

Trong đánh giá quá trình học tập của học sinh, quan sát được xem là một công cụ đánh giá có vai trò đặc biệt. Quan sát là xem xét để thấy, để biết rõ một sự vật. hiện tượng nào đó. Trong dạy học quan sát là cách giáo viên sử dụng để hiểu và cảm nhận mọi mặt thái độ, hành vi của học sinh trong các hoạt động học tập, đặt các em vào các tình huống xuất phát gần gũi với đời sống để cảm nhận và tham gia giải quyết các tình huống đó. Các quan sát này là toàn diện theo diễn biến các hoạt động học tập của học sinh ở nhiều khía cạnh: nhịp độ bài học; bản chất sự tham gia của học sinh vào thảo luận lớp: thái độ của học sinh trước các loại câu hỏi được đưa ra; các kĩ năng giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm; độ chuẩn xác các câu trả lời của học sinh: bản

63

chất của các câu trả lời của học sinh; cách phản ứng của học sinh đối với một bài tập: cách phản ứng của học sinh đối với điểm kiểm tra; mức độ hứng | thú, tích cực quan tâm và giải quyết những nhiệm vụ chủ đề dạy học đặt ra của học sinh; mức độ hiểu biết thể hiện qua các câu trả lời của học sinh...

Như vậy, quan sát là đánh giá mang yếu tố định tính nhưng những cảm nhận “của giáo viên lại là khởi nguồn hỗ trợ cho việc đánh giá chính xác, khách quan năng lực và phẩm chất của học sinh bằng các công cụ đánh giá định lượng Quan sát là dánh giá tiếp, giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh không khi giờ học, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp, kĩ thuật dạy học hiệu quả hơn.

Ví dụ: Khi dạy học chủ đề “Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1945 đến năm 1954)”, số tiết được kiến là 5, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học là DHCĐTH. Để đánh giá quan sát, giáo viên cần tập hợp, theo dõi, ghi chép lại mọi hoạt động có trong tiến trình thực hiện chủ đề, từ thái độ, sự hứng thú của học sinh với chủ đề dạy học, thái độ tham gia hoạt động nhóm, cách thức làm việc... Sự theo dõi và những ghi chép này sẽ cùng với các sản phẩm thực hiện hoạt động DHCĐTH của họ sinh (kết quả đánh giá động đang giữa các nhóm được cho điểm), bài thu hoạch kết quả thực hiện chủ đề (đánh giá bằng điểm số) giúp giáo viên đánh giá đúng nâng lực và sự tiến bộ của học sinh. Cho nên, đánh giá bằng quan sát có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá sự tiến bộ của học sinh qua từng bài học, qua quá trình học tập. Chỉ tiếc rằng hiện nay do nhiều yếu tố tác động giáo viên chưa thực sự quan tâm và thực hiện cách đánh giá này.

* Vận dụng linh hoạt các kĩ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học các chủ đề tích hợp môn lịch sử

Kĩ thuật nói chung là những phương pháp sử dụng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của con người. Kĩ thuật dạy học là những cách thức, hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình tổ chức dạy học ở trên lớp học. Trong dạy học, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá là các phương pháp được giáo viên sử dụng để "đo" kết quả học tập của học sinh về cả định tính và định lượng.

Các chủ đề lịch sử được xây dựng thường mang yếu tố mở (về thời gian xác định cho chủ đề dạy học, nội dung chủ đề do giáo viên định hướng) nhưng vẫn phải

64

đảm bảo nằm trong khung chương trình cho phép. Các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề chủ đề đặt ra diễn ra liên tục. Cho nên, trong dạy học chủ đề giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học, kĩ thuật đánh giá phù hợp với đối tượng, đặc trưng lớp học và điều kiện thực tế của nhà trường.

Đánh giá trong dạy học theo chủ đề là đánh giá quá trình, được sử dụng ở các thời điểm khác nhau của việc thực hiện chủ đề dạy học với nhiều kĩ thuật: kiểm tra Kiến thức nền, bài tập một phút, tóm tắt một câu... có thể sử dụng khi bắt đầu chủ để dạy học; bản đồ khái niệm, lập hồ sơ người nổi tiếng... có thể sử dụng khi triển khai các hoạt động thực hiện nội dung của chủ để... kĩ thuật tổng hợp, bài tập một phút, tóm tắt một câu... cũng có thể sử dụng khi tổng kết, đánh giá chủ đề. Tuy nhiên, việc lựa chọn vận dụng các kĩ thuật đánh giá chỉ là tương đối, cần sự mềm dẻo, tránh cứng nhắc. Vẫn với chủ đề trên, khi triển khai thực hiện nhiệm Mự án, các kĩ thuật đánh giá được lựa chọn sử dụng Phải phù hợp, góp phần đánh giá kết quả làm việc nhóm.

* Thường xuyên sử dụng câu hỏi, bài tập để kiểm tra, đánh giá trong dạy học các chủ đề tích hợp môn lịch sử

Câu hỏi, bài tập đều là những công cụ đo lường được sử dụng thường xuyên

Một phần của tài liệu 24189 16122020235217765BIKHOALUNHONCHNH (Trang 66)