Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH TINH CHÉ PECTIN TỪ VỎ QUÁ VÀ LÁ CÂY BỨA (Trang 38 - 40)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.Tình hình nghiên cứu trong nước

Về phần nghiên cứu trong nước, đã có một số tác giả thành công trong nghiên cứu chiết tách các thành phần khác nhau từ cây bứa cũng như việc chiết tách pectin từ các nguồn nguyên liệu trái cây.

Pectin thu nhận từ vỏ bưởi bằng phương pháp enzim [8] do Võ Hồng Nhân, Kiều Thị Xuân Hạnh nghiên cứu năm 1993.

Nguyễn Đình Thiện và các cộng sự đã cô lập và nhận danh hai Friedocycloartan mới từ vỏ bứa Lanessan [12].

Sử dụng enzim để phân giải pectin trong dịch vải thiều [11] của các tác giả Nguyễn Quang Thảo và Tào Thanh Nam năm 2000.

Năm 2004, Đỗ Thị Tuyên và các cộng sự [16] đã nghiên cứu ảnh hưởng của cao chiết từ quả bứa (Garcinia cambogia) lên các enzim chống oxy hoá ở gan chuột bị nhiễm độc CCl4 mãn tính.

Hà Diệu Ly và các cộng sự [7] năm 2008 đã nghiên cứu cô lập và nhận danh 04 depsidon mới từ cây bứa núi. Cũng trong năm này, Ngũ Tường Nhân và các cộng sự [9] đã nghiên cứu chiết tách xác định xanthone từ bứa Delpy.

Nguyễn Đình Hiệp đã nghiên cứu Benzophenon có khả năng ức chế các tế bào ung thư từ vỏ trái bứa nam (Garcinia Cochinchinense).

Nghiên cứu chiết tách, tinh sạch pectin và điều chế dẫn xuất chlorophyllin tan trong nước từ lá cây hoàng thanh của các tác giả như Tạ Duy Tiên, Dương Thị Hương Giang và Phan Thị Bích Trâm [13] công bố năm 2008.

Năm 2010, Bùi Anh Võ, Nguyễn Đức Lượng [19] đã tiến hành nghiên cứu thu nhận pectin từ vỏ quả cà phê.

Năm 2011, Đặng Quang Vinh đã nghiên cứu chiết tách, chuyển hoá axit hydroxycitric trong vỏ quả bứa và ứng dụng tạo sản phẩm giảm béo [18].

Các nghiên cứu về quá trình chiết tách và kết tủa pectin ở nước ta hiện nay chưa nhiều. Việc xác định thành phần hóa học cũng như nghiên cứu quá trình tinh chế pectin từ lá và vỏ quả bứa chưa được thực hiện. Bên cạnh đó, phần lớn pectin sử dụng trong nước hiện nay đều nhập từ nước ngoài. Vì vậy, việc tận dụng nguồn phế liệu bứa sau khi đã chiết tách axit HCA để sản xuất pectin có ý nghĩa rất quan trọng ở Việt Nam, đặc biệt là về mặt giá trị kinh tế và môi trường.

Với những lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu kết tủa và tinh chế pectin trong vỏ quả và lá bứa, từ đó đề xuất quy trình sản xuất bột pectin thô và ứng dụng trong phụ gia thực phẩm. Hy vọng nghiên cứu này sẽ mở ra một hướng đi mới trong việc khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu bứa dồi dào và sẵn có ở Việt Nam nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

CHƯƠNG 2

NHNG NGHIÊN CU THC NGHIM

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH TINH CHÉ PECTIN TỪ VỎ QUÁ VÀ LÁ CÂY BỨA (Trang 38 - 40)