Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 50 - 52)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

3.2.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập tài liệu, số liệu từ các báo cáo quyết toán thu chi ngân sách nhà nước các năm 2016, 2017, 2018 của phòng tài chính kế hoạch huyện , các báo cáo phát triển kinh tế - xã hội qua tạp chí, sách báo, internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chỉ thị, Thông tin hướng dẫn liên quan đến quản lý chi ngân sách xã, các báo cáo tổng kết thu, chi ngân sách xã huyện Vũ Thư.

3.2.1.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp

- Số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp và gửi bảng câu hỏi.

- Đối tượng khảo sát đánh giá việc quản lý chi NSX: Lãnh đạo huyện, cán bộ công chức Phòng tài chính – kế hoạch, cán bộ, công chức tài chính- kế toán các xã, thị trấn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Số mẫu khảo sát là 3 mẫu, tổng số người được khảo sát là 70. Trong đó lãnh đạo huyện 04 người, cán bộ Phòng tài chính- Kế hoạch 06 người, cán bộ, công chức các xã, thị trấn 55 người.

+ Địa bàn khảo sát: Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. + Phương pháp chọn mẫu:

Căn cứ vào nội dung đề tài, trên cơ sở xem xét thực tế về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời căn cứ vào tình hình chi ngân sách xã huyện Vũ Thư đối với các đối tượng chi trong giai đoạn 2016 - 2018 tiến hành chọn mẫu nghiên cứu cụ thể : Đối với lãnh đạo UBND huyện 4/4 người (gồm đồng chí Chủ tịch và 03 đồng chí Phó chủ tịch); lãnh đạo Phòng tài chính - Kế hoạch 3/3 người (01 đồng chí Trưởng phòng và 02 đồng chí Phó trưởng phòng); chọn mẫu ngẫu nhiên 3 người Phòng tài chính – kế hoạch (02 phụ trách kế toán NSX 01 đồng chí phụ trách đầu tư xây dựng, ) và các xã, thị trấn (30/30 đồng chí công chức tài chính – kế toán xã, còn 15 đồng chí là Chủ tịch và phó chủ tịch các xã).

3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Số liệu sau khi được thu thập về sẽ được kiểm tra tính đầy đủ, đánh giá, phân loại và tiến hành xử lý phần mềm Microsoft Excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

- Thống kê mô tả là nói đến việc mô tả dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau, mô tả những đặc tính cơ bản của công tác quản lý thu, chi NSX, đối tượng quản lý thu, chi NSX, từ đó để đưa ra các biện pháp đúng đắn nhằm khắc phục các mặt hạn chế.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp thống kê so sánh là để so sánh kết quả hoạt động quản lý thu, chi tài chính NSX giữa các năm ngân sách, đánh giá hiệu quả công tác sử dụng NSX phục vụ công tác chi thường xuyên và đầu tư phát triển, từ đó tìm hiểu, phân tích nguyên nhân, đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý thu, chi tài chính NSX trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình cho những năm tiếp theo.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các trưởng phòng, phó trưởng phòng, Chủ tịch, phó chủ tịch các xã, thị trấn, những người có nhiều kinh nghiệm quản lý NSX về quản lý thu, chi NSX đang thực hiện tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

3.2.3.4. Phương pháp mức thang đo

Thang đo: là tạo ra một thang điểm để đánh giá đặc điểm của đối tượng nghiên cứu thể hiện qua sự đánh giá, nhận xét.

Thang đo danh nghĩa (còn gọi là định danh or phân loại) – nominal scale: trong thang đo này các con số chỉ dùng để phân loại các đối tượng, chúng không mang ý nghĩa nào khác. Về thực chất thang đo danh nghĩa là sự phân loại và đặt tên cho các biểu hiện và ấn định cho chúng một ký số tương ứng. Ví dụ: Giới tính: 1: nữ; 2: nam.

Thang đo thứ bậc – ordinal scale: lúc này các con số ở thang đo danh nghĩa được sắp xếp theo 1 quy ước nào đó về thứ bậc hay sự hơn kém, nhưng ta không biết được khoảng cách giữa chúng. Điều này có nghĩa là bất cứ thang đo thứ bậc nào cũng là thang đo danh nghĩa nhưng điều ngược lại thì chưa chắc đúng. Ví dụ: ta có thể mã hóa cho sự thực hiện công việc như sau: 1: hợp lý; 2: chưa hợp lý; hay đánh giá theo mức 1: tốt; 2: khá; 3: trung bình; 4: yếu; 5: kém. Để đánh giá công tác lập dự toán, thực hiện dự toán theo các thứ bậc đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)