Nguồn thông tin và khó khăn tìm công việc làm thêm

Một phần của tài liệu Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 52 - 58)

2.6.1. Nguồn thông tin tìm công việc làm thêm của sinh viên

Ngày nay, khi công nghệ truyền thông phát triển thì các kênh thông tin tìm kiếm công việc làm thêm rất đa dạng. Hàng ngày, trên khắp các báo đài, các trang web, diễn đàn, người ta vẫn nói về việc làm sinh viên như một nhu cầu thiết thực của giới trẻ. Các công cụ tìm kiếm cũng không còn xa lạ gì với những cụm từ như “việc làm thêm”, “việc làm sinh viên”, hay “việc làm bán thời gian cho sinh viên”. Luôn có một thực tế rằng, dù công việc không hề thiếu nhưng để tìm được một công việc làm thêm phù hợp với mỗi sinh viên và ngành mà họ đang theo học thì sinh viên còn gặp rất nhiều khó khăn.

Bảng 2.5: Nguồn tìm thông tin công viêc làm thêm

Nguồn thông tin của việc làm thêm hiện tại

Trường

ĐH Văn Hiến ĐH Tôn Đức Thắng

N % N %

Trung tâm giới thiệu việc làm 11 9,2 14 11,7

Trung tâm hỗ trợ sinh viên của trường 18 15,0 16 13,3

Bạn bè giới thiệu 35 29,2 50 41,7

Tìm kiếm trên mạng 36 30,0 20 16,7

Tìm kiếm trên báo chí, sách vở 1 0,8 1 0,8

Biết thông tin việc làm qua những tờ rơi 0 0,0 1 0,8

Tổng 120 100,0 120 100,0

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017

Sinh viên trường ĐH Văn Hiến và ĐH Tôn Đức Thắng có sự tương đồng về kênh thông tin tìm kiếm công việc làm thêm, chủ yếu là ở hai kênh: bạn bè giới thiệu và tìm kiếm trên mạng, Tuy nhiên, sinh viên ĐH Văn Hiến chủ yếu tìm kiếm công việc làm thêm trên mạng chiếm 30%, kế đến là bạn bè giới thiệu 29,2% còn đối với sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng tìm kiếm công việc làm thêm do bạn bè giới thiệu là chủ yếu chiếm 41,7% và tìm kiếm thông tin việc làm trên mạng 16,7%. Một bạn sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng cho biết thêm: “Bạn em đi làm thấy tốt và phù hợp nên giới thiệu cho em nên em thấy yên tâm để làm mà không cần mất phí giới thiệu khi đến trung tâm giới thiệu việc làm”.

Ngày nay, hầu hết các trường Đại học đều có trung tâm hỗ trợ sinh viên nói chung và ĐH Văn Hiến cũng như ĐH Tôn Đức Thắng nói riêng cả hai trường đều có trung tâm hỗ trợ sinh viên trong các hoạt động, trong đó có công tác tìm kiếm công việc làm thêm cho sinh viên. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy rằng sinh viên vẫn chủ động tìm kiếm công việc làm thêm cho mình qua bạn bè và mạng xã hội. Sinh viên Châu, năm hai ngành Đông Phương học, ĐH Văn Hiến khẳng định:

“Thông tin trên mạng cập nhật hơn và em thích thì em có thể thử nếu không phù hợp em bỏ rồi tìm công việc khác. Ở trường cũng có hỗ trợ tìm công việc nhưng không nhiều lắm”.

Những năm trước đây khi mà các kênh truyền thông chưa phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì hầu hết sinh viên đến các trung tâm giới thiệu việc làm để tìm kiếm công việc làm thêm. Nhưng hiện nay, số lượng sinh viên tìm đến các trung tâm giới thiệu việc làm không nhiều như ĐH Văn Hiến chỉ có 9,2% và ĐH Tôn Đức Thắng 11,7% Một nam sinh viên ngành Du lịch, ĐH Văn Hiến cho biết: “Em không thích tới các trung tâm giới thiệu việc làm thêm vì thủ tục phức tạp công thêm lệ phí đóng cũng khá cao và đôi khi giới thiệu công việc không đúng như lúc đầu. Nên em và các bạn tự tìm trên mạng và nếu làm thấy phù hợp thì sẽ giới thiệu cho nhau”.

Có thể thấy rằng, hiện nay các kênh thông tin để sinh viên tìm công việc làm thêm hiện nay rất đa dạng. Tuy nhiên, để tìm một công việc phù hợp với khả năng, chuyên ngành thì còn rất hạn chế.

2.6.2. Những khó khăn khi sinh viên tìm công việc làm thêm

Sinh viên tìm đến công việc làm thêm hầu hết với mục đích tích lũy kinh nghiệm để có thể có một công việc làm tốt sau khi tốt nghiệp nên họ tìm đến công việc làm thêm để có cơ hội trải nghiệm thực tế, nhưng chính công việc làm thêm cũng yêu cầu có kinh nghiệm. Điều này đã tạo nên những khó khăn đáng kể đối với sinh viên nói chung và sinh viên ĐH Văn Hiến và ĐH Tôn Đứ Thắng nói riêng.

Bảng 2.6: Khó khăn khi tìm công việc làm thêm theo nhóm năm học

Khó khăn khi tìm việc làm thêm đúng ngành đang học

Năm học của sinh viên SV năm nhất và

năm hai SV năm ba vànăm tư

N % N %

Công việc chân tay dễ tìm hơn công việc

đúng chuyên ngành đang học 18 15,0 26 21,7

Khó tìm thấy công việc đúng ngành học

mà phù hợp với thời gian học ở trường 25 20,8 27 22,5

Công việc đúng với ngành

đang theo học trả mức lương thấp 34 28,3 39 32,5

Khó tìm một công việc đúng ngành học

mà phù hợp với khả năng hiện tại 41 34,2 26 21,7

Khác 2 1,7 2 1,7

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017

Ngày nay, các phương tiện để sinh viên có thể tìm một công việc làm thêm rất đa dạng, nhưng để tìm một công việc như nguyện vọng của mỗi cá nhân sinh viên và nhu cầu của thị trường lao động là một điều còn rất khó khăn. Với hai nhóm năm học cũng có sự chênh lệch rõ ràng. Những công việc đúng với ngành đang theo học khó tìm thấy, ở nhóm sinh viên năm thứ nhất và thứ hai là 34,2%, nhưng với nhóm sinh viên năm thứ ba và thứ tư thì giảm còn 21,7%. Đồng thời họ cũng cho rằng, công việc làm thêm mà đúng với ngành đang theo học thì trả mức lương thấp, ở nhóm sinh viên năm nhất và năm hai là 28,3%, nhóm sinh viên năm ba và năm tư

là 32,5%. Sinh viên Châu, năm hai ngành Luật ĐH Tôn Đức Thắng cho biết: “Khi em xin vào làm phụ việc cho một công ty luật tư nhân họ biết em mới học năm thứ hai nên không nhận vì chưa được đào tạo chuyên môn, cho dù em rất muốn làm ở đây để có chút kinh nghiệm cho ngành đang học và biết là mức lương rất thấp so với bạn em bán hàng online nhưng em vẫn muốn được làm. Họ thấy em tha thiết quá nên cho em một giấy hẹn đến khi học xong năm thứ ba thì quay lại họ sẽ nhận”. Khi sinh viên muốn tìm cho mình một công việc gần hoặc đúng với ngành đang theo học nhằm tích lũy kinh nghiệm thì không phải đơn giản vì thị trường lao động đòi hỏi người lao động phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định, cho nên khi sinh viên đang học năm nhất và năm hai thì khó tìm thấy một công việc làm thêm đúng với ngành đang theo học hơn nhóm sinh viên đang học năm ba và năm tư. Bên cạnh yếu tố chuyên môn còn yếu tố thời gian giữa việc học và việc làm, khó tìm thấy công việc làm thêm đúng ngành học phù hợp với thời gian học ở trường từ sinh viên năm nhất đến năm tư là tương đối gần nhau: 20,8% - 22,5%. “Nhà trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì em có thể chủ động trong việc đăng ký học để phù hợp với tài chính và thời gian đi làm thêm, nhưng cũng có những điều kiện ràng buộc nên nhiều khi bị trùng với lịch đi làm thêm” (PV sinh viên Thùy, ĐH Tôn Đức Thắng) và một sinh viên nữ ĐH Văn Hiến cho biết thêm: “Công việc gần với ngành học thì đa số làm vào giờ hành chính với tất cả các buổi trong tuần mà tính kiểu gì cũng đụng với lịch học, khó để bỏ một cái vì học là bắt buộc còn làm thêm là điều kiện để cơ sở xin việc làm cho sau này”.

Biểu đồ 2.7: Khó khăn tìm công việc làm thêm đúng ngành học Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017

Phần lớn sinh viên của cả hai trường đều mong đợi tìm một công việc làm phù hợp với ngành đang theo học, nhưng có sự khác nhau khi tìm công việc đúng với ngành học giữa các nhóm ngành. Nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ khó tìm thấy công việc đúng ngành học hơn nhóm ngành Kinh tế và nhóm ngành Khoa học xã hội và nhân văn. Nhưng nhóm ngành Kinh tế thì khó tìm thấy công việc đúng ngành học mà phù hợp với thời gian học ở trường 33,3%, với nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ 26,6%. Một điểm chung là ở ba khối ngành đều cho rằng khó tìm thấy công việc đúng ngành học mà phù hợp với khả năng hiện tại, khoảng 30%. Một sinh viên ngành Công nghệ thông tin ĐH Văn Hiến cho biết

“Công việc gần với ngành học thì ở đâu họ cũng yêu cầu có kinh nghiệm và vào làm được ngay chứ họ không cho thời gian tìm hiểu, trong khi kiến thức học ở trường chưa đáp ứng với yêu cầu của nhà tuyển dụng, nên để tìm một công việc cho dù không cần lương cao mà đúng với chuyên ngành khó khăn rất nhiều”.

Kể cả công việc làm thêm cũng đòi hỏi sinh viên phải có kinh nghiệm. Có quá nhiều khó khăn để sinh viên thực hiện cùng một lúc, chưa bàn đến yếu tố thu

nhập, mà ở đây chỉ là yếu tố cân bằng việc học và việc làm, công việc phù hợp với khả năng hiện tại, đáp ứng những yêu cầu của thị trường lao động cho hiện tại và sau khi tốt nghiệp.

Để tìm một công việc làm thêm phù hợp với thời gian đi học, cộng thêm phải có kinh nghiệm là một khó khăn cho mỗi sinh viên, khi yêu cầu của thị trường lao động đòi hỏi phải tích lũy kinh nghiệm, nhưng khi còn là sinh viên họ muốn tìm đến một công việc làm thêm phù hợp với ngành đang theo học thì không phải đơn giản. Vì vậy, phần lớn họ phải bắt đầu từ những công việc chân tay như phục vụ quán cà phê, nhà hàng tiệc cưới… trước khi tìm công việc gần với ngành theo học. Đồng thời, thị trường lao động cũng yêu cầu những kỹ năng nhất định khi sinh viên tham gia làm thêm.

Bảng 2.7: Kỹ năng đối với công việc làm thêm theo nhóm năm học

Kỹ năng cần có đối với việc làm thêm

Năm học của sinh viên

SV năm nhất và năm hai SV năm ba và năm tư ĐH Văn

Hiến Đức ThắngĐH Tôn ĐH VănHiến ĐH Tôn ĐứcThắng

N % N % N % N % Năng động, tháo vát 13 22,0 13 22,0 5 8,3 3 5,8 Cần cù, chịu khó 12 20,3 18 30,5 3 5,0 7 13,5 Biết vi tính 10 16,9 4 6,8 15 25,0 12 23,1 Giao tiếp tốt 15 25,4 14 23,7 14 23,3 8 15,4 Chuyên môn 3 5,1 3 5,1 16 26,7 15 28,8 Ngoại ngữ 6 10,2 7 11,9 7 11,7 7 13,5

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017

Ngày nay, công việc làm thêm cũng có những yêu cầu nhất định đối với sinh viên, và khi họ chọn một công công việc làm thêm đã rèn luyện cho mình những kỹ năng để đám ứng cho công việc. Những kỹ năng có sự chênh lệch theo nhóm năm học, ở nhóm sinh viên năm nhất và năm hai những kỹ năng như năng động, tháo vát; cần cù, chịu khó chếm tỷ lệ cao hơn nhóm sinh viên năm ba và năm tư. Sinh viên Hà ĐH Văn Hiến chia sẻ: “Em muốn làm công việc gì gần gần với ngành Ngôn ngữ Nhật của em nhưng khi đi xin họ thấy em mới năm nhất nên không nhận, vì họ yêu cầu em phải có kinh nghiệm chút chút nên em giờ em đành làm phục vụ

nhà hàng để em tự rèn luyện bản thân về tính chịu khó và cách giao tiếp rồi đến năm ba em sẽ cố gắng tìm công việc phủ hợp hơn”. Nhưng ngược lại những kỹ năng như biết chuyên môn thì ở nhóm sinh viên năm thứ ba và thứ tư của ĐH Văn Hiến 26,7%, ĐH Tôn Đức Thắng 28,8%, trong khi đó nhóm sinh viên năm nhất ở ĐH Văn Hiến và ĐH Tôn Đức Thắng chỉ 5,1%, cũng như kỹ năng biết vi tính đối với nhóm sinh viên năm nhất và năm hai ĐH Văn Hiến 16,9%, ĐH Tôn Đức Thắng 6,8% nhưng nhóm sinh viên năm ba và năm tư ở ĐH Văn Hiến 25,0% và ĐH Tôn Đức Thắng 23,1%. “Em xin vào làm nhân viên thu ngân ở siêu thị, yêu cầu đầu tiên là biết vi tính và giao tiếp và cũng may là vi tính em cũng khá cho nên em được nhận vào làm ngay và làm một tháng thì em được làm kế toán kho, vui quá vì em được thực hành đúng chuyên ngành kế toán. Công việc này đã rèn luyện cho em được những kỹ năng mà trong trường học không có điều kiện để thực hành” (PV sinh viên Thư, ĐH Tôn Đức Thắng).

Những điều này phần nào cho thấy rằng công việc làm thêm đã giúp sinh viên tạo dựng được những kỹ năng cần thiết trong từng giai đoạn cụ thể. Và mỗi sinh viên họ tự tìm và tạo cho mình những kỹ năng để thực hành và rèn luyện cho bản thân và mục đích phục vụ cho công việc sau khi ra trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w