Đánh giá đặc điểm nông sinh học giống bưởi đường La Tinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống bưởi đường la tinh tại hoài đức hà nội (Trang 41 - 42)

Phần 3 Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi

3.3.2. Đánh giá đặc điểm nông sinh học giống bưởi đường La Tinh

3.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng Phiếu mô tả, đánh giá của Trung tâm Tài nguyên thực vật dựa trên bản mô tả của Viện Tài nguyên Di truyền thực vật quốc tế (nay là Bioversity International) để mô tả đánh giá các thời kỳ vật hậu của các giống bưởi, bao gồm các thời kỳ: phát sinh phát triển các đợt lộc, thời kỳ nở hoa, thời kỳ quả lớn, thời kỳ thu hoạch.

Đánh giá trên cây bưởi đường La Tinh, bưởi Diễn và bưởi Chua tại địa phương trên 10 năm tuổi với cùng điều kiện chăm sóc cụ thể như sau:

Lượng bón cho 1 cây:

50 kg phân hữu cơ hoai mục + 800g N + 400g P2O5 + 600g K2O Thời điểm bón: Chia làm 4 lần.

- Lần 1: Bón sau khi thu quả (cuối tháng 12): Bón toàn bộ phân hữu cơ và lân + 20% lượng đạm + 20% lượng kali.

- Lần 2: Bón thúc hoa (giữa tháng 1): 30% lượng đạm + 30% lượng kali. - Lần 3: Bón dưỡng hoa, quả non (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 30% lượng đạm + 30% lượng kali.

- Lần 4: Bón thúc quả (cuối tháng 5): Bón hết lượng phân còn lại. Tưới nước, làm cỏ cho cây:

Cung cấp đủ nước vào các thời kỳ chính là: Lúc cây chuẩn bị ra hoa và thời kỳ quả phát triển. Làm rãnh thoát nước trong mùa mưa bão.

Thường xuyên làm cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh hại xâm nhập.

Cắt tỉa:

Tập trung chủ yếu vào thời kỳ sau thu hoạch, tỉa bỏ các cành yếu, cành khô, cành vượt, cành bị sâu bệnh hại và các cành mọc quá dày.

Phòng trừ sâu bệnh:

Sử dụng các loại thuốc hóa học thông dụng trên thị trường để phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm như sâu nhớt, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, nhện trắng, bệnh loét, bệnh chảy gôm.

3.3.2.2. Chỉ tiêu theo dõi

- Tuổi cây

- Đường kính tán: Đo theo 2 hướng Đông – Tây, Nam - Bắc, lấy số liệu trung bình.

- Đường kính gốc: Đo trên cành tại điểm cách mặt đất 20cm

- Thời gian ra hoa, số hoa trên chùm, hình thái, cấu tạo các loại hoa;

- Đặc điểm quá trình ra hoa, đậu quả, kích thước quả (Chiều rộng, cao quả), trọng lượng quả, số múi trên quả, số hạt/quả, tỷ lệ phần ăn được, thời gian thu hoạch;

+ Thời kỳ ra hoa, nở hoa và kết thúc nở hoa được đánh giá như sau: + Thời kỳ xuất hiện hoa: 10% số hoa nở/cây

+ Thời kỳ nở rộ: 50% số hoa nở/cây + Thời kỳ tàn hoa: 80% số hoa/cây tàn

- Phân tích và đánh giá so sánh với một số giống bưởi trong vùng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống bưởi đường la tinh tại hoài đức hà nội (Trang 41 - 42)