Kết luận, lý giải cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất

Một phần của tài liệu PHÁT TRIÊN SUY LUẬN NGOẠI SUY CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA DẠY HỌC. YÉU TÓ HÌNH HỌC (Trang 78 - 80)

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN, LÝ GIẢI VÀ VẬN DỤNG

5.2. Kết luận và lý giải

5.2.1. Kết luận, lý giải cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất

Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: “Vì sao phải phát triển SLNS cho học sinh lớp 5?”.

Kết quả nghiên cứu cho thấy SLNS có vai trị quan trọng trong quá trình giải bài tập hình học. GV cần xây dựng các biểu diễn trực quan trên phần mềm hình học động và thiết kế các bài tồn có kế thức mở để phát triển SLNS cho học sinh.

Học sinh dần làm quen với việc tự học, vận dụng tri thức để giải quyết, chứng minh các bài tốn, khám phá tri thức mới. Khơng khí lớp học sơi nổi, hào hứng hơn hẳn những tiết học bình thường. Học sinh tích cực hỏi và trả lời ý kiến của mình khi GV đặt ra các vấn đề. Học sinh được GV rèn luyện năng lực SLNS thì tích cực đặt ra câu hỏi, đưa ra giả thuyết ngoại suy và kiểm chứng lại giả thuyết của mình một cách có căn cứ. Nhiều học sinh đưa ra các dự đoán, các bài toán hay khi nghiên cứu sâu lời giải của các bài tốn. Trong q trình suy luận tìm cách giải bài tốn thì lơgic hơn, trình bày bài tốn thì chặt chẽ hơn.

Đối với chương trình Tốn Tiểu học, SLNS xuất hiện tiềm ẩn trong quá trình dạy học các khái niệm mới thơng qua quan sát các tình huống, hiện tượng để đưa ra các lý thuyết giải thích hoặc q trình tìm kiếm các định lí, cơng thức. Khơng những vậy, SLNS cịn gắn liền với các hoạt động: khảo sát toán, làm việc với các bài toán kết thúc mở, phát biểu các bài toán mở rộng hay giải quyết các vấn đề thực tế. Trong quá trình quan sát, học sinh sẽ rèn luyện được tính tỉ mỉ, cẩn thận. Để giải quyết được vấn đề, học sinh không những phải huy động sự tham gia của các giác quan, mà cịn phải suy nghĩ, lí giải. Nhờ đó, các năng lực tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp... được phát triển; đồng thời các kĩ năng như lập luận, phán đoán... cũng được nâng cao hơn. Khi tiếp xúc với các dạng tốn mở rộng, các bài tốn có kết thúc mở, học sinh sẽ rèn luyện được các phẩm chất trí tuệ như tính sáng tạo trong quá trình suy nghĩ nhiều cách giải khác nhau, tính linh hoạt trong việc lựa chọn cách giải tối ưu, hay tính độc lập trong việc tự mình giải quyết các bài tốn

thực tế. Thơng qua hoạt động quan sát và thao tác lên các đối tượng, học sinh sẽ rút ra được các kiến thức mới thông qua khả năng tìm tịi, khám phá của chính bản thân mình. Những kiến thức ấy chính là các khái niệm, công thức ngắn gọn, đơn giản. Nó giúp cho học sinh dễ nhớ, dễ thuộc, dễ vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.

Phát huy “tính tích cực và sáng tạo của học sinh trong q trình học tốn là một trong những yêu cầu cấp thiết của nền giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới việc dạy học tốn trong nhà trường phổ thơng và theo kịp xu hướng tiến bộ trong giáo dục toán trên thế giới. Mặc dù chương trình tốn đã được đổi mới hướng đến việc phát triển tư duy toán học cho học sinh đặc biệt trong mơ hình học, tuy nhiên việc học toán của một bộ phận các em học sinh vẫn chưa đảm bảo được yếu tố tích cực và sáng tạo [2]. Nghiên cứu của tác giả này chỉ ra rằng hầu hết học sinh, kể cả các học sinh có năng khiếu tốn chỉ được giao những bài tốn mang tính quy trình là chủ yếu. Các em ít có cơ hội khám phá những bài tốn mang tính thách thức, u cầu khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn và các loại hình tư duy bậc cao. Vì thế hầu hết học sinh ít có hứng thú với các giờ học tốn của mình. Trong lúc đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng học sinh thật sự bị cuốn hút vào một giờ học toán nếu các em được học tốn trong một mơi trường chứa đựng nhiều yếu tố thách thức và kích thích trí tị mị, tưởng tượng của các em”. Do đó mà việc phát triển suy luận ngoại suy cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thái Thị Bơi là rất cần thiết phù hợp với tình hình thực tế giảng dạy tại trường.

Tiếp cận dạy học hình học bằng suy luận ngoại suy này đã và đang thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà giáo dục trên thế giới nhằm tìm kiếm cách thức để cải tiến việc học toán của học sinh và phát triển năng lực ngoại suy toán học cho các em học sinh nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng. Tuy nhiên, ở nước ta tiếp cận này vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu và áp dụng một cách rộng rãi vào thực tiễn dạy học, kết quả nghiên cứu cho thấy đa số học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thái Thị Bôi đều hào hứng với việc giảng dạy suy luận ngoại suy mơn hình học của giáo viên và cảm thấy việc học tập giải bài tốn hình học dễ dàng hơn. Vì thế, nghiên cứu của tác giả về phát triển suy luận ngoại suy cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thái Thị Bôi là cần thiết, đáp ứng việc giảng dạy mơ tốn lên quá trình học tốn của học sinh nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của các em trong q trình học tốn nói chung và mơn hình học nói riêng.

Như vậy, SLNS đóng vai trị quan trọng trong q trình phân tích giả thuyết và phát hiện các ý tưởng chứng minh Toán học. Thơng qua q trình SLNS, học sinh sẽ nảy sinh ra các ý tưởng mới, từ đó giúp các em mở rộng vốn kiến thức, kĩ

năng sẵn có của mình. Đó chính là nền tảng giúp các em không chỉ học tốt trong mơn Tốn mà cịn học tốt các môn học khác, là cơ sở vững chắc để các em tiếp tục học các bậc học sau này.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIÊN SUY LUẬN NGOẠI SUY CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA DẠY HỌC. YÉU TÓ HÌNH HỌC (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)