Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách xã
Thứ nhất, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội: Dự toán chi NSX được lập hàng năm phải phù hợp với kế hoạch phát triển chung do Đảng và Nhà nước đề ra. Quá trình quản lý chi NSX phải đảm bảo thực hiện những đường lối chủ trương phát triển kinh tế - xã hội đó.
Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó ngân sách là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính. Kinh tế càng ổn định và phát triển thì vai trò của công tác chi ngân sách nói chung, chi NSX nói riêng ngày càng được nâng cao, thực hiện nhiệm vụ NSX để phân bổ các nguồn lực giúp phát triển kinh tế và ổn định xã hội tại xã.
Thứ hai, nhân tố quan trọng về cơ chế phân cấp ngân sách: Để đảm bảo
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cấp xã thì việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu cho NSX là tất yếu khách quan. Hiện nay, quyền tự chủ của cấp xã gắn với việc phân định lợi ích các khoản thu 100% và khoản thu điều tiết NSX được hưởng cũng như khoản cân đối bổ sung từ ngân sách cấp trên. Trên thực tế, việc quyết định phân cấp ngân sách ở các địa phương còn mang tính chủ quan. Bởi vậy, nếu phân cấp nhiều nguồn thu và tăng tỉ lệ điều tiết cho NSX tạo điều kiện cho xã chủ động đầu tư phát triển và đảm bảo được các nhu cầu chi tiêu giúp cân đối ngân sách và phát huy thế mạnh trong khai thác nguồn thu tại xã. Ngược lại nếu được phân cấp nguồn thu nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn, không đảm bảo nhu cầu chi tiêu, không đủ nguồn cho chi đầu tư phát triển cũng như các hoạt động của xã, ảnh hưởng đến sự chủ động trong điều hành ngân sách do luôn phải trông chờ số bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Thứ ba, tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ xã: đó chính là quy mô, trình độ
nhân sự và mối quan hệ giữa lãnh đạo và cán bộ quản lý, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng quản lý chi NSX. Việc tổ chức bộ máy quản lý phải thống nhất, gọn nhẹ, tránh sự chồng chéo. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền địa phương không rõ ràng dễ dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách. Cán bộ xã đòi hỏi phải có trình độ, năng lực chuyên môn nhất định thì mới đáp ứng được yêu cầu quản lý chi NSX, nếu bộ máy và cán bộ có trình độ năng lực thấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý chi NSX.
Thứ tư, yếu tố thông tin, phương tiện quản lý NSX: trong thời kỳ bùng nổ thông tin và khoa học kỹ thuật như hiện nay, việc coi trọng phát triển hệ thống công nghệ thông tin và nâng cao trình độ, ứng dụng của công nghệ thông tin là yếu tố vô cùng cần thiết. Việc áp dụng tốt các thành tựu công nghệ thông tin sẽ không chỉ làm giảm sự cồng kềnh của bộ máy quản lý mà còn đảm bảo hiệu quả, chính xác trong việc quản lý chi ngân sách, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.