.2 Sự đa dạng các giống bưởi tại Đông La 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống bưởi đường la tinh tại hoài đức hà nội (Trang 51)

TT Tên giống/loài Nơi trồng Số Lượng

1 Bưởi đường La Tinh La Tinh, Đông Lao, Đồng Nhân ++

2 Bưởi Đoan Hùng La Tinh, Đồng Nhân +

3 Bưởi chua La Tinh, Đồng Nhân, Đông Lao + 4 Bưởi chua Mỹ La Tinh, Đông Lao, Đồng Nhân +

5 Bưởi đào chua La Tinh +

6 Bưởi diễn La Tinh, Đồng Nhân, Đông Lao ++ 7 Bưởi diễn quả dài La Tinh, Đồng Nhân, Đông Lao + 8 Bưởi Quế Dương Đồng Nhân, La Tinh, Đông Lao +

(Nguồn: Điều tra tại Đông La năm 2015)

Ghi chú: +++ Số lượng nhiều, ++ Số lượng trung bình, + Số lượng ít

- Đặc điểm của một số giống bưởi đang được trồng tại Đông La

Bưởi đường La Tinh được trồng tại thôn La Tinh, xã Đông La, huyện Hoài

Đức. Đây là giống bưởi địa phương được trồng từ lâu đời, thời gian cho thu hoạch từ cuối tháng 11 đến tháng 12 dương lịch, có chất lượng tốt, tôm dáo, ăn giòn tôm, có thể để lâu ra ngoài tết đến tháng 3,4 âm lịch ăn vẫn rất ngon. Cây có tán thưa hơn bưởi Quế Dương, trọng lượng quả trung bình 600-900 gram, độ Brix từ 13- 14%, số múi trung bình 14-15 múi/quả, chống chịu sâu bệnh tốt. Tuy nhiên nhược điểm của bưởi đường La Tinh nhiều hạt, tỷ lệ phần ăn được khoảng 50-55% và rất kén đất.

Bưởi đường Quế Dương có nguồn gốc ở thôn Tháp Thượng, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức. Theo những người có tuổi trong thôn thì giống này có nguồn gốc từ hạt trong vườn nhà cụ Trần Văn Thảo cách đây khoảng 100 năm (hiện nay cây bưởi tổ đã chết). Mọi người trong thôn đã chiết cành về trồng, hiện nay còn có cây khoảng 70 năm tuổi của nhà anh Nguyễn Duy Đắc, cây 55 tuổi trong vườn nhà anh Nguyễn Bách Chiến và vẫn khá xanh tốt, cho quả hàng năm. Bưởi Quế Dương có tán lá xanh đậm khá rậm rạp vì thế quả ít bị cháy xém, tuy vậy lại hay bị các loại rệp, đặc biệt rệp sáp đến cư trú hút đường của cây làm cho quả bị nhạt. bưởi Quế Dương có ưu điểm sau: Năng suất ổn định hơn bưởi Diễn (ít ra quả cách năm); Cây phát triển mạnh và cần ít phân bón hơn; Chịu úng, chịu hạn khá hơn bưởi Diễn; Chống chịu sâu bệnh khá hơn bưởi Diễn; Không kén đất (cả làng và bãi đều trồng được); Tốn ít công chăm sóc; Chín sớm vào lúc còn nắng nóng do vậy dễ

bán. Tuy nhiên nhược điểm của bưởi Quế Dương là nhạt hơn bưởi Diễn, quả để lâu tôm bị nát, cành hay bị chẽ dẫn đến gãy khi sai quả.

Bưởi Diễn có nguồn gốc ở Làng Phú Diễn, huyện Từ Liêm được người dân

huyện Hoài Đức bắt đầu trồng khoảng hơn 10 năm nay, với hai dòng lòng vàng nhạt và lòng xanh trong. Bưởi diễn được trồng cả ở trong vườn và ngoài ruộng bao gồm trên làng và vùng bãi. Bưởi diễn có ưu điểm ngọt hơn, mùi vỏ rất thơm, nếu thâm canh tốt có thể cho thu nhập cao hơn bưởi Quế Dương. Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây bưởi Diễn cho thu nhập rất thấp.

4.1.2.2. Điều kiện sản xuất bưởi đường La Tinh tại các hộ điều tra

Diện tích trồng bưởi đường La Tinh tại ở mỗi hộ điều tra là rất khác nhau, biến động trong khoảng từ 48m2 -2.300 m2. Tuổi vườn bưởi cũng có sự khác nhau tuổi vườn cao nhất tại La Tinh là 40 năm tuổi (hộ ông Nguyễn Khắc Dư 6 cây tại xóm 3 và hộ ông Lê Đức Thiếu 2 cây xóm 2 thông La Tinh). Tuổi vườn thấp nhất vườn 1 năm tuổi tại xóm 3 thông La Tinh (hộ ông Nguyễn Khắc Kiên).

Bảng 4.3. Một số thông tin về các vườn hộ điều tra tại thôn La Tinh

TT Xóm Số hộ điều tra Tuổi vườn Diện tích trồng bưởi (bình quân) (m2) Tổng diện tích dất (bình quân) (m2) Tỷ lệ (%) diện tích trồng bưởi so với diện tích đất Số nguồn gen bưởi bình quân của một vườn 1 1 21 5-30 393,61 1085,5 36,26 1 2 2 31 7-40 652,94 1322,38 49,38 2 3 3 45 1-40 604,77 1285,43 47,05 2

Về mật độ trồng bưởi đường La Tinh: Hầu hết các hộ trồng bưởi ở mật độ rất

cao khoảng 30-40m2/cây trong khi đó mật độ thích hợp cho cây bưởi đường La Tinh là từ 200-250 cây/ha tương đương 45-50m2/cây. Trường hợp này hầu như rơi vào các hộ trồng các cây cao tuổi thời điểm chưa có kinh nghiệm và sơ khai về trồng bưởi nên các hộ hầu như trồng để tận dụng tối đa diện tích.

Về sử dụng phân bón và thuốc BVTV cho cây bưởi đường La Tinh: Đa số các

hộ bón phân chuồng 20-30 kg/cây, một số hộ bón tro bếp hay đậu tương ủ hoặc đậu tương xay thành bột cho cây thay vì bón phân chuồng. Tủy theo tuổi cây mà

số lượng phân bón là khác nhau. Các hộ chủ yếu dùng NPK tổng hợp bón cho cây. Số lần bón 3-4 lần/năm. Lần 1 bón sau khi thu hoạch quả để phục hồi cho cây, lần hai bón đón lộc xuân, lần ba bón khi bắt đầu quả đậu, lần thứ tư bón khi quả vào nước. Tuy nhiên, hiện nay các hộ chưa bón cân đối giữa các loại phân cho cây bưởi do vậy ảnh hưởng đến chất lượng của quả bưởi dẫn đến ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ.

Số lần dùng thuốc bảo vệ thực vật có sự khác nhau giữa các vườn bưởi ở các độ tuổi khác nhau. Đối với vườn bưởi đang cho thu hoạch số lần dùng thuốc bảo vệ thực vật ở các hộ dao động từ 4-5 lần/năm do đặc tính là bưởi địa phương nên cây bưởi đường La Tinh ít bị các loại sâu bệnh gây hại hơn so với bưởi Diễn.

Về cắt tỉa tạo hình: Hầu như các hộ điều tra cho biết họ chưa quan tâm đến

cắt tỉa tạo hình cho cây, để cây sinh trưởng phát triển tự nhiên. Chỉ những hộ được tham gia vào các lớp khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật canh tác bưởi mới biết cắt tỉa tạo hình cho cây để cây sinh trưởng tốt giảm sâu bệnh hại.

Về sử dụng vật liệu bao quả: Hầu hết các hộ điều tra đều không sử dụng bao

quả cho cây bưởi đường La Tinh do đặc tính sinh trưởng quả thường ở cao khó khăn trong việc bao quả. Đây là một trong những yếu tố hạn chế mẫu mã quả bưởi đường La Tinh so với bưởi Diễn.

Về bảo quản sau thu hoạch: Hầu hết các hộ sau thu hoạch đều thực hiện bảo

quản bằng cách bôi vôi tôi vào núm quả bưởi và đề dưới nền nhà hoặc gầm giường, bếp, hay trong phòng ngủ. Việc sử dụng vôi tôi mang lại hiệu quả tích cực cho bảo quản sau thu hoạch, nhưng quả bưởi lại tiếp xúc trực tiếp với nền nhà, đất ảnh hưởng đến thời gian bảo quản quả bưởi đường La Tinh.

4.1.2.3. Về đầu tư chi phí

Cây bưởi là cây lâu năm có chu kỳ khai thác dài, lại được trồng cả phân tán và xen ghép, do đó khó tách được các chi phí đầu tư cho riêng từng loại cây. Trên thực tế, sau khi trồng từ 3- 5 năm cây mới bắt đầu cho thu quả, chi phí chăm sóc trong thời gian này được tính vào giai đoạn kiến thiết cơ bản, các hộ đều có mức đầu tư tương đương nhau. Chu kỳ sản xuất kinh doanh của cây bưởi trung bình khoảng 30 năm. Mức đầu tư chi phí cho vườn bưởi là khác nhau giữa các giống và tuổi cây. Với những vườn bưởi tuổi cây thấp mức đầu tư chi phí thấp hơn so với vườn bưởi lâu năm. Theo kết quả điều tra các hộ được hỏi đều cho biết họ bón phân theo cảm tính chưa theo quy trình, có một số hộ là áp dụng biện pháp bón phân theo hướng dẫn của các tài liệu tham khảo trên báo, đài hay tài liệu hướng dẫn của các cơ quan nghiên cứu. Kết quả thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Mức đầu tư chi phí cho giống bưởi đường La Tinh trong 1 năm so với bưởi Diễn

Danh mục sử dụng ĐVT Bưởi Diễn Bưởi đường La Tinh

Phân chuồng (tro, đậu tương) Kg/cây 30 20

Urê Kg/cây 0,7 0,5

Lân Kg/cây 0,4 0,3

Kali Kg/cây 2,0 1,2

NPK tổng hợp Kg/cây 3,5 3,0

Thuốc BVTV Nghìn đồng/cây 120.000 100.000

Khối lượng quả trung bình Gram/quả 850 900

4.1.2.4. Về thị trường tiêu thụ

Thị trưởng tiêu thụ thể hiện qua các kênh tiêu thụ như sau:

Kênh 1: Hộ trồng bưởi → Người tiêu dùng: qua điều tra, sản lượng quả bán

theo kênh này chiếm 10.5% sản lượng quả. Người tiêu dùng mua tại vườn, đó là các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu mua làm quà biếu, họ thường lựa chọn khá kỹ, đòi hỏi chất lượng bưởi cao. Ở kênh này thì hộ trồng bưởi trực tiếp là người phân loại chất lượng quả.

Kênh 2: Hộ trồng bưởi → Thương lái → Người tiêu dùng, sản lượng qua kênh này chiếm 45,5% sản lượng sản xuất ra. Họ mua xô tất cả bưởi xấu và đẹp.

Kênh 3: Hộ trồng bưởi → Người thu gom→ Người bán lẻ→ Người tiêu dùng, lượng tiêu thụ quả qua kênh này chiếm 45,5% sản lượng sản xuất ra.

Hiện nay tại Đông La nói riêng và các vùng trồng bưởi chuyên canh nói chung hình thức tiêu thụ bưởi chủ yếu. Hình thức này giúp cho người trồng bưởi không phải mang bưởi đi bán, không phải thu hoạch, không phải bảo quản và bán được với số lượng lớn. Với bưởi đường La Tinh Kênh 1 đang có xu hướng tăng ngày càng nhiều do người tiêu dùng sau khi sử dụng bưởi La Tinh thường quay lại đặt cho các năm sau và chính người tiêu dùng trực tiếp là người mở rộng thị trường cho giống bưởi này qua người thân và bạn bè. Một đặc điểm nữa giúp cho người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng bưởi đường La Tinh là thời gian bảo quản sau thu hoạch dài có thể sử dụng cho dịp Tết Nguyên đán hay làm quà biếu Tết cũng rất được ưa chuộng.

4.1.3. Sâu bệnh hại chính trên bưởi, tình hình phát sinh phát triển

Theo thống kê điều tra tại La Tinh cho thấy sâu bệnh hại trên cây bưởi đường La Tinh gồm rất nhiều loại (Bảng 4.5). Chúng gây hại ở hầu hết các bộ phận của cây. Tuy nhiên, mức độ gây hại không giống nhau, phụ thuộc vào tuổi cây, điều kiện chăm sóc và mùa vụ. Nhóm gây hại nặng gồm sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp sáp và ruồi vàng. Đặc biệt là nhện đỏ, và ruồi vàng chúng gây hại nặng trên diện rộng và phổ biến trên tất cả các cây có múi nói chung và cây bưởi đường La Tinh nói riêng. Trong hai năm 2014 và 2015 phạm vi gây hại của ruồi vàng là rất lớn thậm chí chúng còn gây hại trực tiếp trên các cây rau mầu trồng trong vườn bưởi và lấy đó làm nơi để sinh trưởng phát triển gây hại sau này. Hiện nay ruồi vàng và Nhện đỏ xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm. Hầu hết người sản xuất đều cho biết đây là loại sâu bệnh hại nguy hiểm, khả năng kháng thuốc tốt, rất khó phòng trừ.

Bảng 4.5. Thành phần sâu bệnh hại chính trên cây bưởi đường La Tinh

TT Loại sâu bệnh Bộ phận gây hại Mức độ gây hại

1 Sâu vẽ bùa Lá non, quả non +++

2 Ngài chích hút quả Quả +

3 Ruồi đục quả Quả +++

4 Sâu đục vỏ quả Quả +

5 Muội đen Lá non, cành non ++

6 Nhện đỏ Lá non, lá bánh tẻ nụ hoa, quả non +++

7 Nhện trắng Quả +

8 Nhện vàng Quả non +

9 Sâu bướm phượng Lá, chồi thân non + 10 Nhóm rệp sáp Cành non, quả và lá +++ 11 Sâu đục thân, cành Thân, cành +

12 Bệnh loét Thân, lá, quả ++

13 Bệnh chảy nhựa Thân ++

Ghi chú: +++ gây hại nặng ++ gây hại trung bình + gây hại ít

Kết quả điều tra thấy đa số nông dân biết cách phòng trừ sâu bệnh hại. Bằng biện pháp sinh học và biện pháp hóa học. Các nông hộ đã biết cách sử dụng bẫy Feramon để thu hút các con trưởng thành tiêu diệt. Tuy nhiên, việc sử dụng chưa đồng bộ nên nhiều khi đã gây phản tác dụng. Theo kết quả điều tra còn cho thấy

các loại thuốc bảo vệ thực vật thường được dùng để phòng trừ các loại sâu bệnh hại chính như Alfamite 15EC, Lama 50EC hay dầu Khoáng ... Mặc dù vậy hiện nay người nông dân chưa nắm băt được quy trình phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại, cứ thấy xuất hiện sâu bệnh là phun thuốc phòng trừ. Chưa áp dụng nhiều biện pháp phòng trừ tổng hợp và thuốc trừ sâu bệnh sinh học.

Trong quá trình tiến hành đề tài, kết hợp với điều tra và đánh giá tình hình sâu bệnh gây hại trên cây bưởi chúng tôi đã đưa ra được quy luật phát sinh phát triển của sâu bệnh hại bưởi kết quả thể hiện tại (bảng 4.6). Dựa vào lịch diễn biến sâu bệnh hại và khuyến cáo của trạm BVTV tại địa phương giúp cho người nông dân trồng bưởi chủ động hơn trong phòng trừ sâu bệnh, đem lại hiệu quả năng suất cao và giảm chi phí đầu tư trồng bưởi.

Bảng 4.6. Lịch diễn biến sâu bệnh hại chính trên bưởi tại địa phương

Sâu bệnh T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Vẽ bùa Nhện đỏ Rệp muội Rệp sáp Sâu đục thân/ cành Ruồi đục quả

4.1.4. Đánh giá khả năng phát triển cây bưởi tại Đông La

Căn cứ vào Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Hoài Đức nói chung và xã Đông La nói riêng; căn cứ vào đặc điểm sinh học và yêu cầu sinh thái của cây bưởi đường La Tinh; căn cứ vào thực trạng sản xuất và phát triển giống bưởi đường La Tinh tại các xã; căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện và đề án phát triển cây ăn quả của toàn thành phố Hà Nội, trong đó có định hướng phát triển ổn định cây bưởi địa phương có giá trị kinh tế cao và căn cứ vào nguyện vọng của người sản xuất, chúng tôi nhận thấy:

Là một xã ven sông, Đông La nằm trong huyện Hoài Đức đang từng bước phát triển mạnh có đầy đủ những điều kiện cơ bản để sản xuất cây bưởi hàng hóa, đặc biệt có tiềm năng lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai khá thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của giống bưởi đường La Tinh .... Và quan trọng hơn cả Đông

La hiện có nguồn gen bưởi địa phương rất ngon được người sản xuất chấp nhận, trồng ổn định trong nhiều năm. Đặc biệt giống bưởi đường La Tinh sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất ổn định, phẩm chất tốt, ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần được giải quyết sau:

Diện tích trồng và sản xuất còn mang tính manh mún, tự phát, chưa quy hoạch được các vùng sản xuất tập trung dẫn tới hiệu quả kinh tế đem lại còn hạn chế.

Kỹ thuật trồng trọt chủ yếu theo kinh nghiệm của người làm vườn lâu năm, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới còn hạn chế.

Việc tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm, hoàn toàn do các chủ vườn tự lo đầu ra sản phẩm, giá cả phụ thuộc vào thị trường.

4.1..5. Giải pháp phát triển sản xuất cây bưởi đường La Tinh

Từ kết quả điều tra và phân tích hiện trạng trồng bưởi đường La Tinh chúng tôi đưa ra một số giải pháp như sau:

- Quy hoạch vùng trồng:

Quy hoạch vùng phát triển bưởi đường La Tinh phù hợp trong quy hoạch phát triển vùng cây ăn quả của thành phố Hà Nội.

- Tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về duy trì giống gốc, cây đầu dòng và kỹ thuật canh tác.

Trong kỹ thuật canh tác vườn cây cần chú ý 3 nhóm yếu tố sau:

+ Duy trì giống: Kết hợp kinh nghiệm truyền thống với nghiên cứu các biện pháp gìn giữ và bảo tồn những cây đầu dòng của bưởi đường La Tinh, tại một số vườn bảo tồn.

+ Kỹ thuật cải tạo vườn đất, trồng và chăm sóc tuyệt đối không sử dụng giống cây không có nguồn gốc, khi trồng phải đảm bảo mật độ, áp dụng các biện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống bưởi đường la tinh tại hoài đức hà nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)