Nghiên cứu về biện pháp bao quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống bưởi đường la tinh tại hoài đức hà nội (Trang 37 - 40)

Phần 2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.5. Nghiên cứu một số kỹ thuật canh tác liên quan đến phạm vi đề tài

2.5.3. Nghiên cứu về biện pháp bao quả

Bao quả là một biện pháp kỹ thuật được áp dụng phổ biến đối với tất cả các loại cây ăn quả, là một giải pháp kỹ thuật trong hệ thống phòng trừ sâu, bệnh tổng hợp IPM, ngăn ngừa sâu bệnh tấn công, hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và làm đẹp mã quả. Đối với cây có múi nói chung và bưởi nói riêng, bao quả có những lợi ích trực tiếp như sau:

Bao quả chống được sâu, ruồi đục quả, ngài chích hút và bệnh hại quả, nhờ đó hạn chế dùng thuốc sâu, bệnh.

Bao quả giúp hình thức bên ngoài bóng đẹp, đồng đều, ít bị rám bởi nắng, không bị trầy xước do gió bão hay một số nguyên nhân khác.

Do bao quả hạn chế sâu bệnh, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật nên đây là một trong nhưng kỹ thuật để sản xuất quả có múi an toàn theo GAP. Đồng thời có thể áp dụng tốt cho những vườn du lịch sinh thái, nuôi trồng thuỷ sản dưới mương.

Trước khi bao quả phải tỉa bỏ quả nhỏ, kém phát triển bên cạnh, những cành lá cản trở quanh cuống quả, phun thuốc trừ sâu, nấm bệnh trên quả sau một ngày mới tiến hành bao quả. Khi bao quả phải buộc chặt miệng bao. Thường bao quả vào thời điểm sau khi quả rụng sinh lý, khoảng 45 ngày sau khi đậu quả và nên tháo túi trước khi thu khoảng 15 – 20 ngày để cho quả lên mã trở lại trạng thái tự nhiên. Tuy nhiên, hiệu quả của việc bao quả phụ thuộc vào từng loại quả, thời điểm bao và vật liệu bao, đặc biệt là thời điểm bao vì liên quan đến sự phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại, sự sinh trưởng và phát triển của quả. Bao sớm quả còn

non có thể làm rụng quả và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của quả, ngược lại bao muộn, sâu, bệnh đã đẻ trứng hoặc nhiễm vào quả sẽ không có tác dụng, do vậy việc bao quả phải căn cứ vào điều kiện sinh thái khí hậu cụ thể của từng địa phương để xác định thời điểm bao quả thích hợp.

Trên thế giới, bao quả đã được áp dụng từ rất lâu. Vào đầu thế kỷ 20, người ta đã bao gói cho quả lê và nho để bảo vệ quả không bị sâu đục quả đào tấn công. Một vài năm sau, bao quả đã được áp dụng rộng rãi cho táo. Bao quả được đưa vào Trung Quốc đầu tiên vào cuối những năm của thập niên 80. Ngày nay, bao quả không chỉ áp dụng cho táo, lê, đào và nho mà còn áp dụng cho tất cả cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như chuối, xoài, nhãn, vải, khế, na, thanh long, sơn trà, táo ta, ổi, và cây ăn quả có múi.

Trong nhiều năm, người trồng táo Nhật Bản đã sử dụng túi giấy với chi phí đắt gấp đôi để bảo vệ trái cây của họ. Người dân Nhật Bản công nhận và khẳng định về chất lượng tuyệt vời và sẵn sàng trả mua nó. Những túi này có thể được tìm thấy ở Mỹ, nhưng họ rất khó để đặt mua và rất tốn kém.

Nhật Bản nhập khẩu tới 757.521 tấn chuối, 145.188 tấn dứa, 5.510 tấn xoài, 5.368 tấn đu đủ và 4.523 tấn dừa và hoa quả khác rất nhiều từ các nước nhiệt đới vào năm 1990. Vấn đề lớn nhất của xoài và đu đủ nhập khẩu đến Nhật Bản là bệnh thán thư và bệnh thối cuống. Để tăng nhập khẩu, kiểm soát của các bệnh này từ các khu vực có lượng mưa cao là quan trọng nhất. Khi cây ăn quả từ châu Âu đã được giới thiệu đến Nhật Bản vào đầu thế kỷ 19, nó đã được tìm thấy các bệnh phát sinh nghiêm trọng do lượng mưa cao trong mùa thu hoạch quả. Từ đó đã phát triển hai phương pháp để kiểm soát dịch bệnh. Một là trồng cây ăn quả trong nhà kính, hai là phương pháp bao quả trong đó mỗi quả được che phủ bằng túi giấy để phòng chống bệnh, đặc biệt là xoài. Bao quả không chỉ kiểm soát được dịch bệnh và côn trùng mà nó còn giúp tăng mẫu mà quả và làm giảm dư lượng hóa chất.

Ngành công nghiệp xuất khẩu khế ở Malaysia, có trị giá 10 triệu USD vào năm 1994, việc bảo vệ vườn cây ăn quả toàn bộ bằng bao quả. Điều này đã được thực hiện thành công trong hơn 70 năm. Việc đó cũng được thực hiện rộng rãi để bảo vệ xoài ở Thái Lan và dưa tại Đài Loan Bao quả là biện pháp rẻ tiền, dễ áp dụng và bảo đảm gần như hoàn toàn khỏi ruồi đục quả gây hại. Đó là việc làm lý tưởng cho người trồng quy mô nhỏ, những người không sử dụng thuốc trừ sâu. Quả chín có thể dễ dàng bảo vệ trong túi giấy báo để ngăn ruồi đẻ. Bao quả đã được sử dụng trong một thời gian rất dài ở châu Á đối với những nông dân trồng qui mô nhỏ.

Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam về sử dụng bao quả cũng đạt được nhiều kết quả tốt, cụ thể: Theo Phạm Hồng Sơn (2006), bao quả bằng các vật liệu giấy báo và bao xi măng đều cho kết quả tốt, tỷ lệ sâu bệnh trên quả giảm rõ rệt.

Trong những năm gần đây, một số nhiên cứu về bao quả trên giống bưởi Phúc Trạch đã được Viện Nghiên cứu Rau quả triển khai. Kết quả chỉ ra rằng: Bao quả cho giống bưởi Phúc Trạch vào giai đoạn sau tắt hoa từ 35 – 45 ngày bằng túi bao mầu vàng do Trung Quốc sản xuất có tác dụng tốt trong việc cải thiện mẫu mã quả, giảm chi phí cho phòng trừ sâu bệnh hại. Từ những tổng quan trên cho thấy: Bao quả là cần thiết, mỗi một giống cây trồng đòi hỏi một công thức bao riêng biệt. Cần có những nhiên cứu để xác định loại vật liệu và thời điểm bao thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống bưởi đường la tinh tại hoài đức hà nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)