Các công thức áp dụng chất điều tiết sinh trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống bưởi đường la tinh tại hoài đức hà nội (Trang 46 - 50)

CT Chất điều tiết sinh trưởng Thời gian áp dụng

I Phun bằng nước lã (Đ/C) Không áp dụng

II Nitrate kali, nồng độ 1% Phun 1 lần trước khi ra hoa 10-15 ngày vào lúc sáng sớm hay chiều mát

III Flower 94 (30g/16 lít nước) Phun 1 lần trước khi ra hoa 10-15 ngày vào lúc sáng sớm hay chiều mát

IV Gibberellin nồng độ 5-10 ppm Phun 2 lần sau đậu trái 10 ngày cách nhau 20 ngày

Thành phần các chất điều tiết sinh trưởng trong Flower 94 cụ thể như sau: - N: 7%, K2O: 30%, Zn: 1500ppm

3.3.3.4. Nghiên cứu xác định thời điểm bao quả thích hợp cho bưởi đường La Tinh

a. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 4 công thức, được bố trí ngẫu nhiên trên vườn trồng sẵn, mỗi công thức được thực hiện trên 20 quả, nhắc lại 3 lần. Túi dùng trong thí nghiệm là túi bao chuyên dụng Phúc Kiến, Trung Quốc. Các công thức được tháo túi bao cùng một thời điểm, trước thu hoạch 10 ngày. Cây tham gia thí nghiệm có cùng độ tuổi, được chăm sóc theo một quy trình chung.

CT1: Không bao quả (Đối chứng)

CT2: Bao quả vào thời điểm sau tắt hoa 45 ngày CT3: Bao quả vào thời điểm sau tắt hoa 55 ngày CT4: Bao quả vào thời điểm sau tắt hoa 65 ngày

b. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.

Chỉ tiêu theo dõi gồm:Tình hình nhiễm sâu bệnh hại trên bề mặt quả, một số chỉ tiêu về cơ giới quả, mẫu mã quả đánh giá cảm quan theo thang điểm sau:

++ 10 điểm: Quả không có tỳ vết, không bị sâu bệnh vỏ quả bóng và đẹp. ++ 9 điểm: Giống như điểm 10 nhưng có màu sắc kém hơn.

++ 8 điểm: Giống điểm 9 nhưng có tỳ vết do va đập cơ giới.

++ 7 – 6 điểm: Có một vài vết bệnh và va đập cơ giới, màu sắc xỉn không bóng, kích thước quả ở trung bình của giống.

++ 5-4 điểm: Nhiều tỳ vết sâu bệnh và va đập cơ giới, quả nhỏ dưới mức trung bình của giống màu sắc xỉn và xấu.

3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Số liệu thí nghiệm được xử lý trên chương trình Excel và phần mềm CropStat 7.0.2

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT BƯỞI ĐƯỜNG LA TINH 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu

4.1.1.1. Huyện Hoài Đức

a, Vị trí địa lý

Hoài Đức là một huyện đồng bằng nằm phía tây trung tâm thành phố Hà Nội, vị trí trong khoảng 20040’-21005’ vĩ độ bắc và 105038’ - 105045’ độ kinh đông. Về ranh giới địa lý, phía Bắc giáp với huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ; phía Nam giáp với quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ; phía Tây giáp với huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ; phía Đông giáp với huyện Từ Liêm, quận Hà Đông. Huyện Hoài Đức có 19 xã và 1 thị trấn.

Huyện Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy có độ cao trung bình 5- 20m so với mực nước biển; địa hình bằng phẳng, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được phân làm 2 vùng tự nhiên rõ rệt là vùng Bãi ven sông Đáy và vùng đồng được phân định bởi đê Tả sông Đáy.

b, Về điều kiện khí hậu

Nhiệt độ không khí trung bình 23,50C, nhiệt độ thấp nhất 9,50C, nhiệt độ cao nhất 32,90C. Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên dao động nhiệt độ trong năm của Hoài Đức khá lớn với biên đô giao động từ 11- 120C. Mùa nóng từ tháng 5- 10 với nhiệt độ nóng nhất trung bình trên 280C, mùa lạnh kéo dài khoảng 3 tháng (từ tháng 12- tháng 2) tháng 12 lạnh nhất nhiệt độ xuống thấp dưới 180C, thấp nhất là 12,30C, giữa mùa nóng và mùa lạnh có thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Hoài Đức thời tiết 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.

Độ ẩm không khí trung bình trong năm 86%, ngày ẩm độ thấp nhất là ngày 30 tháng 1 với độ ẩm 57%, tháng có ẩm độ cao nhất là tháng 4 với ẩm độ lên tới 98%. Số giờ nắng trung bình 3,65h/ngày, tháng ít nắng nhât là tháng 1 với 1,4 h/ngày; tháng 4 với 1,6h/ngày; tháng 3 với 1,7h/ngày. Lượng mưa thấp nhất là tháng 11 là 2,7mm và tháng 3 là 3,3mm. Lượng mưa ngày 25 tháng 7 lớn nhất là 146,4mm. Tổng lượng mưa trong năm 1506 mm.

c, Về điều kiện kinh tế xã hội

Với diện tích đất tự nhiên khoảng 95 km2 Hoài Đức có dân số khoảng 190 nghìn người, với mật độ dân số khoảng 23,3 người/ha, cao hơn mật độ của Hà Nội (19,7 người/ha) và cao hơn so với mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 9,3 người/ha) và cả nước (2,59 người/ha).

Hoài Đức là huyện có nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Đây là cơ sở để thu hút những lực lượng lao động trong huyện và các vùng phụ cận. Tuy nhiên hiện nay do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh nên diện tích đât nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Lao động trẻ trong huyện hiện nay có nhu cầu thoát ly ngày càng cao. Lực lượng lao động nông nghiệp và làm nghề thủ công chính chỉ còn là người già và phụ nữ hạn chế về chuyên môn và kỹ thuật. Đây cũng là vấn đề nan giải làm hạn chế việc phát triển nông nghiệp hàng hóa.

d, Về giao thông

Huyện Hoài Đức nằm sát cạnh nội thành Hà Nội (Theo quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050 đang trình Chính phủ phê duyệt thì huyện Hoài Đức sẽ là đô thị trung tâm). Thuận lợi về giao thông khi có Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, tỉnh lộ 72 chạy qua, Đường Đê Tả Đáy được bê tông hóa với 2 làn đường riêng biệt, nhiều đường đô thị trong toàn thể hệ thống, đã đem lại cho Hoài Đức khả năng mới trong phát triển kinh tế. Với lợi thế là nằm trong khu tam giác trọng điểm phía Bắc, lại có hệ thống đường giao thông thuận lợi và hiện đại nối với vùng trung tâm Hà Nội cũng như tỏa đi các tỉnh phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Từ đó, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hình thành vùng trồng cây ăn quả ven sông Đáy và dọc theo các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ; vùng trồng rau sạch ở Vân Côn, Song Phương, trồng Bưởi ở Cát Quế, trồng cam Canh ở xã Vân Canh… Tuy vậy, hệ thống giao thông nội đồng chủ yếu là hệ thống đường đất, hẹp gây khó khăn cho việc vận chuyển vật tư sản xuất, vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ.

e,Về thủy lợi

Nguồn nước tưới cho cây trồng ngoài nguồn nước mưa hàng năm, thì lượng nước tưới được cung cấp từ hai con sông gồm sông Hồng và sông Đáy. Ngoài ra trong toàn huyện còn có các ao hồ lớn nhỏ đây là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do hệ thống kênh dẫn nước nội đồng chủ yếu là kênh đất nên việc cung cấp nước và tiêu nước chưa cao. Hơn nữa hiện nay

do các làng nghề truyền thống phát triển đồng hành cùng với sả thái nước bẩn ra các kênh dẫn nước làm ô nhiễm nguồn nước tưới cho nông nghiệp. Hiện nay một số vùng chuyên canh đã và đang nghiên cứu sử dụng mạch nước ngầm để tưới cho cây trồng.

4.1.1.2. Xã Đông La

Vị trí địa lý:

Đông La nằm ở phía Nam huyện Hoài Đức nằm bên sông Đáy + Phía Bắc giáp xã An Khánh,

+ Phía Tây giáp xã An Thượng và huyện Quốc Oai + Phía Nam giáp huyện Quốc Oai và Hà Đông + Phía Đông giáp xã La Phù và quận Hà Đông Tổng diện tích 4,52 km² tổng dân số trên 9000 người

4.1.2. Tình hình sản xuất Nông nghiệp tại Đông La 2015

Trong 2015 tổng thu nhập xã Đông La ước đạt 345,5 tỷ đồng trong đó từ sản xuất Nông nghiệp đạt 80 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 23%. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của xã 60% đến từ trồng trọt với tổng diện tích gieo trồng trong năm 751,85ha trong đó diện tích 2 vụ lúa 323,36ha ; diện tích cây rau màu 2 vụ 248,64 ha; diện tích cây vụ đông năm 2014-2015 là 179, 85 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống bưởi đường la tinh tại hoài đức hà nội (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)