Khi lựa một công việc làm thêm cụ thể, sinh viên thường đặt tiêu chí công việc đó phải phù hợp với thời gian của mình như là ưu tiên hàng đầu, chiếm 48,8%. Điều này có thể được lý giải là vì sinh viên phải dành phần lớn hoặc một phần thời gian cố định cho việc đi học nên thời gian đi làm thêm cũng hạn hẹp và bị chi phối ít nhiều theo lịch học. Các tiêu chí tiếp theo bao gồm phù hợp với năng lực của bản thân: 32,7%, liên quan đến ngành mình đang học: 32,5% và lương cao: 27,5%. Trong khi đó, nhu cầu của xã hội đứng cuối cùng trong số những tiêu chí được xem xét đến là 24,2% (xem bảng 3.3.). Thứ tự ưu tiên này không có sự khác biệt trong các phân tổ giới tính, trường đang theo học, năm học và thời gian đi làm. Điều này gợi mở một số lý giải cho những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi đi tìm việc làm thêm. Bởi các bạn lấy lợi thế hoặc những yêu cầu của bản thân làm xuất phát điểm để khởi đầu quá trình tìm việc, trong khi đó yếu tố nhu cầu thị trường lao động lại bị xem nhẹ, nên câu chuyện không tìm được việc làm có thể được hiểu là không tìm được việc làm theo như mong muốn hay tiêu chí đặt ra của sinh viên.
Thứ tự ưu tiên này không mang tính phổ quát cho tất cả phân tổ. Nhóm sinh viên làm từ hai công việc trở lên có khuynh hướng nhấn mạnh tiêu chí công việc phải phù hợp với năng lực của bản thân hơn so với nhóm chỉ làm một công việc (47,8% so với 32,7%). Còn xét theo nhóm ngành, sinh viên nhóm ngành KHXH&NV cũng như nhóm ngành Kinh tế nhấn mạnh tiêu chí thời gian phù hợp hơn so với sinh viên nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ (lần lượt là 51,6% và 57,4% so với 35,9%). Trong khi đó, nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ lại nhấn mạnh tiêu chí nhu cầu xã hội nhiều hơn (lần lượt là 34,4% so với 20,5% và 20,4%). Lý do là vì công việc làm thêm trong nhóm ngành này khá hạn chế, các bạn sinh viên chỉ có thể làm đúng ngành hoặc công việc rất gần ngành mình đang học. Do vậy, một khi
đã quyết định đi làm thêm, các bạn phải chấp nhận ưu tiên những đòi hỏi từ công việc so với những yêu cầu của bản thân, như chia sẻ từ một sinh viên: “Em rất muốn tìm một công việc liên quan đến ngành học nhưng không phải dễ tìm vì tính chất đặc thù của ngành em chỉ tìm được công việc gần với ngành là may mắn lắm rồi, vì khả năng bản thân có giới hạn khi chưa học chuyên môn thì khó đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng” (PV sinh viên Thanh, năm 3 ngành Kỹ thuật điện tử - truyền thông, ĐH Văn Hiến).
Bảng 3.7: Lý do đi làm thêm của sinh viên theo số công việc đang làm và theo nhóm ngành Tiêu chí chọn công việc làm thêm Tổng
Số công việc đang làm Nhóm ngành Một công
việc công việcNhiều công nghệKỹ thuật KHXH &NV Kinh tế
N % N % N % N % N % N % Phù hợp với thời gian 117 48,8 81 47,4 36 52,2 23 35,9 63 51,6** 31 57,4*** Phù hợp với năng lực của bản thân 89 37,1 56 32,7 33 47,8 * 25 39,1 41 33,6 23 42,6 Liên quan đến ngành đang theo học 78 32,5 53 31,0 25 36,2 20 31,3 42 34,4 16 29,6 Lương cao 66 27,5 46 26,9 20 29,0 20 31,3 32 26,2 14 25,9 Nhu cầu xã hội đang cần 58 24,2 38 22,2 20 29,0 22 34,4** 25 20,5 11 20,4 Khác 3 1,3 0 0,0 3 4,3 0 0,0 2 1,6 1 1,9
Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017
* Khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.
** Khác biệt giữa nhóm ngành kỹ thuật công nghệ và 2 nhóm ngành kinh tế và nhóm ngành KHXH & NV có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.