Thức của sinh viên về vai trò của việc làm thêm

Một phần của tài liệu Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 72 - 75)

Bàn về lý do vì sao sinh viên thích đi làm thêm, có rất nhiều ý kiến xung quanh về vấn đề làm thêm của sinh viên. Một số bạn thường vẫn nghĩ rằng chỉ những sinh viên gia đình khó khăn mới đi làm thêm. Nhưng trên thực tế, những sinh viên có điều kiện tốt vẫn lựa chọn cho bản thân công việc làm thêm vì xem đây là cơ hội để được cọ xát, đi vào thực tế và rèn luyện rất nhiều những kỹ năng khác. Quan sát tình hình hiện tại, sinh viên mong muốn có một công việc trước khi ra trường để có thể tập thích ứng với công việc và môi trường làm việc tương tự như công việc mà sau khi ra trường sinh viên sẽ làm sau này.

Bảng 3.6: Thuận lợi từ công việc làm thêm theo nhóm năm học

Thuận lợi trong việc làm thêm

Năm học của sinh viên SV năm nhất và năm hai SV năm ba và năm ĐH VH ĐH TĐT ĐH VH ĐH TĐT N % N % N % N %

Học hỏi được nhiều kinh nghiệm 38 63,3 34 57,6 36 60,0 42 71,2

Thực hành được các kiến thức

ở trường 14 23,3 11 18,6 30 50,0 32 54,2

Tạo lập được các mối quan hệ 23 38,3 29 49,2 15 25,0 9 15,3

Có khả năng thích nghi với các mội

trường làm việc khác nhau 23 38,3 39 66,1 29 48,3 26 44,1

Khác 1 1,7 3 5,1 1 1,7 3 5,1

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017 Khi tham gia làm thêm hầu hết sinh viên đều có những tích lũy khác nhau, nhưng hầu hết sinh viên trường công lập và trường tư thục, từ sinh viên năm nhất đến năm thứ tư đều cho rằng học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Yếu tố thực hành được các kiến thức ở trường có sự khác biệt giữa nhóm sinh viên năm nhất và nhóm

sinh viên năm ba và năm tư, đối với nhóm sinh viên năm nhất và năm hai ở ĐH Văn Hiến 23,3%, ĐH Tôn Đức Thắng 18,6% nhưng nhóm sinh viên năm ba và năm tư ở ĐH Văn Hiến 50,0% và ĐH Tôn Đức Thắng 54,2%. Điều này cho thấy rằng, nhóm sinh viên năm ba và năm tư có công việc làm thêm đúng và gần với ngành đang theo học hơn nhóm sinh viên năm nhất và năm thứ hai.

Nhiều người vẫn hay quan niệm làm thêm thời sinh viên chỉ với một mục đích duy nhất là giải quyết khó khăn về tài chính. Sự thật hoàn toàn không phải vậy. Ngày nay, ai cũng có thể thấy những sinh viên ở quê lên thành phố và kể cả sinh viên gốc thành phố nhưng mỗi tối thứ 7, chủ nhật vẫn đi làm thêm tại các nhà hàng, vẫn kiên nhẫn mỗi tuần 3 buổi dạy kèm, bán hàng trong các cửa hàng… Một sinh viên cho hay: “Em đi làm thêm là mong muốn có những kinh nghiệm thực tế, biết quý trọng tiền làm ra vì gia đình em ở thành phố nên em không mất tiền thuê nhà trọ như các bạn, em không lo về chi phí sinh hoạt nhưng vì xã hội cần sinh viên phải có kinh nghiệm sau khi ra trường nên em phải đi làm thêm để thuận lợi xin việc làm sau khi tốt nghiệm”. Từ kết quả nghiên cứu đã khẳng định được rằng nhiều SV đã ý thức tích lũy kinh nghiệm làm việc từ hiện tại để thành công trong thế giới nghề nghiệp sau khi ra trường.

Biểu đồ 3.4: Quan niệm khi đi làm thêm của sinh viên hai trường Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017

Sinh viên trường công lập và tư thục đều cho rằng tham gia làm thêm là cần thiết: ĐH Văn Hiến là 72,5% và ĐH Tôn Đức Thắng là 81,7%. Nhân, SV ĐH Văn Hiến cho biết: “Em thấy đi làm thêm là hết sức cần thiết vì ở mỗi môi trường sẽ mang lại những kiểu kinh nghiệm khác nhau. Trước kia em rất nhút nhát nhưng từ

ngày đi làm thêm em đã mạnh dạn hơn, biết sắp xếp thời gian hợp lý, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ anh chị làm chung mà ở trường không bao giờ có”. Yến, sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng cho biết thêm: “Học ở trường chủ yếu là lý thuyết và những bài tập chỉ là giả định tình huống, nhưng khi đi làm thêm thì va chạm với nhiều tình huống thật nên em thực hành được nhiều hơn, mối quan hệ xã hội cũng nhiều hơn. Bây giờ mà không đi làm thêm thì CV xin việc sau này khó có thể lọt vào mắt của nhà tuyển dụng, vì vậy em thấy đi làm thêm rất cần thiết cho sinh viên”.

Biểu đồ 3.5: Tích lũy từ công việc làm thêm của sinh viên hai trường Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017

Cùng với những lý do cho rằng cần thiết khi đi làm thêm thì sinh viên của cả hai trường đều có quan niệm rằng nhằm có thêm kinh nghiệm sống và cọ xát thực tế là quan trọng nhất, ở ĐH Văn Hiến là 52,7% và ĐH Tôn Đức Thắng là 59,0%; và số đông sinh viên ĐH Văn Hiến cho rằng đi làm thêm cần thiết vì họ được hoàn thiện bản thân về kiến thức, tay nghề, sự linh hoạt và tính tự lập là 50,0%. “Nếu không đi làm thêm em sẽ không trưởng thành như ngày hôm nay, công việc làm thêm đã giúp em rất nhiều trong việc rèn luyện tính cách cho bản thân về sự nhạy bén, giao tiếp tự tin hơn và thực hành được những kiến thức mà ở trường chỉ là lý thuyết, em sẽ tiếp tục đi làm thêm đến khi ra trường” (PV sinh viên Thanh, ĐH Tôn Đức Thắng).

Quan niệm xã hội như ngày nay, thị trường lao động có những yêu cầu đối với người lao động thì buộc sinh viên phải tham gia làm thêm, nhưng khi sinh viên tham gia làm thêm thì họ cũng tự thấy rằng việc đi làm thêm là cần thiết vì ở môi trường lao động họ đã học hỏi và tích lũy ít nhiều kinh nghiệm từ thực tế cho bản thân.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w