Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH TINH CHÉ PECTIN TỪ VỎ QUÁ VÀ LÁ CÂY BỨA (Trang 36 - 38)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay trên thế giới đã công bố một số công trình về họ bứa và chủ yếu là những nghiên cứu liên quan đến chiết tách axit HCA.

Năm 1996, Moffett và những cộng sự [26] đã phát triển quá trình chiết tách (-)-HCA bằng nước từ vỏ Garcinia.

lớn (-)-HCA từ vỏ quả G. cambogia khô, xác định (-)-HCA là hoạt chất chính và được nghiên cứu bằng phương pháp quang phổ.

Đến năm 2005, Maria Helene Canteri-Schemin và các cộng sự năm đã nghiên cứu chiết tách pectin từ dịch nhão của quả táo. Kết quả cho thấy hiệu suất thu nhận pectin khi dùng nguyên liệu dưới dạng bột nhão thấp hơn so với nguyên liệu ở dạng bột khô. Dung môi sử dụng để chiết tách là axit citric với hàm lượng 6,2g/100ml, thời gian phản ứng là 150 phút. Pectin thu được có mức độ este hóa khoảng 68,84% [24].

Năm 2008, S. Yeoh, J. Shi, T.A.G. Langrish đã nghiên cứu so sánh 2 kỹ thuật chiết tách pectin từ vỏ quả cam. Kết quả cho thấy cùng hàm lượng pectin thu được nhưng với kỹ thuật chiết tách bằng sóng siêu âm chỉ mất 15 phút, trong khi đó dùng phương pháp chiết tách Soxhlet thì mất khoảng 3h. Đồng thời khi sử dụng dung môi chứa ethanol và EDTA cho kết quả lượng pectin thu được gấp đôi khi sử dụng dung môi nước [27].

Ngoài ra còn có Osamu Kurita và cộng sự [28] đã nghiên cứu chiết tách pectin từ quả họ Citrus unshiu Marcovitch x C. Nobilis Loureito (Kara quan) khi có mặt axit citric ở pH và nhiệt độ khác nhau (2008).

Vào năm 2010, K.K.Woo, Y.Y.Chong, S.K.Li Hiong, P.Y Tang đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách pectin từ quả rồng đỏ.

Nhìn chung các nghiên cứu trên thế giới về cây bứa chủ yếu nghiên cứu quá trình chiết tách axit HCA. Với hợp chất pectin, quá trình chiết tách và xác định tính chất của pectin từ các loại nguyên liệu quả như các loại quả thuộc họ Citrus, quả táo, quả rồng đỏ...khá phổ biến nhưng từ nguyên liệu vỏ và lá bứa thì còn rất hạn chế. Các nghiên cứu tập trung vào khảo sát điều kiện để trích ly pectin từ nguyên liệu, xác định tính chất dược lý... nhưng chưa tìm thấy công bố nào về khảo sát điều kiện kết tủa tối ưu pectin.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH TINH CHÉ PECTIN TỪ VỎ QUÁ VÀ LÁ CÂY BỨA (Trang 36 - 38)