Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống bưởi đường la tinh tại hoài đức hà nội (Trang 40)

3.3.1. Điều tra hiện trạng sản xuất

3.3.1.1. Điều tra hiện trạng sản xuất

Phương pháp điều tra

- Thu thập thông tin thứ cấp, các kết quả nghiên cứu của các cơ quan quản lý, sản xuất, khoa học (Phòng kinh tế huyện Hoài Đức, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội…). Tài liệu, dữ liệu được thu thập và phân tích dựa trên các mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

- Điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của các hộ nông dân (PRA) trồng cây bưởi và cây có múi bằng phiếu điều tra.

- Điều tra chi tiết: Biên soạn phiếu điều tra với nội dung định sẵn để thu thập thông tin sơ cấp, phỏng vấn các hộ nông dân trong xã.

Chỉ tiêu theo dõi, điều tra

- Diện tích đất nông nghiệp, cây ăn quả, cây bưởi La Tinh - Năng suất của giống bưởi đường La Tinh

- Các loại phân bón hộ nông dân sử dụng - Liều lượng bón (kg/ha)

- Số lần bón/ năm (lần)

- Điều tra tình hình phát sinh, phát triển thành phần sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ

3.3.2. Đánh giá đặc điểm nông sinh học giống bưởi đường La Tinh

3.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng Phiếu mô tả, đánh giá của Trung tâm Tài nguyên thực vật dựa trên bản mô tả của Viện Tài nguyên Di truyền thực vật quốc tế (nay là Bioversity International) để mô tả đánh giá các thời kỳ vật hậu của các giống bưởi, bao gồm các thời kỳ: phát sinh phát triển các đợt lộc, thời kỳ nở hoa, thời kỳ quả lớn, thời kỳ thu hoạch.

Đánh giá trên cây bưởi đường La Tinh, bưởi Diễn và bưởi Chua tại địa phương trên 10 năm tuổi với cùng điều kiện chăm sóc cụ thể như sau:

Lượng bón cho 1 cây:

50 kg phân hữu cơ hoai mục + 800g N + 400g P2O5 + 600g K2O Thời điểm bón: Chia làm 4 lần.

- Lần 1: Bón sau khi thu quả (cuối tháng 12): Bón toàn bộ phân hữu cơ và lân + 20% lượng đạm + 20% lượng kali.

- Lần 2: Bón thúc hoa (giữa tháng 1): 30% lượng đạm + 30% lượng kali. - Lần 3: Bón dưỡng hoa, quả non (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 30% lượng đạm + 30% lượng kali.

- Lần 4: Bón thúc quả (cuối tháng 5): Bón hết lượng phân còn lại. Tưới nước, làm cỏ cho cây:

Cung cấp đủ nước vào các thời kỳ chính là: Lúc cây chuẩn bị ra hoa và thời kỳ quả phát triển. Làm rãnh thoát nước trong mùa mưa bão.

Thường xuyên làm cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh hại xâm nhập.

Cắt tỉa:

Tập trung chủ yếu vào thời kỳ sau thu hoạch, tỉa bỏ các cành yếu, cành khô, cành vượt, cành bị sâu bệnh hại và các cành mọc quá dày.

Phòng trừ sâu bệnh:

Sử dụng các loại thuốc hóa học thông dụng trên thị trường để phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm như sâu nhớt, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, nhện trắng, bệnh loét, bệnh chảy gôm.

3.3.2.2. Chỉ tiêu theo dõi

- Tuổi cây

- Đường kính tán: Đo theo 2 hướng Đông – Tây, Nam - Bắc, lấy số liệu trung bình.

- Đường kính gốc: Đo trên cành tại điểm cách mặt đất 20cm

- Thời gian ra hoa, số hoa trên chùm, hình thái, cấu tạo các loại hoa;

- Đặc điểm quá trình ra hoa, đậu quả, kích thước quả (Chiều rộng, cao quả), trọng lượng quả, số múi trên quả, số hạt/quả, tỷ lệ phần ăn được, thời gian thu hoạch;

+ Thời kỳ ra hoa, nở hoa và kết thúc nở hoa được đánh giá như sau: + Thời kỳ xuất hiện hoa: 10% số hoa nở/cây

+ Thời kỳ nở rộ: 50% số hoa nở/cây + Thời kỳ tàn hoa: 80% số hoa/cây tàn

- Phân tích và đánh giá so sánh với một số giống bưởi trong vùng nghiên cứu.

3.3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống bưởi Đường La Tinh La Tinh

Sử dụng phương pháp thí nghiệm đồng ruộng đối với cây lâu năm, đo đếm các chỉ tiêu nông sinh học trên đồng ruộng (chọn từ vườn có sẵn trong dân). Các vườn trồng sẵn được chọn các cây có độ tuổi từ trên 10 năm để bố trí các thí nghiệm về kỹ thuật có chung một nền chăm sóc như nhau cụ thể:

Lượng bón cho 1 cây:

50 kg phân hữu cơ hoai mục + 800g N + 400g P2O5 + 600g K2O Thời điểm bón: Chia làm 4 lần.

- Lần 1: Bón sau khi thu quả (cuối tháng 12): Bón toàn bộ phân hữu cơ và lân + 20% lượng đạm + 20% lượng kali.

- Lần 2: Bón thúc hoa (giữa tháng 1): 30% lượng đạm + 30% lượng kali. - Lần 3: Bón dưỡng hoa, quả non (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 30% lượng đạm + 30% lượng kali.

- Lần 4: Bón thúc quả (cuối tháng 5): Bón hết lượng phân còn lại. Tưới nước, làm cỏ cho cây:

Cung cấp đủ nước vào các thời kỳ chính là: Lúc cây chuẩn bị ra hoa và thời kỳ quả phát triển. Làm rãnh thoát nước trong mùa mưa bão.

Thường xuyên làm cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh hại xâm nhập.

Tập trung chủ yếu vào thời kỳ sau thu hoạch, tỉa bỏ các cành yếu, cành khô, cành vượt, cành bị sâu bệnh hại và các cành mọc quá dày.

Phòng trừ sâu bệnh:

Sử dụng các loại thuốc hóa học thông dụng trên thị trường để phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm như sâu nhớt, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, nhện trắng, bệnh loét, bệnh chảy gôm.

3.3.3.1. Nghiên cứu xác định chế độ bón phân cho giống bưởi đường La Tinh

a, Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 4 công thức (CT) với 3 CT thí nghiệm và 1 Đ/C, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 lần nhắc, mỗi lần nhắc 1 cây, chọn từ các vườn hộ trồng sẵn trên 10 năm tuổi (Bảng 3.1)

Thời kỳ bón:

+ Bón sau khi thu hoạch quả bón 100% phân chuồng + Lân + 10% Đạm + 20% Kali.

+ Bón thúc:

- Bón thúc lần 1: Vào tháng 1 tháng 2: 30% Đạm + 30% Kali. - Bón thúc lần 2: Vào tháng 4: 25% Đạm + 25% Kali.

- Bón thúc lần 3: Vào tháng 6: Toàn bộ lượng phân còn lại.

Bảng 3.1. Các công thức bón phân gốc cho giống bưởi La Tinh

ĐVT: kg/cây

Công thức Phân chuồng Đạm ure Lân super Kali

I (Đ/C) 50 1,3 2,7 1,7

II 70 1,5 2,5 1,5

III 90 2,0 3,0 2,0

IV 100 2,5 3,5 2,5

Cách bón:

- Bón lót: Đào rãnh quanh tán gốc (rộng, sâu 25 - 30cm), trộn và rải đều phân quanh rãnh, lấp đất kín.

- Phân vô cơ: Có thể vãi quanh tán, dùng cào lấp phân, nếu khô hạn sau khi bón phân thì tưới nước hoặc hoà phân vào nước để tưới.

- Kích thước (chiều dài, đường kính) và số lượng các đợt lộc:

+ Mỗi công thức ở mỗi lần nhắc lại theo dõi 4 cành/cây phân bố đều theo 4 hướng khác nhau, tiến hành đo khi lộc ổn định.

- Chiều dài cành lộc đo từ điểm xuất phát đến mút cành lộc. - Đường kính lộc đo tại vị trí cách gốc cành lộc 2 cm

- Thời kỳ ra hoa, nở hoa và kết thúc nở hoa được đánh giá như sau: + Thời kỳ xuất hiện hoa: 10% số hoa nở/cây

+ Thời kỳ nở rộ: 50% số hoa nở/cây + Thời kỳ tàn hoa: 50% số hoa/cây tàn - Tỷ lệ đậu quả qua các thời kỳ:

+ Mỗi công thức theo dõi 1 cây/1 lần nhắc lại: Mỗi cây theo dõi 4 cành phân bố đều các hướng, đếm tổng số hoa/cành. Tính tỷ lệ đậu quả theo công thức:

∑ quả đậu Tỷ lệ đậu quả (%) =

∑ hoa theo dõi

- Một số chỉ tiêu quả: Chiều cao, đường kính, tỷ lệ chiều cao/đường kính, trọng lượng quả, màu sắc vỏ quả, tỷ lệ phần ăn được, số hạt/quả.

+ Chiều cao quả: Đo ở vị trí dài nhất của quả theo chiều song song với trục quả.

+ Chiều rộng quả (đường kính quả): Đo ở vị trí rộng nhất của quả.

+ Trọng lượng trung bình quả: Là trọng lượng trung bình của 3 quả/lần nhắc. + Màu sắc vỏ quả, cùi và tép quả khi chín: Mô tả theo cảm quan.

+ Tỷ lệ phần ăn được (%): Là tỷ lệ % tép quả =

 t

i

N T

x 100

Trong đó: Tilà trọng lượng tép quả của 10 quả

Nt là trọng lượng của 10 quả

+ Số hạt/quả: Là số lượng hạt có trong quả (theo dõi 10 quả).

- Năng suất thực thu = Số quả bình quân/cây x khối lượng quả trung bình.

3.3.3.2. Nghiên cứu xác định phân bón lá cho giống bưởi đường La Tinh

a, Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm gồm 5 công thức, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc 1 cây, chọn từ các vườn hộ trồng sẵn trên 10 năm tuổi (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Các công thức phân bón lá cho giống bưởi La Tinh

Công thức Nội dung Lượng phun

I (Đ/C) Phun nước lã 3 cây/bình 16 lít

II Phun phân bón lá Grow more Lọ 100gram (5 bình/lọ) III Phun phân bón lá Komix (BFC 201) Lọ 1 lít (10 bình/lọ) IV Phun phân bón lá Thiên Nông Gói 100gram/10 bình

Thành phần các loại phân bón lá cụ thể như sau:

+ Phân bón lá Grow more (6-30-30 + TE): N 6%, P2O5 30%, K2O 30% + Phân bón lá Komix (BFC 201): N: 2,6g/100ml, P2O5: 7,5g/100ml, K2O: 2,2g/100ml, Mg: 800mg/l, Mn: 30mg/l, Zn: 200mg/l, Cu:100mg/l, B: 50mg/l pH:5-7.

+ Phân bón lá Thiện Nông: 2% α-NAA, 0,5% β-NAA, 0,1% GA3. Tất cả các công thức được phun thành 3 đợt:

- Đợt 1: Khi lộc xuân xuất hiện (20 ngày phun 1 lần) - Đợt 2: Tắt hoa hoàn toàn

- Đợt 3: Sau đợt 2 là 10 ngày

b, Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.

- Kích thước (chiều dài, đường kính) và số lượng các đợt lộc; - Thời kỳ ra hoa, nở hoa và kết thúc nở hoa;

- Tỷ lệ đậu quả qua các thời kỳ;

- Một số chỉ tiêu quả: Chiều cao, đường kính, tỷ lệ chiều cao/đường kính, trọng lượng quả, màu sắc vỏ quả, tỷ lệ phần ăn được, số hạt/quả;

- Năng suất thực thu.

3.3.3.3. Nghiên cứu xác định chất điều tiết sinh trưởng

a. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 4 công thức, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 lần nhắc, mỗi lần nhắc 1 cây, chọn từ các vườn hộ trồng sẵn độ tuổi trên 10 năm (Bảng 3.3):

b. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

- Chiều cao cây, đường kính tán, đường kính gốc;

- Thời kỳ ra hoa, nở hoa và kết thúc nở hoa; - Tỷ lệ đậu quả qua các thời kỳ;

- Một số chỉ tiêu quả: Chiều cao, đường kính, tỷ lệ chiều cao/đường kính, trọng lượng quả, màu sắc vỏ quả, tỷ lệ phần ăn được, số hạt/quả;

- Năng suất thực thu.

Bảng 3.3. Các công thức áp dụng chất điều tiết sinh trưởng

CT Chất điều tiết sinh trưởng Thời gian áp dụng

I Phun bằng nước lã (Đ/C) Không áp dụng

II Nitrate kali, nồng độ 1% Phun 1 lần trước khi ra hoa 10-15 ngày vào lúc sáng sớm hay chiều mát

III Flower 94 (30g/16 lít nước) Phun 1 lần trước khi ra hoa 10-15 ngày vào lúc sáng sớm hay chiều mát

IV Gibberellin nồng độ 5-10 ppm Phun 2 lần sau đậu trái 10 ngày cách nhau 20 ngày

Thành phần các chất điều tiết sinh trưởng trong Flower 94 cụ thể như sau: - N: 7%, K2O: 30%, Zn: 1500ppm

3.3.3.4. Nghiên cứu xác định thời điểm bao quả thích hợp cho bưởi đường La Tinh

a. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 4 công thức, được bố trí ngẫu nhiên trên vườn trồng sẵn, mỗi công thức được thực hiện trên 20 quả, nhắc lại 3 lần. Túi dùng trong thí nghiệm là túi bao chuyên dụng Phúc Kiến, Trung Quốc. Các công thức được tháo túi bao cùng một thời điểm, trước thu hoạch 10 ngày. Cây tham gia thí nghiệm có cùng độ tuổi, được chăm sóc theo một quy trình chung.

CT1: Không bao quả (Đối chứng)

CT2: Bao quả vào thời điểm sau tắt hoa 45 ngày CT3: Bao quả vào thời điểm sau tắt hoa 55 ngày CT4: Bao quả vào thời điểm sau tắt hoa 65 ngày

b. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.

Chỉ tiêu theo dõi gồm:Tình hình nhiễm sâu bệnh hại trên bề mặt quả, một số chỉ tiêu về cơ giới quả, mẫu mã quả đánh giá cảm quan theo thang điểm sau:

++ 10 điểm: Quả không có tỳ vết, không bị sâu bệnh vỏ quả bóng và đẹp. ++ 9 điểm: Giống như điểm 10 nhưng có màu sắc kém hơn.

++ 8 điểm: Giống điểm 9 nhưng có tỳ vết do va đập cơ giới.

++ 7 – 6 điểm: Có một vài vết bệnh và va đập cơ giới, màu sắc xỉn không bóng, kích thước quả ở trung bình của giống.

++ 5-4 điểm: Nhiều tỳ vết sâu bệnh và va đập cơ giới, quả nhỏ dưới mức trung bình của giống màu sắc xỉn và xấu.

3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Số liệu thí nghiệm được xử lý trên chương trình Excel và phần mềm CropStat 7.0.2

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT BƯỞI ĐƯỜNG LA TINH 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu

4.1.1.1. Huyện Hoài Đức

a, Vị trí địa lý

Hoài Đức là một huyện đồng bằng nằm phía tây trung tâm thành phố Hà Nội, vị trí trong khoảng 20040’-21005’ vĩ độ bắc và 105038’ - 105045’ độ kinh đông. Về ranh giới địa lý, phía Bắc giáp với huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ; phía Nam giáp với quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ; phía Tây giáp với huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ; phía Đông giáp với huyện Từ Liêm, quận Hà Đông. Huyện Hoài Đức có 19 xã và 1 thị trấn.

Huyện Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy có độ cao trung bình 5- 20m so với mực nước biển; địa hình bằng phẳng, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được phân làm 2 vùng tự nhiên rõ rệt là vùng Bãi ven sông Đáy và vùng đồng được phân định bởi đê Tả sông Đáy.

b, Về điều kiện khí hậu

Nhiệt độ không khí trung bình 23,50C, nhiệt độ thấp nhất 9,50C, nhiệt độ cao nhất 32,90C. Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên dao động nhiệt độ trong năm của Hoài Đức khá lớn với biên đô giao động từ 11- 120C. Mùa nóng từ tháng 5- 10 với nhiệt độ nóng nhất trung bình trên 280C, mùa lạnh kéo dài khoảng 3 tháng (từ tháng 12- tháng 2) tháng 12 lạnh nhất nhiệt độ xuống thấp dưới 180C, thấp nhất là 12,30C, giữa mùa nóng và mùa lạnh có thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Hoài Đức thời tiết 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.

Độ ẩm không khí trung bình trong năm 86%, ngày ẩm độ thấp nhất là ngày 30 tháng 1 với độ ẩm 57%, tháng có ẩm độ cao nhất là tháng 4 với ẩm độ lên tới 98%. Số giờ nắng trung bình 3,65h/ngày, tháng ít nắng nhât là tháng 1 với 1,4 h/ngày; tháng 4 với 1,6h/ngày; tháng 3 với 1,7h/ngày. Lượng mưa thấp nhất là tháng 11 là 2,7mm và tháng 3 là 3,3mm. Lượng mưa ngày 25 tháng 7 lớn nhất là 146,4mm. Tổng lượng mưa trong năm 1506 mm.

c, Về điều kiện kinh tế xã hội

Với diện tích đất tự nhiên khoảng 95 km2 Hoài Đức có dân số khoảng 190 nghìn người, với mật độ dân số khoảng 23,3 người/ha, cao hơn mật độ của Hà Nội (19,7 người/ha) và cao hơn so với mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 9,3 người/ha) và cả nước (2,59 người/ha).

Hoài Đức là huyện có nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Đây là cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống bưởi đường la tinh tại hoài đức hà nội (Trang 40)