Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Điều tra hiện trạng sản xuất bưởi đường La Tinh
4.1.3. Sâu bệnh hại chính trên bưởi, tình hình phát sinh phát triển
Theo thống kê điều tra tại La Tinh cho thấy sâu bệnh hại trên cây bưởi đường La Tinh gồm rất nhiều loại (Bảng 4.5). Chúng gây hại ở hầu hết các bộ phận của cây. Tuy nhiên, mức độ gây hại không giống nhau, phụ thuộc vào tuổi cây, điều kiện chăm sóc và mùa vụ. Nhóm gây hại nặng gồm sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp sáp và ruồi vàng. Đặc biệt là nhện đỏ, và ruồi vàng chúng gây hại nặng trên diện rộng và phổ biến trên tất cả các cây có múi nói chung và cây bưởi đường La Tinh nói riêng. Trong hai năm 2014 và 2015 phạm vi gây hại của ruồi vàng là rất lớn thậm chí chúng còn gây hại trực tiếp trên các cây rau mầu trồng trong vườn bưởi và lấy đó làm nơi để sinh trưởng phát triển gây hại sau này. Hiện nay ruồi vàng và Nhện đỏ xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm. Hầu hết người sản xuất đều cho biết đây là loại sâu bệnh hại nguy hiểm, khả năng kháng thuốc tốt, rất khó phòng trừ.
Bảng 4.5. Thành phần sâu bệnh hại chính trên cây bưởi đường La Tinh
TT Loại sâu bệnh Bộ phận gây hại Mức độ gây hại
1 Sâu vẽ bùa Lá non, quả non +++
2 Ngài chích hút quả Quả +
3 Ruồi đục quả Quả +++
4 Sâu đục vỏ quả Quả +
5 Muội đen Lá non, cành non ++
6 Nhện đỏ Lá non, lá bánh tẻ nụ hoa, quả non +++
7 Nhện trắng Quả +
8 Nhện vàng Quả non +
9 Sâu bướm phượng Lá, chồi thân non + 10 Nhóm rệp sáp Cành non, quả và lá +++ 11 Sâu đục thân, cành Thân, cành +
12 Bệnh loét Thân, lá, quả ++
13 Bệnh chảy nhựa Thân ++
Ghi chú: +++ gây hại nặng ++ gây hại trung bình + gây hại ít
Kết quả điều tra thấy đa số nông dân biết cách phòng trừ sâu bệnh hại. Bằng biện pháp sinh học và biện pháp hóa học. Các nông hộ đã biết cách sử dụng bẫy Feramon để thu hút các con trưởng thành tiêu diệt. Tuy nhiên, việc sử dụng chưa đồng bộ nên nhiều khi đã gây phản tác dụng. Theo kết quả điều tra còn cho thấy
các loại thuốc bảo vệ thực vật thường được dùng để phòng trừ các loại sâu bệnh hại chính như Alfamite 15EC, Lama 50EC hay dầu Khoáng ... Mặc dù vậy hiện nay người nông dân chưa nắm băt được quy trình phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại, cứ thấy xuất hiện sâu bệnh là phun thuốc phòng trừ. Chưa áp dụng nhiều biện pháp phòng trừ tổng hợp và thuốc trừ sâu bệnh sinh học.
Trong quá trình tiến hành đề tài, kết hợp với điều tra và đánh giá tình hình sâu bệnh gây hại trên cây bưởi chúng tôi đã đưa ra được quy luật phát sinh phát triển của sâu bệnh hại bưởi kết quả thể hiện tại (bảng 4.6). Dựa vào lịch diễn biến sâu bệnh hại và khuyến cáo của trạm BVTV tại địa phương giúp cho người nông dân trồng bưởi chủ động hơn trong phòng trừ sâu bệnh, đem lại hiệu quả năng suất cao và giảm chi phí đầu tư trồng bưởi.
Bảng 4.6. Lịch diễn biến sâu bệnh hại chính trên bưởi tại địa phương
Sâu bệnh T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Vẽ bùa Nhện đỏ Rệp muội Rệp sáp Sâu đục thân/ cành Ruồi đục quả