Nghiên cứu thu thập, bảo tồn và phát triển cây có múi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống bưởi đường la tinh tại hoài đức hà nội (Trang 25)

2.4.1. Điều tra, thu thập

Trên thế giới công tác điều tra thu thập bảo tồn nguồn gen cây có múi đang được ưu tiên hàng đầu. Càng ở những nước có ngành sản xuất cây có múi phát triển thì việc thu thập, lưu giữ và đánh giá, sử dụng nguồn gen càng được quan tâm (Singh H.P. et al., 1980; Anderson C., 2000; Zhusheng C., 2000) (Anderson C., 2000; Zhusheng C., 2000). Không kể những nước có kỹ nghệ trồng cây có múi phát triển như Mỹ, Brazil, Israel, Italia, Nhật Bản...mà một số nước trồng cây có múi như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước ở Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Philippin kể cả Việt Nam cũng đã thu thập cho mình một ngân hàng gen cây có múi khá đa dạng, phong phú và bước đầu sử dụng các kỹ thuật hiện đại, tiến hành đánh giá đưa vào khai thác sử dụng các nguồn gen quí phục vụ sản xuất.

Ở Ấn Độ hơn 6000 mẫu giống cây ăn quả đang được duy trì trong đó có 686 mẫu cây có múi (Agarwalp, 1993) .

Tại Trung Quốc, cho đến hiện nay, đã có trên 1000 mẫu giống cây có múi trong đó có gần 200 giống bưởi (loài grandis) bao gồm các giống bản địa, giống phôi tâm (nucellar) và các giống nhập nội được lưu giữ và đánh giá với hệ thống quản lý xuyên suốt từ trung ương cho đến các địa phương. Trong số các nước ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia và Philippin là 2 nước có quy mô diện tích trồng bưởi tương đối lớn, xếp vị trí hàng đầu các loài trong cây có múi. Công tác bảo tồn, lưu giữ và đánh giá để sử dụng, vì vậy, cũng rất được quan tâm. Ở Philippine, công tác lưu giữ quỹ gen cây có múi do Trung tâm quỹ gen cây trồng quốc gia (thuộc Viện tạo giống cây trồng) và Trường Đại học tổng hợp Losbanos đảm nhiệm với số lượng nguồn gen bưởi trên dưới 40 mẫu giống. Đáng chú ý là thời

gian gần đây, các nước châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á đã rất quan tâm đến việc làm giàu nguồn gen cây có múi, có chính sách và biện pháp khuyến khích thích đáng đầu tư cho công tác thu thập và bảo tồn nguồn gen bản địa. Trong giai đoạn 2000-2003 được sự tài trợ của Ngân hàng Châu Á (ADB) trong khuôn khổ Dự án “ Bảo tồn và sử dụng bền vững cây ăn quả bản địa ở Châu Á”, một số nước châu Á đã thu thập bổ sung thêm 555 mẫu giống. Các nước điển hình Việt Nam (188 mẫu giống), Trung Quốc (115 mẫu giống), Philippin (93 mẫu giống), Ấn Độ (68 mẫu giống), Bangladesh (59 mẫu giống) và Nepal (32 mẫu giống). (IPGRI, 2004).

Ở Việt Nam, bưởi có thể tìm thấy ở tất cả các tỉnh trong cả nước. Do bưởi dễ lai với nhau và với các giống cây có múi khác, đồng thời từ lâu đời nhân dân có thói quen trồng bằng hạt nên bưởi là một trong những loài có sự đa dạng di truyền rất lớn. Nhiều giống có những phẩm vị cũng như chất lượng ngon được người dân lựa chọn mang về trồng đã trở thành các giống đặc sản của mỗi vùng miền. Một số giống trồng phổ biến ở các địa phương với mục đích sản xuất hàng hóa là: Bưởi Phúc Trạch, Đoan Hùng, Diễn, Quế Dương, Trụ Đại Bình, Bồng Sơn,Thanh Trà, Biên Hòa, Năm Roi, Da Xanh, đường Lá Cam, đường Hương Sơn, Lông Cổ Cò và Bưởi chùm.

Kết quả nghiên cứu bảo tồn đa dạng nguồn gen bưởi của Trung tâm Tài nguyên thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho thấy có sự đa dạng nguồn gen bưởi địa phương mang nhiều đặc tính tốt như tính thích nghi rộng, năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh, chín sớm (T9, T10), có thể để đến tháng 11, 12, đặc biệt đã phát hiện được một số cá thể không hoặc rất ít hạt, đang được nhân để tìm nguyên nhân (tam bội hay tự bất tương hợp, hay biến dị mầm…). Một số nguồn gen sau khi chọn lọc, phục tráng có thể đưa vào phục vụ sản xuất theo hướng hàng hóa. Trong số những nguồn gen đó có giống bưởi đường La Tinh tại xã Đông La được cho là nguồn gen quý. Hiện tại có chỉ có ở xã Đông La, người dân trồng một vài cây trên sân nhà vừa làm cây bóng mát vừa lấy quả ăn. Những cây trồng bằng cành chiết vào năm thứ 6 - 7 bưởi La Tinh có thể cho năng suất từ 5-6 kg quả/m2 đất phủ tán. Uớc tính, mỗi sào Bắc bộ trồng giống bưởi này có thể cho năng suất từ 1,5-2 tấn quả/năm.

2.4.2. Nghiên cứu tuyển chọn giống

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây có múi nói riêng, yếu tố giống giữ vai trò quan trọng. Theo tác giá Saint James (1990), sử dụng nhiều

biện pháp nhằm tạo ra nhiều giống mới là hướng chính để phát triển ngành sản xuất cây có múi. Một số giống chủ yếu đã được tác giả mô tả, tác giả cũng đã đề cập đến các giống bưởi có triển vọng phát triển tốt ở các nước như ở ThaiLan có 3 giống, Trung Quốc có 3 giống, Indonesia có 5 giống. Ngoài bưởi, cũng có rất nhiều giống bưởi chùm được tạo ra bằng phương pháp lai tạo cũng được tác giả mô tả. Lai tạo là một trong các biện pháp tạo giống mới rất có hiệu quả. Mỗi giống có một vài ưu, nhược điểm của nó, khi đưa vào lai có thể tạo ra giống mới có nhiều đặc điểm ưu việt hơn. Các giống bưởi May pummelo và Yellow pummelo là 2 giống được tạo ra từ lai tại trại nghiên cứu cây ăn quả Okitsu Branch. Cả 2 giống đều sinh trưởng khoẻ, chống chịu lạnh tốt, hàm lượng chất khô tổng số cao và đều chống chịu bệnh loét Xanthomonas Citri tốt (Horie Y., 1985) bưởi Hayasaki được lai tạo từ bưởi Mato và Hirado tại trại nghiên cứu cây ăn quả Kuchinotsu Branch, cây sinh trưởng khoẻ, quả to, chất lượng tốt, chống chịu tốt với bệnh vẩy vỏ (I.Kozaki, 1987) . Ngoài việc chú trọng tạo ra các giống có năng suất và phẩm chất tốt, các nhà nghiên cứu còn tạo ra những giống có khả năng chống lại những điều kiện bất thuận của ngoại cảnh. ở Liên xô (cũ) đã tạo được những giống có khả năng chống sương giá tốt. Giống bưởi Glripshski và giống bưởi chùm Yubibeinyi là các giống được tạo ra từ lai khác loài có khả năng chống chịu tốt với điều kiện sương giá (Gutiev G.T., 1987) . Thành tựu 30 năm nghiên cứu giống cây ăn quả ở Trung Quốc được Zhang W.C. (1982) báo cáo trong các công trình nghiên cứu điều tra về cây dại và bán hoang dại, các nghiên cứu sinh hoá sinh lý đối với việc chọn giống. Nhiều loại cây hoang dại cũng như hơn 1000 giống lai tự nhiên đã được khám phá và thu thập từ các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên. Tất cả các vật liệu này đã được thu thập làm quỹ gen. Theo Chen Z.G (1985) ở Trung Quốc bằng nuôi cấy hạt phấn, người ta đã tạo ra 6 giống cam, quýt, trong đó có giống Sunkan là giống lai giữa bưởi và quýt. Ở Thái Lan đã có 51 giống bưởi được khảo sát và mô tả các đặc điểm về hình thái học và đặc điểm quả. Hầu hết các giống đều được tập chung ở các tỉnh phía nam (Chomchalow N. et al, 1987) . Tại trung tâm nghiên cứu cây trồng quốc tế Davao - Philippines các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu một số giống bưởi đại diện và đã chọn được 4 giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, trong đó có 3 giống bưởi có tép màu hồng là Delacruzink, Magalanes và Amoymantan, một số giống có tép màu trắng như Sianese. So sánh 18 giống bưởi ở vùng núi Puerto rico các tác giả Cedeno-Maldonado A. et al., (1990) đã chọn ra được các giống có năng suất cao là Drypink, Reiking, Thongdee white và Green favarite. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy điều kiện khí hậu của vùng núi Puerto rico rất phù hợp cho phát triển các giống bưởi.

Bưởi là loài có sự đa dạng di truyền rất lớn, song trong sản xuất không phải tất cả các giống đều được trồng với mục đích sử dụng ăn tươi hoặc trao đổi buôn bán, mà ở mỗi nước chỉ một số giống được phát triển mang tính đặc sản địa phương. Ở Trung Quốc, bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan... Các giống bưởi nổi tiếng của Trung Quốc được biết đến là: bưởi Văn Đán, Sa Điền, bưởi ngọt Quân Khê... Giống được phát triển nhiều là Sa Điền, với diện tích 19.033 ha chiếm 38,7% tổng diện tích bưởi toàn quốc. Đây là giống đã được Bộ nông nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng cao và cấp huy chương vàng. ở Đài Loan có giống nổi tiếng là bưởi Văn Đán, do có đặc tính tự thụ, phôi không phát triển nên không có hạt, chất lượng rất tốt được nhiều người ưa chuộng (Hoàng A Điền, 1999) . Ở Thái Lan tập đoàn giống bưởi cũng rất phong phú. Theo Prasert Anupunt - Viện làm vườn Thái Lan, các giống phổ biến trong sản xuất trồng ở các tỉnh miền Trung như Nakhon Pathom, Samut Sakhon, Samut songkhram, Ratchaburi và Nothaburi là: Khao Tongdee, Khao Phuang, Khao Phan, Khao Hawm, Khao nhan phung, Khao kheaw, Khao Jeeb, Khao Yai, Tubtim và Sai Nham Phung. Một số giống khác như: Khao Tangkwa, Som Krun, Khao Udom Sook và Manorom được trồng ở Chai Nat và Nakhon Sawan; giống Khao Uthai là giống đặc sản của tỉnh Uthai Thani; giống Takhoi và Som Pol được trồng phổ biến ở Phichit; giống Pattavia chỉ trồng ở vùng phía nam như ở tỉnh Surat Thani, Songkhla, Narathiwat và Pattani.

Philippines là một nước sản xuất nhiều bưởi. Tuy nhiên các giống bưởi ở Philippine đều từ Thái Lan, giống Amoy và Sunkiluk gốc Trung Quốc, chỉ có giống Fortich là giống địa phương. Ở Malaysia có 24 giống được trồng phổ biến trong sản suất, bao gồm cả giống trong nước và nhập nội. Một số giống nổi tiếng như: Large red fleshed pomelo, Pomelo China. Ấn Độ bưởi được trồng chủ yếu ở các vườn gia đình thuộc bang Assam và một số bang khác. Một số giống được biết đến là: Dowali, Nowgong, Burni, Gagar, Zemabawk, Jorhat, Khanpara, Kamrup, Khasi, Bor Tanga, Hukma Tanga, Holong Tanga, Jamia Tanga và Aijal.

2.4.3. Kết quả tuyển chọn cây đầu dòng bưởi đường La Tinh

Trong những năm qua giống bưởi đường La Tinh đã được phát triển bởi các hộ nông dân theo phương pháp chiết cành. Trong đó các cây cung cấp cành giống hầu hết do nông dân tự chọn, không được đánh giá kiểm định bởi các cơ quan chuyên môn. Vì vậy những đặc điểm về năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu của giống bưởi đường La Tinh truyền thống không được duy trì, từ đó làm ảnh

hưởng đến thương hiệu của giống đồng thời làm cho nguồn gen này dần bị xói mòn và có nguy cơ không còn tồn tại trong sản xuất. Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng bưởi đường La Tinh để cung cấp mắt ghép phục vụ cho công tác nhân giống là một giải pháp khoa học để bảo tồn thông qua sử dụng giống bưởi đường La Tinh truyền thống tại xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Phát triển nguồn gen bưởi đường La Tinh cùng với việc duy trì những tính trạng quý hiếm của nó là một giải pháp bền vững trong công tác bảo tồn các nguồn gen quý hiếm tại địa phương, đồng thời góp phần đa dạng các sản phẩm cây ăn quả có múi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày cao của thị trường tiêu thụ đặc biệt là thị trường quả sạch như quả bưởi hiện nay. Từ năm 2012-2015, chúng tôi đã kế thừa và phối hợp với Trung tâm giống cây trồng và công nghệ nông nghiệp - Hội giống cây trồng Việt Nam tiến hành đánh giá phối hợp với Sở nông nghiệp và PTNT Hà Nội tuyển chọn cây đầu dòng bưởi đường La Tinh. Kết quả nghiên cứu tuyển chọn được tóm tắt như sau:

2.4.3.1. Nghiên cứu đặc điểm lộc, thời gian ra hoa và thời gian chín của giống bưởi Đường La Tinh

Kết quả quan sát cho thấy các cá thể ưu tú bưởi đường La Tinh phát sinh 3 đợt lộc chính trong năm (lộc Xuân, Hè và Thu). Trong mùa Xuân chiều dài lộc giữa các cá thể biến động từ 14,2-19,8 cm, số lá/lộc biến động từ 11,4-14,8 lá. Trong mùa Hè chiều dài lộc giữa các cá thể biến động từ 16,8-21,8 cm, số lá/lộc biến động từ 12,3-19,8 lá. Trong điều kiện mùa Thu chiều dài lộc giữa các cá thể biến động từ 13,2-17,1cm, số lá/lộc biến động từ 11,4-15,2 lá. Kết quả quan sát về sự ra hoa cũng cho thấy các cá thể đều ra hoa từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 2, chín từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 12 (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Đặc điểm chất lượng lộc, thời gian ra hoa và quả chín giống bưởi đường La Tinh, 2012-2014 Mã số cây Mùa phát triển lộc Tháng ra hoa Tháng quả chín Xuân Hè Thu Dài lộc (cm) Lá/lộc Dài lộc (cm) Lá/lộc Dài lộc (cm) Lá/lộc Giàng 01 16,1 12,4 17,1 12,3 13,2 11,4 2-3 11-12 Giàng 02 14,2 11,4 17,3 14,3 14,2 15,2 2-3 11-12 Giàng 03 16,1 14,8 19,7 16,1 15,2 12,3 2-3 11-12 Bộ 05 15,2 14,3 19,0 14,2 14,3 13,3 2-3 11-12 Bộ 06 18,8 14,3 19,9 15,2 17,1 15,2 2-3 11-12 Bộ 07 19,8 14,2 21,8 19,8 16,0 14,2 2-3 11-12 Bộ 08 17,3 13,7 16,8 16,7 15,4 15,1 2-3 11-12

2.4.3.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất quả bưởi

Kết quả quan sát các yếu tố cấu thành năng suất cho thấy số quả/cây giữa các cá thể ưu tú biến động từ 188,3-313,3 quả/cây, trong khi cây đối chứng đạt 165,7 quả/cây, khối lượng quả biến động từ 0,678-0,693 kg/quả, cây đối chứng đạt 0,656 kg/quả, NSLT (năng suất lý thuyết) từ 128,4-213,7 kg/cây, cây đối chứng đạt 108,7 kg/cây. NSTT (năng suất thực thu) giữa các cá thể biến động từ 116,9-192,0 kg/cây trong khi cây đối chứng đạt 98,8 kg/cây. Các yếu tố cấu thành năng suất đạt giá trị cao chính là cơ sở để làm tăng NSTT của các cây ưu tú so với đối chứng. Vì vậy NSTT giữa các cá thể ưu tú biến động từ 18,3-94,3% (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất cây ưu tú bưởi đường La Tinh (2012-2014) Chỉ tiêu Cây ưu tú Cây Đ/C Giàng 01 Giàng 02 Giàng 03 Bộ 05 Bộ 06 Bộ 07 Bộ 08 Số quả/cây 273,3 245,7 212,0 257,7 313,3 197,7 188,3 165,7 KL quả (kg/quả) 0,693 0,684 0,678 0,679 0,682 0,688 0,682 0,656 NSLT quả (kg/cây) 189,4 166,6 143,7 175,0 213,7 136,0 128,4 108,7 NSTT quả (kg/cây) 170,5 152,7 132,8 160,0 192,0 123,9 116,9 98,8 NS tăng so ĐC (%) 72,5 54,5 34,4 61,9 94,3 25,4 18,3

2.4.3.3. Một số chỉ tiêu về quả của giống bưởi Đường La Tinh

Kết quả quan sát cho thấy chiều cao quả bưởi giữa các cá thể ưu tú biến động từ 10,67-11,17 cm, đối chứng đạt 10,55 cm, đường kính quả từ 11,33-12,70 cm, đối chứng đạt 11,25 cm, số hạt/quả từ 152,10-153,67 hạt/quả trong khi ĐC đạt 154 hạt/quả, độ Brix từ 11,43-11,97%, ĐC đạt 11,4%, hàm lượng vitamin C từ 32 189- 34 217 mg/100 g múi, tỷ lệ ăn được từ 54,80-57,67%, đối chứng đạt 53,24%. Kết quả trên đây cho thấy hầu hết các cá thể ưu tú bưởi đường La Tinh (trừ cá thể Giàng 02) không những vượt trội so với ĐC về mặt năng suất quả/cây mà còn có nhiều ưu việt hơn về nặt chất lượng và giá trị thương mại (bảng 2.3).

Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng bưởi đường La Tinh để cung cấp mắt ghép có độ an toàn cao phục vụ công tác nhân giống là một giải pháp để duy trì, bảo tồn và phát triển những tính trạng quý hiểm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của thị trường hiện nay. Trên cơ sở kế thừa những cá thể ưu tú trong kết

quả điều tra, đánh giá nguồn gen bưởi vùng ven sông Đáy từ năm 2012-2015 chúng tôi và nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm giống cây trồng và công nghệ nông nghiệp - Hội giống cây trồng Việt Nam đã tiến hành đánh giá và phối hợp với Sở nông nghiệp và PTNT Hà Nội tuyển chọn cây đầu dòng bưởi đường La Tinh. Kết quả cho thấy có 6 cá thể ưu tú đồng thời đạt được các tiêu chí cây đầu dòng là: Giàng 01, Giàng 03, Bộ 05, Bộ 06, Bộ 07 và Bộ 08. Các cá thể này đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống bưởi đường la tinh tại hoài đức hà nội (Trang 25)