Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách xã ở một số địa phương
2.2.1.1. Kinh nghiệm tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Huyện Hưng Hà là huyện vừa phát triển nông nghiệp vừa phát triển về tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Thái Bình, trong những năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách năm 2011-2014, công tác quản lý ngân sách xã được tổng kết, đánh giá có những chuyển biến tích cực tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội theo Nghị quyết Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 -2015.
Một số kết quả đạt được cụ thể như sau:
Trên cơ sở dự toán ngân sách UBND tỉnh giao, UBND huyện Hưng Hà đã giao dự toán ngân sách cho các xã, thị trấn, các đơn vị dự toán của huyện và tổ chức thực hiện dự toán thu, chi tích cực ngay từ những tháng đầu năm 2014. Do quản lý, điều hành linh hoạt, hiệu quả nên công tác thu ngân sách đạt khá khả quan; chi ngân sách địa phương bảo đảm đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí theo dự toán được duyệt, góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 6 tháng đầu năm 2014, tổng thu NSNN ở Hưng Hà thực hiện gần 474 tỷ đồng, đạt 79% dự toán; chi NSNN thực hiện hơn 418 tỷ đồng, đạt 72% dự toán.
Hưng Hà đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện, ngân sách các xã, thị trấn sắp xếp lại các nhiệm vụ chi, tiết kiệm thêm 10% chi hoạt động thường xuyên để tạo thêm nguồn lực hỗ trợ xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, huyện đã thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự toán, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư để phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh, từ đó thống nhất thực hiện nhiệm vụ thu, chi theo dự toán được duyệt. Năng lực chỉ đạo, điều hành của chính quyền xã, thị trấn được nâng lên, đội ngũ kế toán được trang bị và tập huấn, sử dụng phần mềm hạch toán kế toán theo đúng chỉ đạo của ngành Tài chính. Các khoản thu, chi ngân sách xã đã được quản lý cơ bản qua Kho bạc Nhà nước; hầu hết các xã, thị trấn đã thành lập bàn thu, thu trực
tiếp của các đối tượng nên hạn chế được tình trạng thu nhưng không nộp kịp thời vào Kho bạc Nhà nước.
6 tháng cuối năm 2014, để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh và các chính sách mới ban hành của Chính phủ, Hưng Hà đã điều chỉnh, bổ sung thêm một số khoản thu, chi. Dự kiến tăng thu ngân sách huyện, xã so với đầu năm là hơn 322 tỷ đồng; điều chỉnh, bổ sung một số nhiệm vụ chi là gần 323 tỷ đồng. Trên cơ sở tăng thu ngân sách, Hưng Hà điều chỉnh, bổ sung tăng chi tập trung cho đầu tư phát triển như thanh toán nợ xây dựng cơ bản, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cho các công trình chuyển tiếp, khởi công mới, chi quy hoạch kiểm kê đất đai, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới... Ðể quản lý, điều hành ngân sách linh hoạt, hiệu quả, Hưng Hà đã yêu cầu ngân sách cấp huyện, xã phải rà soát, đánh giá chặt chẽ dự toán thu, chi được giao đầu năm và khả năng thực tế thu, chi... để điều hành ngân sách đáp ứng sát với thực tế tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cân đối ngân sách địa phương, bảo đảm phục vụ kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất, chống lãng phí, thất thoát các nguồn tài chính, tài sản công. Công khai, minh bạch dự toán, quyết toán NSNN, thực hiện nghiêm cơ chế mới về quản lý tài chính, huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong lĩnh vực sử dụng NSNN, tài sản công, sử dụng lao động và các nguồn tài nguyên đất đai, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Với những kết quả thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm và các giải pháp đề ra, cùng sự chỉ đạo quyết liệt, nỗ lực phấn đấu của các cấp, ngành, đơn vị, Hưng Hà có cơ sở để hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra trong công tác tài chính ngân sách, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 (https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/4/29853/quan-ly-dieu-hanh-ngan- sach-linh-hoat-hieu-qua)
2.2.1.2. Kinh nghiệm tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Huyện Thái Thụy nằm ở phía đông bắc tỉnh Thái Bình. là một tỉnh ven biển nên ngoài phát triển nông nghiệp huyện còn chú trọng phát triển ngành chế biến thủy sản và nuôi trồng thủy sản, hơn nữa các ngành nghề về xây dựng, hay phát triển du lịch cũng được ban lãnh đạo chủ trương phát triển nhằm tăng thu ngân sách , giảm bớt gánh nặng cho ngân sách tỉnh.
Đánh giá chung về chi ngân sách huyện trong những năm gần đây như sau: Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện năm 2017 là 1.375.543 triệu đồng đạt 156,8 % dự toán tỉnh giao, đạt 156,8 % dự toán huyện giao và bằng 126% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó: chi ngân sách cấp huyện 975.085 triệu đồng, chi ngân sách cấp xã, thị trấn 400.459 triệu đồng. Cụ thể:
- Chi cân đối ngân sách thực hiện 1.064.817 triệu đồng đạt 121,5 % dự toán tỉnh giao, 121,5% dự toán huyện giao và bằng 105,9% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó: chi ngân sách cấp huyện 679.638 triệu đồng, ngân sách cấp xã, thị trấn chi 385.179 triệu đồng.
+ Chi đầu tư phát triển kinh tế thực hiện 197.400 triệu đồng, đạt 151,6 % dự toán tỉnh giao, 151,6 % dự toán huyện giao; nguyên nhân tăng chi đầu tư phát triển do: ngân sách tỉnh bổ sung mục tiêu xã về đích nông thôn mới và tăng thu tiền sử dụng đất;
+ Chi tiêu dùng thường xuyên thực hiện 788.577 triệu đồng, đạt 106,7% dự toán tỉnh giao, 106,7% dự toán huyện giao;
+ Chi chuyển nguồn 78.840 triệu đồng (Ngân sách cấp huyện 49.978 ngân sách cấp xã 28.862 triệu đồng);
- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 252.123 triệu đồng, trong đó: bổ sung cân đối 173.167 triệu đồng; bổ sung có mục tiêu 78.956 triệu đồng
- Các khoản ghi chi ngân sách 58.603 triệu đồng, trong đó: chi ngân sách cấp huyện 43.324 triệu đồng; chi ngân sách cấp xã 15.279 triệu đồng;
UBND huyện quyết định sử dụng một số khoản kinh phí ngân sách trong dự toán giao đầu năm chưa đảm bảo mức dự toán HĐND huyện, dự toán tỉnh giao đối với từng cấp ngân sách theo quy định Luật NSNN năm 2015 và Thông tư số 326/2016/TT-BTC ngày 23/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; Hướng dẫn số 50/STC-NSNN ngày 11/01/2017 của Sở Tài chính về việc điều hành dự toán năm 2017, tổng số tiền là 5.021.885.000 đồng. Cụ thể:
a. Đối với kinh phí sự nghiệp nông nghiệp
- Sử dụng kinh phí sự nghiệp nông nghiệp khác số tiền 2.141.385.000 đồng (nguồn kinh phí trong Quyết định số 2626/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2017) để hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất các trường
học theo Quyết định số 2866/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 của UBND huyện về việc bổ sung kinh phí năm 2017;
Kết quả thanh tra cho thấy, kế hoạch sản xuất cây vụ đông năm 2017 vẫn được UBND huyện chỉ đạo thực hiện và được UBND huyện tổ chức nghiệm thu và phê duyệt tại Quyết định số 288/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 về việc phê duyệt kết quả nghiệm thu diện tích sản xuất vụ đông năm 2017 của các xã, thị trấn song không có nguồn kinh phí để thanh toán.
- Theo Báo cáo giải trình của UBND huyện ngày 05/4/2018, UBND huyện ban hành Quyết định số 418/QĐ-UBND ngày về việc phê duyệt kinh phí hỗ trợ sản xuất vụ đông năm 2017. Nguồn kinh phí: ngân sách huyện hỗ trợ tại Quyết định số 3060/QĐ-UBND ngày 31/12/2017 (mục tiêu nông nghiệp khác) về việc giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2018.
Như vậy, UBND huyện quyết định sử dụng kinh phí sự nghiệp nông nghiệp khác được bố trí trong dự toán ngân sách huyện năm 2018 để chi hỗ trợ sản xuất vụ đông năm 2017 không đúng niên độ ngân sách theo quy định.
b.Đối với kinh phí chương trình mục tiêu và dự phòng ngân sách
- Sử dụng kinh phí mai táng phí cho đối tượng CCB, BCK chưa phân giao đủ theo dự toán đầu năm cho UBND các xã, thị trấn số tiền 1.190.500.000 đồng (như đã nêu tại Mục I, Phần II) để hỗ trợ cho các xã phục vụ việc mua sắm trang thiết bị để hoàn thiện các tiêu chí về đích nông thôn mới theo Quyết định số 2311/QĐ- UBND ngày 27/9/2017 của UBND huyện về việc hỗ trợ kinh phí năm 2017;
- Sử dụng nguồn dự phòng ngân sách cấp xã chưa phân giao đủ cho các xã, thị trấn theo dự toán đầu năm số tiền 1.690.000.000 đồng (như đã nêu tại Mục I, Phần II) hỗ trợ cho một số xã mua sắm trang thiết bị để hoàn thiện các tiêu chí về đích nông thôn mới UBND theo Quyết định số 2801/QĐ-UBND ngày 22/11/2017 của UBND huyện về việc hỗ trợ kinh phí năm 2017
2.2.1.3. Kinh nghiệm tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Thời gian qua, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý tài chính ngân sách xã và thu được những kết quả tích cực. Công tác điều hành chi ngân sách đáp ứng được yêu cầu của cấp ủy, chính quyền; bảo đảm theo cơ chế phân cấp, đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn và có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng còn nhiều nội dung hạn chế cần được khắc phục.
Tình hình thu ngân sách từ đầu năm đến nay đang là bài toán khó giải không chỉ với lãnh đạo xã Quảng Yên huyện Quảng Xương mà còn ở nhiều phường, xã khác. Qua trao đổi với lãnh đạo xã, chúng tôi được biết: Mọi hoạt động của xã đều trông vào nguồn thu ngân sách trên địa bàn. Song, do kinh tế chậm phát triển, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; tiêu dùng xã hội và hoạt động xây dựng của người dân, các doanh nghiệp giảm. Nắm bắt được những khó khăn trong thực hiện thu ngân sách, nên ngay từ đầu năm, xã đã nhanh chóng triển khai đến các bộ phận chuyên môn để xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu thu cho từng cán bộ phụ trách, quản lý từng địa bàn. Tăng cường vận động, tuyên truyền đến người dân thực hiện đúng chính sách thuế.
Kết quả thu không tốt ảnh hưởng đến các nhiệm vụ chi của ngân sách xã, để đáp ứng các hoạt động, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được xã Quảng Yên quan tâm là: ưu tiên và bảo đảm chi lương cho đội ngũ cán bộ của xã và thôn xóm; chi cho an ninh trật tự; công tác quân sự; đại hội thể dục thể thao... Ngoài ra, thực hiện triệt để tiết kiệm chi (trong việc sử dụng điện nước, văn phòng phẩm, hội họp; sơ, tổng kết, những khoản chi chưa cấp bách). Chủ tịch UBND xã đã chỉ đạo và thực hiện các biện pháp cần thiết để tiết kiệm chi ngân sách, song không vì thế mà ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của xã. Việc tổ chức các hội nghị, có thể lồng ghép 2 đến 3 nội dung vào một hội nghị. Với cách làm này, từ đầu năm đến nay, xã đã giảm được hàng chục cuộc họp mà vẫn bảo đảm nội dung, lại tiết kiệm được cả phần trang trí, khánh tiết, thuê âm ly, loa đài.
Thu ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm, vì có thu mới bảo đảm chi cho các hoạt động trên địa bàn. Để “giải bài toán” cân đối thu, chi ngân sách, lãnh đạo xã Quảng Yên quyết tâm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách năm 2013, đáp ứng chi cho các hoạt động thường xuyên.
Bên cạnh những xã, phường làm tốt công tác quản lý tài chính ngân sách xã thì vẫn còn không ít địa phương gặp nhiều khó khăn trong công tác này, như: chi sai quy định; chi không có cơ sở hoặc không có chứng từ gốc. Một số xã lập quỹ thu, chi không qua ngân sách, công tác quản lý còn nhiều hạn chế. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý thu hồi về NSNN những khoản chi sai chế độ, những khoản chi không đúng định mức tiêu chuẩn. Nguyên nhân của tình trạng trên được xác định là do việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của cấp huyện và các ngành liên quan chưa thường xuyên, cụ thể; UBND cấp xã chưa đề cao trách
nhiệm, tùy tiện trong thu, chi. Mặt khác, trình độ quản lý, điều hành của lãnh đạo xã, chuyên môn nghiệp vụ của kế toán xã ở một số nơi còn hạn chế, thực hiện quy trình thu, quản lý sử dụng và quyết toán các khoản đóng góp của nhân dân chưa đúng quy định.
Quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương khiến cho các khoản thu, chi ở cấp xã ngày càng nhiều. Những sai phạm trong thu, chi thường là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện trong dân, do đó việc quản lý ngân sách cấp xã càng thực hiện dân chủ, minh bạch thì càng có lợi cho công tác lãnh đạo, điều hành của cán bộ cấp xã, nhằm phát huy tốt nhất nội lực và sự đồng thuận của người dân vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.