Các cách phân loại ngoại suy

Một phần của tài liệu PHÁT TRIÊN SUY LUẬN NGOẠI SUY CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA DẠY HỌC. YÉU TÓ HÌNH HỌC (Trang 29 - 32)

CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1.4. Các cách phân loại ngoại suy

- Phân loại theo Eco

Eco (1983) đưa ra một số dạng ngoại suy khác nhau dựa trên sự hình thành khái niệm ngoại suy của Peirce vào năm 1878: “loại suy luận tạo ra một Trường hợp từ một Quy tắc và một Kết luận (Peirce, 1878, 123). Eco cho rằng quy tắc trong mô hình này không nhất thiết phải luôn luôn tồn tại rõ ràng. Nếu có một Quy tắc, ta sẽ áp dụng mô hình của Peirce, nhưng nếu không thì sẽ phát sinh ra một loại ngoại suy mới. Eco định nghĩa ba loại ngoại suy: ngoại suy trực tiếp, ngoại suy chọn lựa và ngoại suy sáng tạo”.

Ngoại suy trực tiếp xảy ra khi người suy luận chỉ nhận ra một Quy tắc có thể giải thích cho kết quả quan sát được. Định nghĩa này giống như định nghĩa của Peirce đưa ra vào năm 1878. “Nếu có nhiều hơn hoặc ít hơn một Quy tắc được tìm thấy, tình huống trở nên phức tạp hơn. Trước khi đề xuất được một giả thuyết ngoại suy, một Quy tắc phải được chỉ ra và giả thuyết ngoại suy (là Trường hợp) sẽ phụ thuộc vào Quy tắc được chọn. Như Eco đã chỉ ra: “vấn đề thực sự là làm thế nào để chỉ ra cùng một lúc cả Quy tắc và Trường hợp, vì chúng liên quan mật thiết với nhau”. Trường hợp trong SLNS được chứa đựng hoàn toàn trong Quy tắc. Do đó khi đã nhận ra được Quy tắc, ta sẽ suy ra ngay Trường hợp là gì. Nếu có nhiều Quy tắc thì Eco gọi đó là ngoại suy chọn lựa. Khi không có một Quy tắc nào có thể giải thích cho kết quả được tìm thấy, một Quy tắc mới được hình thành và Eco gọi đây là ngoại suy sáng tạo” (Vũ Đình Chinh, 2016, tr 41 – 42). Như vậy, quá trình khám phá bởi ngoại suy có thể tạo ra:

a) Một trường hợp mới (Tất cả các loại ngoại suy).

b) Mối quan hệ giữa các Kết quả được quan sát và Quy tắc liên quan (Tất cả các loại ngoại suy).

c) Một Quy tắc mới (Ngoại suy sáng tạo).

cần được xem xét. Theo Eco, có ba tiêu chuẩn cần chú ý: (1) Giả thuyết phải giải thích được điều quan sát.

(2) Giả thuyết chỉ chứa các yếu tố vừa đủ để giải thích cho quan sát đó, tức là không nên làm phức tạp hóa giả thuyết khi không cần thiết.

(3) Giả thuyết có thể được kiểm chứng bằng thực nghiệm. - Phân loại theo Magnani

Theo Paul Thagard (2001), Magnani đóng góp thêm cho các nghiên cứu về ngoại suy những kết quả có giá trị: Thứ nhất, chúng liên kết lại các mối quan tâm của các nhà triết học của khoa học và các nhà nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Thứ hai, chúng đưa ra một khuôn khổ chung hữu ích cho các thảo luận về các loại ngoại suy khác nhau. Thứ ba, chúng phát triển các ý tưởng quan trọng về các khía cạnh của ngoại suy liên quan đến khoa học nhận thức luận.

Trong loạt bài báo của Magnani từ năm 1999 đến 2006, ông đã đưa ra một số cách phân loại ngoại suy để áp dụng trong các lĩnh vực khoa học nhận thức luận. Trước tiên là ngoại suy lý thuyết và ngoại suy thao tác. Mặc dù chúng chưa bao giờ được tách biệt hoàn toàn một cách rõ ràng nhưng có vẻ như trong ngoại suy lý thuyết, các giả thuyết có thể biểu diễn ra thông qua các phát biểu… trong khi với ngoại suy thao tác, các lời giải thích chính là các đối tượng mà người suy luận đang tương tác hoặc chính bản thân quá trình tương tác. Ngoại suy lý thuyết là quá trình suy ra những sự kiện hoặc các quy tắc và các giả thuyết để làm cho một vấn đề nào đó trở nên có lí, để khám phá hay giải thích một hiện tượng, quan sát nào đó (Magnani, 2006, tr 87-89)

Có nhiều cách phân loại các loại suy luận ngoại suy. Theo Eco (1983) [15], phân biệt ba loại lập luận ngoại suy thường sử dụng trong quá trình chứng minh đó là: “Ngoại suy đơn tuyến, ngoại suy đa tuyến và ngoại suy sáng tạo. Ngoại suy đơn tuyến xảy ra khi người lập luận chỉ xác định được một quy tắc suy luận hay một “luận chứng” để từ đó suy ra kết luận, còn ngoại suy đa tuyến xảy ra khi người lập luận phải lựa chọn trong tập hợp nhiều hơn một quy tắc suy luận hay “luận chứng”. Ngoại suy sáng tạo xảy ra khi người lập luận chưa xác định được bất cứ “luận chứng” nào để đi đến kết luận và buộc phải sáng tạo thêm các “luận chứng” mới”.

Theo Patokorpi đã tổng kết và đưa ra bốn loại suy luận ngoại suy sau:

“Ngoại suy chọn lựa: Chọn trong số các quy tắc có sẵn một quy tắc có thể lý giải cho kết luận.

ra một quy tắc mới để lý giải cho kết luận.

Ngoại suy trực quan: Tư duy ngay trong quá trình quan sát để đưa ra giả thuyết là một trường hợp nhằm lý giải cho kết luận.

Ngoại suy thao tác: Tiến hành các thao tác thích hợp nhằm thu thập thêm dữ liệu để tìm thấy trường hợp có thể lý giải cho kết luận.

Ngoại suy thao tác xảy ra khi chúng ta tư duy thông qua hành động. Lý thuyết về ngoại suy đã mô tả nhiều về tầm quan trọng của ngoại suy lý thuyết đối với con người và chương trình máy tính nhưng thất bại trong việc lý giải các trường hợp trong khoa học khi mà các kết quả có được đều chủ yếu từ các thực nghiệm hoặc thao tác lên các đối tượng nghiên cứu nhằm làm xuất hiện thêm những thông tin mới”.

Khái niệm ngoại suy thao tác xuất hiện và bao quát một phần rộng lớn các phát hiện khoa học nơi mà vai trò của hoạt động là trung tâm và đặc trưng của những hoạt động này đôi khi nằm ở dạng ẩn tàng và khó lý giải: “Hoạt động có thể cung cấp những thông tin cho phép nhà nghiên cứu giải quyết vấn đề bằng cách thực hiện một quá trình ngoại suy phù hợp để xây dựng hoặc chọn giả thuyết”.

Phân biệt giữa ngoại suy sáng tạo và ngoại suy chọn lựa, Magnani cho rằng trong ngoại suy chọn lựa, một giả thuyết sẽ được chọn ra trong tập hợp các giả thuyết đáp ứng, trong khi với ngoại suy sáng tạo, giả thuyết là mới theo một cách nào đó. Ví dụ trong lĩnh vực y học, Magnani đưa ra sự phân biệt giữa chẩn đoán y học ở đó một giả thuyết được chọn ra từ tất cả những gì được biết và nghiên cứu y khoa, ở đó.

- Phân loại theo Patokorpi

Dựa trên các kết quả nghiên cứu của Magnani và các cộng sự, Patokorpi (2006) đã tổng kết và đưa ra bốn loại SLNS sau:

1) Ngoại suy chọn lựa: Chọn trong số các Quy tắc có sẵn một Quy tắc có thể lý giải cho Kết luận.

2) Ngoại suy sáng tạo: Khi các Quy tắc có sẵn không lý giải được, cần sáng tạo ra một Quy tắc mới để lý giải cho Kết luận.

3) Ngoại suy trực quan: Tư duy ngay trong quá trình quan sát để đưa ra giả thuyết là một Trường hợp nhằm lý giải cho Kết luận.

4) Ngoại suy thao tác: Tiến hành các thao tác thích hợp nhằm thu thập thêm dữ liệu để tìm thấy Trường hợp có thể lý giải cho Kết luận.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIÊN SUY LUẬN NGOẠI SUY CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA DẠY HỌC. YÉU TÓ HÌNH HỌC (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)