1.2.1. Lý thuyết hệ thống
Một hệ thống xã hội chứa đựng đa số những tác nhân hành động cá biệt có sự tương tác với nhau trong một tình huống mà ít nhất cũng có một khía cạnh vật lí hoặc môi trường. Các tác nhân hành động bị thúc đẩy trong phạm vi một xu hướng đi tới “tính lạc quan của sự ban thưởng” và mối quan hệ của họ với môi trường, bao gồm từng cá thể, được xác định và dàn xếp trong phạm vi của một hệ thống có cấu trúc văn hóa và có chung các biểu tượng.
Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại nhau một cách có qui luật để tạo thành một chỉnh thể, từ đó làm xuất hiện những thuộc tính mới gọi là “tính trồi”, đảm bảo thực hiện những chức năng nhất định. Các đặc trưng, căn cứ để xác định một hệ thống có nhiều bộ phận và nhiều phẩn tử hợp thành. Giữa các bộ phận và các phần tử đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại nhau một cách có qui luật. Bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng như về chất của một phần tử đều có thể làm ảnh hưởng đến phần tử khác và toàn bộ hệ thống và ngược lại, nếu có sự thay đổi về lượng cũng như về chất của hệ thống đều có thể làm ảnh hưởng đến các phần tử của hệ thống. Các phần tử hợp thành một thể thống nhất, tạo ra tính chất ưu việt hơn hẳn từng phần tử tồn tại riêng lẻ không có, đây là tính trồi của hệ thống nhằm thực hiện những chức năng hay mục tiêu nhất định [7, tr. 223].
Tiếp cận lý thuyết hệ thống trong nghiên cứu này nhằm để xem xét lý giải mối quan hệ giữa thị trường lao động và công việc làm thêm của sinh viên. Vận dụng thuyết hệ thống vào đề tài nghiên cứu tác giả muốn tìm hiểu lý thuyết này được vận dụng vào đề tài nhằm phân tích: Các mối quan hệ xã hội đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, lý do tại sao sinh viên lại quyết định đi làm thêm và khi môi trường xã hội tạo nên một quy luật là đòi hỏi sinh viên phải tích lũy kinh nghiệm, nên sinh viên không còn lựa chọn nào khác là tìm đến công việc làm thêm để thực hành những kiến thức đang học tại trường.
Bất kể có sự thay đổi nào về lượng cũng có sự thay đổi về chất, nên khi xã hội thay đổi thì cá nhân cũng phải thay đổi theo để có thể thích nghi với môi trường
sống, và khi thị trường lao động đặt ra những yêu cầu thì mỗi cá nhân muốn đáp ứng được những nhu cầu đó thì tự tìm cách để đáp ứng và đồng thời nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.2.2. Lý thuyết sự lựa chọn duy lý (Thuyết lựa chọn hợp lý)
Thuyết lựa chọn duy lý là thuyết lựa chọn hợp lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế và nhân văn học vào thế kỷ 18, 19. Một số nhà triết học đã cho rằng bản chất của con người là vị kỷ, luôn đi tìm sự hài lòng, sự thỏa mãn và lãng tránh nỗi khổ đau. Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của các động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động. Đặc trưng thứ nhất có tính chất xuất phát điểm của sự lựa chọn duy lý chính là các cá nhân lựa chọn hành động.
Thuyết lựa chọn duy lý dựa trên tiền đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực hợp lý nhằm đạt được kết quả tối ưu nhất với chi phí tối thiểu. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay phương thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm nguồn lực. Mục đích ở đây không chỉ hiểu đơn thuần là lãi, lợi nhuận, thu nhập... mà còn bao hàm cả những lợi ích về tinh thần và xã hội.
Thuyết sự lựa chọn duy lý gắn liền với tên tuổi các nhà xã hội học tiêu biểu như George Homans, Peter Blau, James Coleman… Theo Homans khi lựa chọn trong số các hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào mà họ cho là tích hợp của xác suất thành công của hành động đó với giá trị mà phần thưởng của hành động đó là lớn nhất. Như vậy Homas đã nhấn mạnh đến đặc trưng thứ hai của sự lựa chọn hợp lý là quá trình tối ưu hóa.
Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của các tác nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa chọn các sản phẩm đầu ra của từng lựa chọn cùng các đặc điểm khác.
Thuyết lựa chọn duy lý không chỉ để giải thích hành động xã hội trên cấp độ vi mô của hành động cá nhân. Thuyết này được xây dựng, phát triển để xem xét hoạt động chức năng của các hệ thống và thiết chế kinh tế, xã hội tức là trên cấp độ vĩ mô. Nó được dùng làm phương pháp để tiếp cận hành đông của cá nhân, của nhóm và của cả hệ thống [6, tr. 445].
Vận dụng thuyết lựa chọn hợp lý vào đề tài nghiên cứu tác giả muốn tìm hiểu lý thuyết này được vận dụng vào đề tài nhằm phân tích: Sinh viên khi có nhu cầu đi làm thêm thì có rất nhiều sự lựa chọn các công việc khác nhau và mỗi sinh viên tùy theo yêu cầu và mục đích của mình mà lựa chọn các công việc phù hợp. Sinh viên đi làm thêm lựa chọn cho mình một việc làm dựa vào các tiêu chí: thời gian, thu nhập, đúng hay không đúng với chuyên ngành đang theo học, địa điểm nơi làm việc, đặc điểm công việc sao cho phù hợp với năng lực, phù hợp với nhu cầu xã hội cũng như phù hợp với quỹ thời gian trong một ngày và sức khỏe của bản thân. Một số sinh viên lựa chọn công việc làm thêm có phục vụ cho công việc học tập như có liên quan đến ngành học tại trường, hay lựa chọn công việc làm thêm là vì yếu tố lương cao.
Thuyết lựa chọn duy lý sẽ giúp cho tác giả tìm hiểu nhiều khía cạnh trong quá trình chọn lựa công việc làm thêm của sinh viên. Đứng trước những thách thức tìm kiếm một công việc làm ổn định sau khi ra trường, các sinh viên phải suy nghĩ và tính toán sao cho sự lựa chọn việc làm thêm sao cho phù hợp, cân bằng giữa việc học và việc làm thêm để tích lũy kinh nghiệm, thực hành được nhiều hơn chuyên ngành đang học tại trường.
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh
Về dân số: Theo kết quả điều tra dân số ngày 17/12/2014, Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông nhất nước, khoảng 7.955 triệu người.
Về kinh tế: Theo báo cáo của Ban Quản lý các Khu chế xuất công nghiệp thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất của cả nước, trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học là đầu mối nhanh chóng tiếp cận những thành tựu phát triển khoa học của thế giới cũng như du nhập những trào lưu mới trong lĩnh vực văn hóa. Đây là thành phố nhạy bén và năng động, được đánh giá là địa phương có mức sống cao nhất nước. Thành phố Hồ Chí Minh với đặc trưng là một thành phố mở, là nơi lập nghiệp của nhiều người đến từ nhiều địa phương khác nhau và khi đã sinh sống ở nơi đây họ rất dễ hội nhập với cuộc sống thành phố, dù mức sống còn chưa thật sự ổn định [42].
2.1.2. Tổng quan về Đại học Văn Hiến
Trường Đại học Văn Hiến được thành lập theo quyết định số 517/TTg ngày 11/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Đến tháng 11/1999, Trường chính thức đi vào hoạt động khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định số 4833/QĐ-BGD&ĐT/ĐH cho phép mở ngành đào tạo.
Với 20 năm hoạt động và phát triển, trường Đại học Văn Hiến là Đại học Tư thục và đã trở thành một thương hiệu uy tín về giáo dục Đại học, đào tạo có chất lượng về các ngành Kinh tế; Du lịch; Kỹ thuật; Khoa học xã hội & Nhân văn tại khu
vực phía Nam và trong cả nước, gần 20.000 sinh viên đã tốt nghiệp với 30 ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng.
Hiện nay, đội ngũ giảng viên của Trường là 460 giảng viên uy tín (bao gồm cơ hữu và thỉnh giảng), trong đó trên 70% là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ.
Các cơ sở đào tạo của trường tại: 624 Âu Cơ, Quận Tân Bình; 665-667-669 đường Điện Biên Phủ, Quận 3; 2A2 Quận 12 được tu bổ, xây dựng, trang bị mới. Cơ sở 1004A Âu Cơ là khu hiệu bộ và văn phòng các Khoa.
Trong chiến lược dài hạn, Khuôn viên đại học theo chuẩn mực quốc tế sẽ được trường Đại học Văn Hiến triển khai tại đường Nguyễn Văn Linh trên diện tích gần 60.000m2 [44].
2.1.3. Tổng quan về trường Tôn Đức Thắng
Trường đại học Tôn Đức Thắng, tiền thân là Trường đại học công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng, thành lập theo Quyết định 787/TTg-QĐ ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Trường được Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh sáng lập, đầu tư và quản lý thông qua Hội đồng trường. Với sự tăng trưởng ngày càng nhanh, ngày 28/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 18/2003/TTg- QĐ chuyển đổi pháp nhân thành trường Đại học bán công Tôn Đức Thắng, trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11/06/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 747/TTg-QĐ đổi tên trường Đại học bán công Tôn Đức Thắng thành trường Đại học Tôn Đức Thắng và chuyển về trực thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thành một trường công lập.
Với 20 năm hoạt động và phát triển, trường Đại học Tôn Đức Thắng được công nhận là Đại học Công lập đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạn Quốc tế 3/5 sao theo chuẩn QS-Star (Anh Quốc).
Hiện nay, Nhà trường tổ chức đào tạo tại 4 cơ sở với gần 20.000 học viên, sinh viên tại 16 Khoa với 15 ngành Tiến sĩ; 12 ngành Thạc sĩ; 37 ngành Đại học; 16 chương trình chất lượng cao và hơn 10 chương trình liên kết quốc tế và đào tạo cao đẳng.
Định hướng phấn đấu của trường trong những năm tới là: Mở rộng và phát triển trường thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu đa chức năng, có uy tín trong nước và quốc tế với định hưóng trở thành một đại học nghiên cứu [43].
Trường Đại học Văn Hiến và Đại học Tôn Đức Thắng có nhóm ngành học tương đồng nhau, mức học phí của trường Tôn Đức Thắng thấp hơn so với Đại học Văn Hiến nhưng không nhiều. Nhưng điểm đầu vào của tất cả các ngành học đều bằng nhau giữa các năm của hai trường. Vì vậy, có thể thấy rằng sức học của sinh viên hai trường có thể không khác biệt nhau.
2.2. Công việc làm thêm của sinh viên hai trường
2.2.1. Công việc sinh viên đi làm thêm theo nhóm năm học
Để tìm một công việc làm thêm phù hợp với thời gian, năng lực hiện tại của mỗi sinh viên còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong mỗi năm học, sinh viên làm những công việc khác nhau, một phần vì nhà tuyển dụng tìm sinh viên làm thêm cũng phải có kinh nghiệm, mặt khác tính chất học tập của mỗi năm học cũng khác nhau.
Một kết quả chung cho thấy xu hướng chọn công việc làm thêm theo nhóm năm học có một sự khác biệt, nhóm sinh viên năm ba và năm tư có những lựa chọn việc làm thêm nghiêng về chuyên môn nhiều hơn nhóm sinh viên năm nhất và năm hai như công việc cộng tác viên bán hàng trực tuyến, lập trình viên, thông dịch viên…
Bảng 2.1: Công việc làm thêm theo nhóm năm học
Công việc đang làm thêm
Năm học của sinh viên Sinh viên năm
nhất và năm hai
Sinh viên năm ba và năm tư
N % N %
Dạy kèm 26 21,7 18 15,4
Phụ bán cà phê 29 24,2 23 19,7
Nhân viên chăm sóc khách hàng và giới thiệu
sản phẩm 16 13,3 17 14,5
Nhân viên bán hàng 34 28,3 35 29,9
Nhân viên phục vụ quán ăn, nhà hàng, tiệc cưới 23 19,7 22 18,3
Cộng tác viên viết bài 9 7,7 10 8,3
Thông dịch viên 3 2,5 9 7,7
Cộng tác viên bán hàng online 3 2,6 10 8,3
Thiết kế website 2 1,7 3 2,5
Sửa chữa máy tính 2 1,7 2 1,7
Tự do kinh doanh trực tiếp, online 5 4,2 9 7,7
Nghệ thuật sân khấu, điện ảnh, hội họa 2 1,7 4 3,4
Thiết kế 2 1,7 3 2,6
Du lịch 1 0,8 1 0,9
Nhập, số hóa dữ liệu 0 0 4 3,4
Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017
Có một điểm chung là khi chọn công việc làm thêm, sinh viên hai trường từ năm nhất đến năm tư chủ yếu chọn công việc làm nhân viên bán hàng 29,1%, trong đó sự chênh lệch của nhóm sinh viên năm nhất và năm hai so với nhóm sinh viên năm ba và năm tư không đáng kể. “Em và các bạn thích được trải nghiệm với công việc bán hàng vì công việc này tạo cho em tính năng động, có cơ hội tiếp xúc với nhiều người là cơ hội để tạo khả năng giao tiếp, mỗi ngày được xử lý nhiều tình huống khác nhau, lương tính theo doanh số bán được nên em rất thích công việc này” (PV, sinh viên Thiện khoa Quản trị kinh doanh trường ĐH Văn Hiến). Cũng như Thanh sinh viên ngành xã hội học trường ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng:
“Khi là sinh viên năm nhất đến năm thứ hai em đi dạy kèm nhưng công việc mỗi ngày đều như vậy nên em chán, đến năm thứ ba em đi bán quán cà phê cũng vài nơi nhưng cũng hơi phức tạp, đến giờ em đi bán hàng cho thế giới di động được 6 tháng rồi, em thích công việc này nó tạo cho em tính kiên nhẫn, cách thuyết phục, kỹ năng nhanh nhẹn và bây giờ em có thể ứng biến tốt trong mọi tình huống”.
Mỗi thời điểm sinh viên lựa chọn cho mình công việc làm thêm phù hợp với thời gian và khả năng hiện tại. Vì vậy mà công việc làm thêm không có tính chất gắn bó lâu dài.
2.2.2. Công việc làm thêm theo nhóm ngành học
Bảng 2.2: Công việc làm thêm theo ngành học
Công việc đang làm
Nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ Khoa học XH&NV Kinh tế N % N % N % Dạy kèm 11 17,5 27 22,3 6 11,3 Phụ bán cà phê 17 27,0 21 17,4 14 26,4
Nhân viên chăm sóc khách hàng
và giới thiệu sản phẩm 7 11,1 5 9,4 21 17,4
Nhân viên bán hàng 10 15,9 23 29,8 36 43,4
Nhân viên phục vụ quán ăn,
nhà hàng, tiệc cưới 5 7,9 29 24,0 11 20,8
Cộng tác viên viết bài 4 6,3 12 9,9 3 5,7
Thông dịch viên 1 1,6 9 7,4 2 3,8
Cộng tác viên bán hàng online 4 6,3 7 5,8 2 3,8
Quản trị mạng 3 4,8 2 1,7 0 0,0
Lập trình viên 3 4,8 1 0,8 1 1,9
Thiết kế website 4 6,3 0 0,0 1 1,9
Sửa chữa máy tính 2 3,2 1 0,8 1 1,9