Các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 41)

Quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý ngân sách cấp xã cấp xã nói riêng đã và đang được rất nhiều nhà quản lý kinh tế nghiên cứu. Có một số công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến quản lý ngân sách Nhà nước như:

- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Giải pháp tăng cường quản lý tài chính xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” của tác giả Hồ Đức Đàn, nghiên cứu năm 2011. Tác giả luận văn đã trình bày những lý luận chung về tài chính xã và hoạt động quản lý tài chính xã trên cơ sở những chính sách, chế độ, quy định hiện hành của Nhà nước đối với hoạt động tài chính xã; Nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý tài chính xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2007 đến năm 2010 để làm rõ những ưu điểm, hạn chế, tồn tại cơ bản và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó; Trên cơ sở những lý luận chung về hoạt động tài chính xã và thực trạng tại Hà Tĩnh, gắn với phương hướng, nhiệm vụ sắp tới của ngành tài chính để đề ra những giải pháp tăng cường quản lý đối với tài chính xã trên địa bàn trong thời gian tới.

- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh thực hiện năm 2009 tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã thực hiện được một số nội dung: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý ngân sách cấp xã trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2004 đến nay. Qua đó, rút ra được những thành tựu và những tồn tại cần hoàn thiện trong thời gian tới. Từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới, chia làm 02 nhóm giải pháp đối với Trung ương và đối với địa phương. Đối với Trung ương có 03 nhóm giải pháp nhỏ được kiến nghị, đối với địa phương có 06 giải pháp nhỏ được kiến nghị.

- Luận văn thạc sĩ kinh tế chương trình định hướng thực hành “Quản lý ngân sách cấp phường, xã Thành phố Vinh- Nghệ an” trường Đại học Quốc Gia

Hà Nội của tác giả Thái Văn Hùng năm 2015. Luận văn đã trả lời cho 02 câu hỏi: Thực trạng công tác quản lý Ngân sách phường, xã tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An như thế nào, còn những mặt nào cần tiếp tục hoàn thiện. Làm thế nào để khai thác tốt nguồn thu ngân sách, quản lý chi tiêu ngân sách xã tiết kiệm, đúng quy định và cân đối ngân sách tiên tiến, khoa học, sát với thực tế?

Phần lớn các công trình nghiên cứu và các bài viết trên đều tập trung nghiên cứu về các chính sách tài chính vĩ mô và quản lý ngân sách nhà nước nói chung hoặc quản lý ngân sách nhà nước tại một địa phương, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về quản lý ngân sách nhà nước nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đề tài nghiên cứu của luận văn được thực hiện trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành quả của các đề tài trước, mang tính khả thi cũng như ứng dụng thực tiễn cao, hoàn toàn không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH 3.1.1. Vị trí địa lý và điệu kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Vũ Thư là Huyện nằm giữa ranh giới phía tây của tỉnh Thái Bình. Phía bắc và đông bắc lần lượt giáp các huyện Hưng Hà và Đông Hưng của Thái Bình (ranh giới là sông Trà Lý, Vũ Thư nằm kề ngã ba sông Hồng và sông Trà Lý). Phía tây và nam giáp huyện Xuân trường tỉnh Nam Định (ranh giới là sông Hồng, có cầu Tân Đệ bắc qua). Phía đông giáp thành phố Thái Bình và huyện Kiến Xương của Thái Bình. Vũ Thư có quốc lộ số 10 chạy qua chia huyện làm đôi (đường số 10 chạy từ thành phố Thái Bình kéo đến điểm kết thúc, thuộc địa bàn huyện là cầu Tân Đệ, có tọa độ 20°26'30,90" vĩ bắc và 106°13'12,45" kinh đông).

Huyện Vũ Thư có diện tích tự nhiên khoảng 195,1618 km² và dân số khoảng 224.832 người.

Gồm thị trấn Vũ Thư và 29 xã: Bách Thuận, Đồng Thanh, Dũng Nghĩa, Duy Nhất, Hiệp Hòa, Hòa Bình, Hồng Lý, Hồng Phong, Minh Khai, Minh Lãng, Minh Quang, Nguyên Xá, Phúc Thành, Song An, Song Lãng, Tam Quang, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Phong, Trung An, Tự Tân, Việt Hùng, Việt Thuận, Vũ Đoài, Vũ Hội, Vũ Tiến, Vũ Vân, Vũ Vinh, Xuân Hòa.

b. Khí hậu

Các đặc trưng của huyện Vũ Thư bao gồm:

- Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23-260C, nhiệt độ tủng bình cao nhất là 39,20C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 150C, nhiệt độ cao tuyệt đối

lên tới 390C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 4,10C.Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày

nóng và ngày lạnh khoảng 15-200C. Biên độ nhiệt độ trong một ngày đêm nhỏ

hơn 100C. Lượng bức xạ mặt trời trung bình quanh năm khoảng 100Kcal/cm2.

Tổng tích ôn khoảng 8.300- 8.5000C.

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500-2.000 mm, chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 10, tập trung nhiều vào các tháng 7,8,9. Lượng mưa chiếm đến 80% lượng mưa cả năm, vào mùa này lượng mưa cao điểm có ngày cường

độ lên tới 200-300mm/ngày. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 với tổng lượng mưa khoảng 20% lượng mưa cả năm , các tháng 10 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi. Tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt.

- Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình dao động từ 85 đến 95%. Các tháng có độ ẩm không khí cao nhất là tháng 7 và tháng 8 (95%), thấp nhất vào các ngày có gió Tây Nam (có khi xuống dưới 30%).

- Bức xạ mặt trời lớn, số giờ nắng trung bình từ 1.600 – 2.700 giờ/ năm, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng và trồng được nhiều vụ trong năm.

- Gió: Gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi vào mùa hạ mang theo không khí nóng ẩm với tốc độ gió trung bình từ 2-5 m/giây. Mùa hè thường hay có gió bão kèm theo mưa to có sức tàn phá rất lớn.

Nhìn chung, khí hậu Vũ Thư có nhiều thuận lợi cho sự phát triển các loại cây trồng theo hướng thâm canh tổng hợp đạt hiệu quả cao. Nhưng do đặc trưng khí hậu nóng ẩm theo mùa, là môi trường phát sinh côn trùng, sâu bệnh, cùng với sự chuyển đổi khí áp, trong lục địa và ngoài đại dương sinh ra bão và gió xoáy.

c. Thủy văn

Trên địa bàn huyện Vũ Thư có 2 sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Trà lý, chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của nguồn nước từ thượng nguồn và ảnh hưởng chế độ nhật triều của biển.

- Sông Hồng chảy qua phía Tây Nam của huyện, có chiều dài 34km bao quanh 15 xã, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Vũ Thư với tỉnh Nam Định.

- Sông Trà Lý là chi lưu của sông Hồng, chảy qua huyện ở phía Bắc, có chiều dài 21 km bao quanh 8 xã , sông Trà Lý là ranh giới giữa huyện Vũ Thư với các huyện Hưng Hà và Đông Hưng.

Ngoài 2 sông chính, trên địa bàn huyện còn có sông Kiến Giang, sông Búng, sông Cự Lâm, sông Lạng, sông Bạch... và hệ thống kênh mương dày đặc.

d. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên khoáng sản của huyện Vũ Thư gồm có tài nguyên đất, khoáng sản, tài nguyên nước.

Về tài nguyên đất, huyện Vũ Thư chủ yếu là đất phù sa và đất cát với diện tích đất trồng nông nghiệp bao gồm chủ yếu là trồng cây lúa nước trồng hai vụ và cây hoa màu vụ đông. Điều đó góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hầu hết người nông dân, tăng sản lượng cung cấp nguồn lương thực tại chỗ cho huyện và dành một phần để xuất khẩu đi những vùng khác.

Tài nguyên nước: Huyện Vũ Thư có sông Trà Lý, sông Hồng và một hệ thống ao, hồ dày đặc nên nguồn nước mặt đảm bảo cung cấp đủ phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Hiện tại nước sinh hoạt được sử dụng từ 09 dự án cấp nước sạch, nước cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ các trạm bơm theo hệ thống sông, mương hiện có trên địa bàn huyện.

Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản chính trên địa bàn huyện Vũ Thư là nguồn cát đen trữ lượng lớn ven sông Trà Lý, Sông Hồng có thể khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng của địa phương và các vùng lân cận.

- Tài nguyên nhân văn: Huyện Vũ Thư được hình thành trong đồng bằng châu thổ sông Hồng, người dân có truyền thống cần cù lao động, anh dũng trong đấu tranh chống phong kiến và giặc ngoại xâm, sáng tạo, thông minh trong sản xuất xây dựng quê hương đất nước.

- Cảnh quan môi trường: Cảnh quan mang đặc điểm của vùng nông thôn châu thổ sông Hồng, những con đường và những con sông lớn nằm trên địa bàn các xã phân bố khá hài hòa bao quanh những cánh đồng lúa, khu dân cư, tạo ra một cảnh quan phù hợp với cuộc sống của nhân dân trước mắt cũng như lâu dài

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Giai đoạn 2010 đến nay, kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục ổn định và phát triển trên tất cả các lĩnh vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong sản xuất nông nghiệp cấp ủy, cấp chính quyền đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi sản xuất vụ mùa năm 2016 với năng suất bình quân toàn huyện đạt 71,4 tạ/ha, sản lượng thóc đạt 57.712 tấn. Năm 2017 đạt 71,5 tạ/ha (tăng 0,1tạ/ha so với năm 2016); sản lượng thóc đạt 57.226 tấn (UBND, 2016-2017).

Năm 2018, công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được chú trọng. UBND huyện điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2019 và

hướng dẫn các xã, thị trấn hoàn thành thống kê đất đai năm 2017; thực hiện các thủ tục để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất làm nhà ở cho các xã theo đúng trình tự thủ tục quy định.

Giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt 2.119,89 tỷ đồng tăng 12,74% so với cùng kỳ năm 2015, các ngành nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, may công nghiệp, chế biến lâm sản…, huyện đã chú trọng phát triển làng nghề mới, phát triển doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp làng nghề đã được quy hoạch chi tiết. Trong năm đã thu hút được các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng tại cụm công nghiệp Nguyên Xá, Vũ Hội, Phúc Thành, Minh Lãng. Tính đến hết năm 2016 toàn huyện có 225 DN, nhiều doanh nghiệp hoạt động khá. Nghề và làng nghề phát triển ổn định, tổng giá trị sản xuất cao hơn năm 2015, các làng nghề phát triển mạnh điển hình như xã Nguyên Xá, Vũ Hội, Minh Lãng, làng Thanh Hương xã Đồng Thanh. Trong thời gian tới huyện sẽ có thêm các làng nghề mới như trồng và kinh doanh sinh vật cảnh, làng nghề chuyên trồng cây rau màu, làng nghề xây dựng và các dịch vụ phục vụ đời sống dân cư theo quyết định của UBND tỉnh.

Giá trị xây dựng cơ bản năm 2016 ước đạt 1.496,47 tỷ đồng, tăng 19,35% so với cùng kỳ năm 2015. Tăng cường kiểm tra, quản lý về xây dựng, chất lượng và trình tự thủ tục đầu tư xây dựng các công trình. Tổ chức cấp phép xây dựng theo phân cấp; hướng dẫn, đôn đốc các xã cấp phép xây dựng theo quy định. Thẩm định phương án BTGPMB và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án. Tổ chức nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng các công trình xây dựng theo phân cấp. Duyệt quy hoạch một số điểm dân cư và khu dân cư tập trung tại Song An, Minh Khai, Dũng Nghĩa, Tân Hòa, Minh Quang. Triển khai việc đăng ký sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phương pháp làm việc đến các phòng, ban, ngành. Hướng dẫn các chủ đầu tư về thủ tục xây dựng nhà máy nước tại Dũng Nghĩa, Bách Thuận, Vũ Tiến, Hồng Lý. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ xây dựng và tình hình hoạt động của các nhà máy nước, giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của các hộ dân sử dụng nước.

Giao thông vận tải năm 2016 cơ bản ổn định, các tuyến đường giao thông vẫn đảm bảo thông suốt, hệ thống giao thông đã đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá của nhân dân. Hướng dẫn các xã điều chỉnh quy

hoạch hệ thống giao thông nông thôn phù hợp với thực tế. Tổ chức tu bổ, sửa chữa các tuyến đường, cầu cống bị xuống cấp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đi lại. Tổ chức kiểm tra, ký cam kết an toàn giao thông đường thuỷ nội địa với 23 bến đò ngang, yêu cầu các chủ đò, chủ bến chấp hành nghiêm túc các quy định trong giao thông đường thuỷ nội địa. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo các ngành, các địa phương chấp hành nghiêm công tác an toàn giao thông; thống kê lập danh sách và xử lý các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông tại các xã, thị trấn (UBND, 2016)

Năm 2017, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản có sự tăng trưởng mạnh, giá trị sản xuất ước đạt 4.175,95 tỷ tăng 17,68% so với cùng kỳ (vượt kế hoạch đề ra 4,94%). Trong đó: Giá trị Công nghiệp ước đạt 2.284,81 tỷ đồng, tăng 15,97% so với năm 2016, tăng 3,69% so với kế hoạch. Hoạt động của các làng nghề và các doanh nghiệp cơ bản ổn định, hiện tổng có 15 làng nghề, các làng nghề vẫn duy trì ổn định và có bước phát triển khá. Toàn huyện có 306 doanh nghiệp (tăng thêm 41 doanh nghiệp so với năm 2016); 7 cụm công nghiệp (trong đó cụm công nghiệp Thị trấn, Tân Minh đã được lấp đầy); có thêm 7 dự án mới xin đầu tư phát triển SXKD vào huyện. Năm 2017 có một số dự án đã vào hoạt động thu hút hàng nghìn lao động góp phần tạo sự tăng trưởng cho giá trị sản xuất CN-TTCN như công ty may Việt Anh (Hồng Lý), công ty Maxport-Tự Tân, phân xưởng may số 3 của công ty may Hương Liên-Nguyên Xá, nhà máy giày da tại cụm CN Minh Lãng... Huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện chỉ thị số 04/CT-UBND của UBND tỉnh, Chỉ thị số 15/CT-UBND của Huyện ủy “Về việc giải tỏa, chống lấn chiếm, sử dụng trái phép vỉa hè, lòng lề đường hành lang an toàn giao thông đường bộ, triển khai công tác chống tái lấn chiếm”. Kết quả toàn huyện đã giải tỏa được 99,5% kế hoạch (Giải tỏa 81/81 nhà cấp 4; 2583/2587 lều quán mái che, mái vảy, ký cam kết với trên 4100 hộ dân cam kết không vi phạm và tái lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ) là một trong những huyện thực hiện tốt nhất của tỉnh.

Công tác quản lý tài chính ngân sách được tập trung chỉ đạo quyết liệt, các chỉ tiêu thu NS cơ bản đạt tiến độ, thực hiện phân bổ dự toán ngân sách đầy đủ cho các xã, thị trấn và các đơn vị. Huyện đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý, chống thất thu ngân sách; kiểm tra việc kê khai nộp thuế, hoàn thuế, thu hồi số thuế nợ đọng. Chỉ đạo cơ quan chuyên

môn thường xuyên nắm bắt tiến độ thu ngân sách, kịp thời có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thu và điều hành chi đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)