Kết luận, lý giải cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai

Một phần của tài liệu PHÁT TRIÊN SUY LUẬN NGOẠI SUY CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA DẠY HỌC. YÉU TÓ HÌNH HỌC (Trang 80 - 82)

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN, LÝ GIẢI VÀ VẬN DỤNG

5.2. Kết luận và lý giải

5.2.2. Kết luận, lý giải cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai

Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: “Đề xuất các biện pháp như thế nào để phát triển SLNS cho học sinh lớp 5 thơng qua yếu tố hình học”?

Qua quá trình và kết quả thực nghiệm cho thấy để học sinh có thể phát triển SLNS thơng qua các yếu tố hình học thì việc đề xuất biện pháp sư phạm phải đáp ứng yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính trực quan của các mơ hình trong mơi trường hình học động Các mơ hình trong mơi trường hình học động phải được thể hiện một cách sinh động với sự gắn kết toán học chặt chẽ. Với mỗi đối tượng mà học sinh quan tâm học sinh có thể thực hiện các thao tác động để nắm bắt thuộc tính đối tượng, biết được mối quan hệ của nó với các đối tượng khác.

Các đối tượng trên các mơ hình, phần mềm phải thiết kế để học sinh dễ thao tác, dễ quan sát, dễ nắm bắt đối tượng. GV cần xây dựng nên mơi trường dạy học tốn điện tử phù hợp với lớp học theo hướng nâng cao tính tích cực và chủ động của học sinh. GV cần sử dụng các phần mềm phải phù hợp với những điều kiện có sẵn sao cho tạo điều kiện tốt nhất để học sinh học tập.

- Vấn đề mở, tình huống mở phải phù hợp với học sinh

Những vấn đề mở, tình huống mở phải ở mức vừa sức nhằm thúc đẩy sự phát triển của mọi thành viên trong lớp đồng thời phải liên quan đến từng cá nhân người học, đảm bảo mọi học sinh đều có thể phát triển tối đa khả năng của mình. Phải phát huy được tối đa các ưu điểm của bài toán kết thúc mở:

+ Học sinh tham gia vào việc học tích cực hơn và thể hiện ý tưởng của các em tự do hơn.

+ Học sinh có nhiều cơ hội để sử dụng kiến thức và kỹ năng toán học của các em một cách rộng rãi hơn.

+ Tất cả mọi học sinh có thể trả lời bài tốn theo các cách có ý nghĩa đối với các em;

+ Mang đến cho học sinh những kinh nghiệm hiểu biết.

+ Học sinh nhận được những cơ hội để khám phá thực nghiệm và cổ vũ các bạn khác học. Vì vậy phải tùy vào từng cá nhân học sinh mà GV điều chỉnh các hoạt động của mình cho phù hợp.

- Tăng cường các hoạt động thảo luận nhóm để phát triển năng lực suy luận. Học theo nhóm tạo mơi trường thuận lợi cho học sinh cơ hội phát biểu, trao đổi lẫn nhau, cùng nhau tìm hiểu, phát hiện kiến thức mới. Những học sinh học yếu có cơ hội học tập các bạn học sinh khá giỏi, các học sinh khá giỏi không những hồn thành nhiệm vụ mà cịn giúp các bạn yếu hơn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Để phát triển được năng lực suy luận GV cần tăng cường các hoạt động nhóm. Đặc biệt là SLNS học sinh đưa ra các giả thuyết ngoại suy cần kiểm tra các giả thuyết của mình thì cần cùng nhau tìm hiểu để tránh những sai lầm ngay từ bước đầu đưa ra giả thuyết.

Riêng đối với biện pháp “sử dụng biễu diện trực quan động để phát triển SLNS cho học sinh”, chúng tôi thiết kế dựa trên cơ sở sự tương tác của ba đối tượng GV, học sinh và biểu diễn trực quan động.

Trong quá trình học sinh tương tác với mơ hình động, GV tác động đến những tương tác đó bằng những gợi ý, đặt câu hỏi cho học sinh. GV hỗ trợ học sinh một số thao tác như hướng dẫn học sinh đưa mơ hình về trạng thái ban đầu, thao tác để điều khiển sự di chuyển của các đối tượng giúp các em quan sát rõ hơn để đưa ra những lý giải tốt. Khi đó, giúp các em hiểu được con đường khám phá bài tốn trên mơ hình.

Từ việc tìm hiểu các kết quả nghiên cứu phiếu điều tra đều cho thấy hầu hết học sinh có nguyện vọng sử dụng mơ hình động vào dạy học. Điều này là động lực thúc đẩy GV xây dựng các biểu diễn thực quan dộng cho học sinh thực hiện.

Thông qua hoạt động thực nghiệm cho thấy, để hỗ trợ đắc lực nhất cho các em học sinh trong q trình khám phá các bài tốn hình học thì cần xây dựng các biểu diễn trực quan động hướng tới các yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất, muốn giải quyết được các bài tốn, trước hết phải có một nền tảng lý thuyết thật vững chắc;

Thứ hai, xây dựng các mơ hình động có tính trực quan, học sinh có thể thao tác và quan sát dễ dàng;

Thứ ba, các biểu diễn trực quan động phải phản ánh chính xác nội dung và u cầu mà bài tốn đưa ra;

Thứ tư, với sự trợ giúp của CNTT và các phần mềm hỗ trợ, GV cần xây dựng các biểu diễn trực quan động đúng, chính xác với nội dung cần truyền đạt và phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh để các em có thể tự khám khá tri thức của riêng mình bằng suy luận chứ khơng phải tốn là một cái gì đó “đã được làm sẵn”.

Cuối cùng, yêu cầu học sinh đưa ra những giả thuyết G tốt nhất cho các bài tốn có sự kiện S khi các em được theo dõi trên mơ hình động, tạo thói quen tư duy sáng tạo cho học sinh.

Từ những tác động tích cực mà biểu diễn trực quan động mang lại cho việc hỗ trợ học sinh khám phá các bài tốn hình hoc đã được đưa ra là động cơ thúc đẩy chúng ta nghiên cứu, tim hiểu để làm thế nào xây dựng được các mơ hình động mà GV và học sinh có thể sử dụng nhằm đạt được những hiệu quả trong giảng dạy và học tập tốn nói chung và hình học nói riêng.

Suy luận ngoại suy giúp học sinh nắm vững nội dung chương trình mơn Tốn hình học, sách giáo khoa, những yêu cầu cơ bản về kiến thức kỹ năng giảng dạy các yêu tố hình học ở tiểu học nói chung và ở nội dung hình học ở lớp 5 và dạng nâng cao cho học sinh khá giỏi lớp 5. Bên cạnh đó học sinh cịn nắm vững các phương pháp giảng dạy dạng tốn hình học ở lớp 5. Áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp giảng dạy suy luận ngoại suy nhằm đem lại hiệu quả cao trong giờ dạy đối với giáo viên. Suy luận ngoại suy cịn giúp học sinh tích cực bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ giải tốn hình học của mình.

Việc tạo nên các biểu diễn trực quan động không phải là một công việc quá khó và khơng địi hỏi GV phải là các lập trình viên. Ban đầu, việc thiết kế mơ hình chỉ u cầu GV nắm chắc quy cách dựng hình tốn học và sử dụng những cơng cụ mà phần mềm hỗ trợ. Vấn đề là người GV cần phải đầu tư thời gian tìm hiểu các phần mềm này, suy nghĩ, lên ý tưởng cho bài dạy của mình cũng như tìm hiểu mong muốn, nhu cầu học tập của học sinh mình để có thể xây dựng những giờ học hứng thú, hấp dẫn và có ý nghĩa cho học sinh. Học sinh thiếu những cơ hội để hiểu tốn thơng qua các mơ hình động, chính vì thế việc các em giả quyết các vấn đề mang tính thách thức, địi hỏi sự sáng tạo và tư duy tốn học ở mức độ cao dường như tương đối khó với các em. Do đó, việc xây dựng các mơ hình động và vận dụng chúng trong các tiết dạy toán là cần thiết. Điều quan trọng hơn là các biểu diễn mơ hình động phải đáp ứng những mục đích cơ bản giúp học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIÊN SUY LUẬN NGOẠI SUY CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA DẠY HỌC. YÉU TÓ HÌNH HỌC (Trang 80 - 82)