Nghiên cứu xác định chế độ bón phân cho giống bưởi La Tinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống bưởi đường la tinh tại hoài đức hà nội (Trang 61 - 66)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống bưởi đường

4.3.1. Nghiên cứu xác định chế độ bón phân cho giống bưởi La Tinh

4.3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng và phát triển các đợt lộc

a) Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian xuất hiện lộc trên giống bưởi đường La Tinh

Trên cây các đợt cành lộc thường có chức năng riêng và có quan hệ mật thiết với nhau: Lộc thu thường là cành mẹ sinh ra cành quả; lộc hè thường là cành sinh dưỡng có chức năng quang hợp lấy dinh dưỡng nuôi quả và lộc xuân là cành mang

quả. Do vậy muốn có sự ra hoa đậu quả tốt thì cành xuân phải tốt, đồng nghĩa với những cành thu cũng phải tốt và có chế độ dinh dưỡng đủ để cho cành xuân có thể phân hóa mầm hoa và ra hoa đậu quả tốt. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ trên công thức phân bón khác nhau đến thời gian xuất hiện cũng như khả năng sinh trưởng của các đợt lộc (đặc biệt là lộc Xuân) thực tế là nghiên cứu sự tác động đến đối tượng chính hình thành nên hoa, quả và mang quả của cây, đã được tác động thông qua sự sinh trưởng của lộc thu trước đó.

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến thời gian ra lộc của giống bưởi đường La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội năm 2016

CT Thời gian xuất hiên Lộc xuân Lộc hè Lộc thu

I (Đ/C) Bắt đầu 03-05/02/2016 03-05/05/2016 05-06/08/2016 Rộ 14-15/03/2016 15-16/05/2016 17-18/08/2016 Kết thúc 15-17/04/2016 13-15/06/2016 17-19/09/2016 II Bắt đầu 03-05/02/2016 03-05/05/2016 05-06/08/2016 Rộ 15/03/2016 15-16/05/2016 17-18/08/2016 Kết thúc 18-19/04/2016 11-13/06/2016 17-19/09/2016 III Bắt đầu 02-05/02/2016 03-05/05/2016 05-06/08/2016 Rộ 14-15/03/2016 15-16/05/2016 17-18/08/2016 Kết thúc 15-16/04/2016 13-15/06/2016 17-19/09/2016 IV Bắt đầu 03-05/02/2016 05/05/2016 06-08/08/2016 Lộc rộ 14-15/03/2016 15-17/05/2016 18-19/08/2016 Kết thúc 17-18/04/2016 13-16/05/2016 19/09/2016

- Kết quả nghiên cứu cho thấy lộc Xuân xuất hiện vào đầu tháng 2, rộ vào giữa tháng 3 và kết thúc nửa giữa tháng 4. Lộc Xuân năm 2016 tuy ra sớm hơn nhưng lại kết thúc muộn. Lộc hè ở giống bưởi đường La Tinh xuất hiện vào đầu tháng 5, ra rộ vào giữa tháng 5 và kết thúc vào nửa đầu đến giữa tháng 6. Lộc thu xuất hiện vào nửa đầu tháng 8, rộ vào 16-19/8, kết thúc vào nửa cuối tháng 9. Nhìn chung các công thức bón phân không có nhiều khác biệt về thời gian xuất hiện lộc,

khi bón theo công thức 3 lộc xuất hiện sớm hơn nhưng không đáng kể so với đối chứng và so với các công thức thí nghiệm.

b) Ảnh hưởng của phân bón đến kích thước các đợt lộc:

Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân tới kích thước các đợt lộc cho thấy khi bón phân ở các công thức thí nghiệm khác nhau thì sinh trưởng lộc ở các công thức cũng có sự thay đổi

- Về chiều dài cành lộc: Chiều dài lộc hè cao nhất đạt 15,22-20,79 cm; thấp nhất là lộc xuân dao động 14,68-17,31 cm. Khi bón phân theo công thức 3 cho kích thước cành lộc cai hơn các công thức khác và đối chứng nhưng cũng không có nhiều sự khác biệt đáng kể

- Về đường kính các đợt lộc thì lộc xuân lại lớn nhất dao động: 0,42-0,44 cm, lộc hè và lộc thu dao động: 0,38-0,42 cm.

- Như vậy khi bón phân theo công thức 3 đã làm tăng kích thước các đợt lộc so với đối chứng đặc biệt là sự thay đổi ở lộc xuân và lộc hè, đây là tiền đề cho cây ra hoa, phát triển tốt và mang quả sau này.

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng các đợt lộc của giống bưởi La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội năm 2016

CT Lộc xuân Lộc hè Lộc thu C/D lộc (cm) Đ/K lộc (cm) C/D lộc (cm) Đ/K lộc (cm) C/D lộc (cm) Đ/K lộc (cm) I (Đ/C) 16,45±0,63 0,42±0,015 19,46±0,46 0,40±0,014 14,95±0,40 0,38±0,011 II 14,68±0,63 0,42±0,014 15,22±0,36 0,40±0,013 14,00±0,34 0,38±0,009 III 17,31±0,78 0,42±0,015 20,79±0,59 0,42±0,012 16,19±0,42 0,41±0,009 IV 17,04±0,77 0,44±0,020 19,21±0,63 0,40±0,013 16,33±0,42 0,40±0,010

4.3.1.2. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả trên giống bưởi đường La Tinh

a) Thời gian ra hoa

Thông thường thời gian ra hoa trên cây bưởi La Tinh bắt đầu vào đầu tháng 2 và kết thúc vào nửa cuối tháng 3 hàng năm. Tuy nhiên, trong năm 2016 hoa bưởi La Tinh nở khá muộn so với bình thường (chậm hơn so với năm 2015 khoảng nửa

tháng) và là một trong những điều bất thuận khi gặp phải điều kiện độ ẩm cao trong quá trình nở hoa sau này đặc biệt giai đoạn nửa đầu tháng 3 trong vòng 3 năm trở lại đây. Qua theo dõi thời gian nở hoa tại các công thức thí nghiệm thu được kết quả như bảng 4.14.

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến thời gian ra hoa của giống bưởi La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016

CT Bắt đầu Nở rộ Tắt hoa

I (ĐC) 14-15/02/2016 09-10/03/2016 27/03/2016 II 14-15/02/2016 08-10/03/2016 27/03/2016 III 14-15/02/2016 07-08/03/2016 27-28/03/2016 IV 14-17/02/2016 08-10/03/2016 27-28/03/2016

- Như vậy các công thức bón ảnh hưởng không nhiều đến quá trình nở hoa trên cây bưởi Đường La Tinh. Khi bón phân với công thức 3 thời gian nở rộ hoa tập trung hơn và sớm hơn nhưng không nhiều so với các công thức thí nghiệm và so với đối chứng.

b) Tỷ lệ đậu quả

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến tỷ lệ đậu quả giống bưởi La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016

CT Tổng số hoa theo dõi Tổng số quả đậu Tỷ lệ đậu quả (%)

I (Đ/C) 2198,00 17,50 0,80 II 2140,00 17,00 0,80 III 2091,00 19,25 0,92 IV 2240,00 18,50 0,83 LSD 5% 216,43 1,51 CV % 6,2 5,2

- Năm 2016 là một năm thời tiết khắc nghiệt cả trước, trong và sau khi cây bưởi nở hoa và đậu quả. Đặc biệt giai đoạn cây bưởi đường La Tinh nở hoa lại rơi vào thời điểm mưa phùn kéo dài 10 ngày (14-24/03/2016) và là nguyên nhân chính

dẫn đến tỷ lệ đậu quả trên cây bưởi đường La Tinh giảm đáng kể và chỉ đạt mức chưa tròn 1% số hoa bưởi đậu quả thành công.

- Ngoài những yếu tố tự nhiên thì các tác động của con người một phần cũng làm thay đổi tỷ lệ đậu quả đối với cây bưởi nói chung và bưởi đường La Tinh nói riêng.

- Qua theo dõi về tỷ lệ đậu quả trên các công thức thí nghiệm khi sử dụng phân bón theo công thức 3 đạt tỷ lệ đậu quả cao nhất 0,92% và cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5% mặc dù ở công thức 3 tổng số hoa không nhiều hơn các công thức còn thí nghiệm khác hay so với cả đối chứng

Như vậy, bón phân theo công thức 3 làm tăng được tỷ lệ đậu quả trên cây bưởi đường La Tinh tại Đông La, Hoài Đức, Hà Nội.

4.3.1.3. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống bưởi đường La Tinh năm 2016

- Năng suất của cây phụ thuộc vào số quả trên cây và khối lượng trung bình quả. Thông thường cây nào có số lượng quả đậu nhiều sẽ có khả năng cho năng suất cao. Năng suất bưởi của các công thức bón phân được trình bày ở bảng 4.16.

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống bưởi La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016

CT Số quả TB/cây Khối lượng TB quả

(kg) Năng suất (kg/cây)

I (Đ/C) 201,67 0,90 181,53 II 194,00 0,85 164,29 III 230,00 1,01 232,30 IV 213,00 0,98 209,10 LSD 5% 19,11 0,06 23,83 CV % 4,6 2,9 5,9

- Số quả trung bình trên cây ở các công thức thí nghiệm dao động từ 194 đến 230 quả, khi bón phân theo công thức 3 số quả trung bình trên cây cao hơn so với đối chứng. Các công thức 2 và 4 không có sự thay đổi ở mức ý nghĩa so với đối chứng.

- Khối lượng trung bình quả trên bưởi đường La Tinh ở các công thức dao động trung bình từ 0,85 đến 1,01kg. Khi bón phân ở các công thức 3 và 4 khống lượng quả tăng ở mức ý nghĩa so với đối chứng.

- Như vậy, bón phân theo công thức 3 có tác động tốt đến sinh trưởng, phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống bưởi đường la tinh tại hoài đức hà nội (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)