Những phúc lợi từ việc làm thêm của sinh viên hai trường

Một phần của tài liệu Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 58)

2.7.1. Phúc lợi từ công việc làm thêm theo nhóm năm học

Khi sinh viên đi làm thêm ngoài tiền lương cũng có một số sinh viên nhận được phúc lợi xã hội từ cơ quan họ đang làm. Trong số sinh viên ĐH Văn Hiến, khoảng 33,3% nhận được phúc lợi xã hội và sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng là 28,3% (xem bảng 2.7). Phần lớn sinh viên không nhận được phúc lợi xã hội từ công việc làm thêm. Ông Thắng - GĐ Công ty Kế toán - Kiểm toán nói: “Hầu hết sinh viên làm ngắn hạn và hay thay đổi nơi làm nên thường chúng tôi không có các chế độ cho những bạn làm trong thời gian ngắn. Ngoài ra thì chúng tôi cũng có những chế độ cho những bạn ký hợp đồng rõ ràng và thường cũng ưu tiên cho những bạn là sinh viên năm cuối hơn vì nếu cộng tác tốt thì chúng tôi sẽ nhận vào làm chính thức khi các bạn tốt nghiệp”.

Bảng 2.8: Phúc lợi từ công việc làm thêm Phúc lợi khi đi làm thêm

Năm học của sinh viên

Tổng SV năm nhất và nămhai SV năm ba và nămtư

Trường Trường Trường

ĐH VH ĐH TĐT ĐH VH ĐH TĐT ĐH VH ĐH TĐT

N % N % N % N % N % N %

Có 40 33,3 34 28,3 19 31,7 14 23,3 21 35,0 20 33,3

Không 80 66,7 86 71,7 41 68,3 46 76,7 39 65,0 40 66,7

Tổng 120 100,0 120 100,0 60 100,0 60 100,0 60 100,0 60 100,0

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017

Tổng số sinh viên được hưởng các phúc lợi xã hội khi đi làm thêm có sự khác biệt trong nhóm sinh viên năm nhất và năm hai với nhóm sinh viên năm ba và năm tư. Qua khảo sát đã cho thấy rằng, nhóm sinh viên năm ba và năm tư được hưởng các phúc lợi xã hội có phần cao hơn so với nhóm sinh viên năm nhất và năm hai. Tỷ lệ này ở ĐH Văn Hiến từ 31,7% đến 35,5% và ở ĐH Tôn Đức Thắng từ 23,3% đến 33,3%. Thực tế này phù hợp với giả thuyết thứ ba, nhóm sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư của cả hai trường nhận được phúc lợi xã hội từ công việc làm thêm cao hơn nhóm sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai. Sinh viên Hòa ĐH Văn Hiến cho biết: “Em làm cộng tác viên cho Tạp chí Gia đình khi còn làm sinh viên năm thứ ba nhưng chỉ hưởng được lương tính theo số bài làm ngoài ra không còn chế độ nào khác, nhưng với sự cố gắng của em bây giờ em đã được đóng bảo hiểm y tế tại cơ quan và được quà từ các ngày lễ trong năm”. Điều này cũng đã làm rõ được rằng, các nhà doanh nghiệp có phần tin tưởng vào sự gắn bó của nhóm sinh viên năm ba và năm tư hơn nhóm sinh viên năm nhất và năm hai.

2.7.2. Phúc lợi từ công việc làm thêm theo thời gian

Bảng 2.9: Phúc lợi từ công việc làm thêm theo thời gian làm việc

Phúc lợi khi đi làm thêm

Thời gian sinh viên làm thêm

Dưới 6 tháng Trên 6 tháng Trường Trường ĐH Văn Hiến ĐH Tôn Đức Thắng ĐH Văn Hiến ĐH Tôn Đức Thắng N % N % N % N % Có 16 27,1 16 22,9 24 39,3 18 36,0 Không 43 72,9 54 77,1 37 60,7 32 64,0

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017

Phúc lợi xã hội từ công việc làm thêm còn dựa vào yếu tố khoảng thời gian dành cho công việc vì trong số sinh viên được hưởng các phúc lợi xã hội hầu hết nhóm sinh viên làm công việc đó từ 6 tháng trở lên cao hơn nhóm sinh viên làm dưới 6 tháng. Nhóm sinh viên ĐH Văn Hiến làm trên 6 tháng được hưởng các phúc lợi xã hội là 39,3% và ở ĐH Tôn Đức Thắng là 36,0%. Điều này phần nào cho thấy được rằng sự gắn kết lâu năm cho công việc cũng sẽ mang lại cho sinh viên những phúc lợi xã hội gần như những công việc chính thức.

Biểu đồ 2.8: Chế độ phúc lợi từ công việc làm thêm Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017

Trong số những sinh viên được hưởng các phúc lợi xã hội từ công việc làm thêm thì chủ yếu là hình thức được đóng bảo hiểm y tế, đối với sinh viên ĐH Văn Hiến là 62,5%, đối với sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng là 55,6%. Ngoài việc được

tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế thì một số ít được hưởng các phúc lợi khác, như được tham quan du lịch, thưởng vào các ngày lễ trong năm, thăm hỏi khi gia đình có người bệnh theo chế độ chung của công ty là 20,0% ở ĐH Văn Hiến và 18,5% ở ĐH Tôn Đức Thắng. Điều này cho thấy rằng, công việc làm thêm dần được công nhận như một vị trí chính thức trong mỗi cơ quan xí nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành và trải nghiệm công việc như một yêu cầu xã hội tất yếu hiện nay.

Tiểu kết Chương 2

Phần trình bày trên đây cho thấy thực trạng làm thêm của sinh viên hai trường ĐH Văn Hiến và ĐH Tôn Đức Thắng còn gặp nhiều khóa khăn, những kết quả chính được tóm tắt dưới đây.

Thứ nhất, nhóm sinh viên năm nhất và năm hai khó tìm được công việc làm thêm đúng với chuyên ngành hơn nhóm sinh viên năm ba và năm tư vì yêu cầu của thị trường lao động từ công việc làm thêm cũng phải có kinh nghiệm nên sinh viên của cả hai trường đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc làm thêm đúng với ngành đang học.

Thứ hai, phần lớn sinh viên của cả hai trường đều mong đợi tìm một công việc làm phù hợp với ngành đang theo học, nhưng sinh viên nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ vì đặc thù tính chất công việc nên khó tìm thấy công việc đúng chuyên ngành hơn hai nhóm ngành Kinh tế và KHXH&NV.

Thứ ba, yêu cầu của thị trường lao động ngày nay có những đòi hỏi nhất định về hiệu suất cho từng công việc nên phần lớn sinh viên chỉ đảm nhận một công việc trong cùng một thời điểm, ở sinh viên Đại học Văn Hiến và Đại học Tôn Đức Thắng cùng chiếm khoảng 70%. Chỉ một số ít sinh viên của hai trường cùng một lúc đảm nhận từ hai đến ba công việc. Đồng thời, công việc được sinh viên lựa chọn theo từng thời điểm năm học khác nhau nên khoảng thời gian dành cho công việc đang làm thêm là không lâu. Hầu hết công việc sinh viên đang làm thêm đều dưới 6 tháng, sinh

viên ĐH Văn Hiến là 58,3%, ĐH Tôn Đức Thắng là 50,8%, và với khoảng thời gian làm từ 6 tháng đến một năm của sinh viên hai trường từ 27,5% đến 30,0%.

Thứ tư, hầu hết sinh viên của cả hai trường ĐH Văn Hiến và ĐH Tôn Đức Thắng đều có kết quả học tập không thay đổi so với trước khi đi làm thêm, nhưng cũng có một số ít có kết quả học tập kém hơn trước khi đi làm thêm.

Thứ năm, phần lớn sinh viên không nhận được phúc lợi xã hội từ công việc làm thêm, tổng số sinh viên được hưởng các phúc lợi xã hội thì nhóm sinh viên năm ba và năm tư được hưởng các phúc lợi xã hội có phần cao hơn so với nhóm sinh viên năm nhất và năm hai và điều này có tính đồng nhất với thời gian gắn bó với công việc.

Chương 2 cũng phát họa được những thực trạng làm thêm của sinh viên ĐH Văn Hiến và ĐH Tôn Đức Thắng với kết quả: khi yêu cầu của thị trường lao động như hiện nay, đòi hỏi sinh viên phải tự tích lũy cho mình những kinh nghiệm chuyên ngành và cả những kỹ năng mềm sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu đó, không có một lựa chọn nào khác là sinh viên phải tìm kiếm một công việc làm thêm nhằm học hỏi và thực hành những kiến thức đang học ở trường. Nhưng thực trạng hiện nay cho thấy rằng, sinh viên khó khăn khi tìm kiếm một công việc làm thêm đúng với chuyên ngành đang theo học, vì nhiều yếu tố khác nhau như: khả năng hiện có chưa đáp ứng được công việc, thời gian học tập không thuận lợi để cân bằng được việc làm và việc học. Bên cạnh đó còn có thêm những khó khăn khác như chính công việc làm thêm cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Nên để tìm một công việc làm thêm phù hợp là một điều hết sức khó khăn đối với sinh viên của cả hai trường.

Chương 3

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN 3.1. Yêu cầu của xã hội đối với năng lực thực hành của sinh viên

Cuộc khảo sát trực tuyến của CareerBuilder với hơn 1.000 nhà tuyển dụng ở các công ty khác nhau đã cho biết: 23% nhà tuyển dụng nói rằng khả năng và kinh nghiệm của các ứng viên có liên quan đến công việc là yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định tuyển dụng của họ. 63% trong số họ xem những kinh nghiệm mà các sinh viên có được qua các hoạt động tình nguyện, các buổi thực hành ở trường và qua những việc làm thêm như là những kinh nghiệm liên quan rất có giá trị [45].

Ngày nay, phần lớn các doanh nghiệp tuyển dụng đều ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm, trong khi sinh viên mới ra trường không thể đáp ứng yêu cầu này. Vì vậy, đa số sinh viên chọn giải pháp là tìm một công việc làm thêm để trải nghiệm. Ngoài việc đảm bảo cho việc học ở trường, hầu hết sinh viên tập trung cho công việc làm thêm trong tuần và coi việc làm thêm như một nhiệm vụ chính song hành cùng việc học.

Đặt trong bối cảnh này, hai lý do phổ biến nhất khiến sinh viên đi làm thêm là có thêm thu nhập và để tích lũy kinh nghiệm cho nghề nghiệp sau này (lần lượt là 55% và 50%) (xem bảng 3.1.). Ba lý do tiếp theo có tỉ lệ tương đương nhau là tạo mối quan hệ xã hội: 47,9%, muốn có thêm nhiều trải nghiệm từ cuộc sống: 47,5% và rèn luyện kỹ năng làm việc: 47,1%. Lý do chi phí của gia đình không đáp ứng được nhu cầu học tập và sinh hoạt chiếm 38.8%.

Các lý do kể trên khá tương đồng ở sinh viên của hai trường, trừ lý do muốn có thêm nhiều trải nghiệm từ cuộc sống. Sinh viên ở ĐH Văn Hiến nhấn mạnh lý do này nhiều hơn: 55% so với ĐH Tôn Đức Thắng 40%. Sinh viên của hai trường cũng có sự khác biệt ở lý do chi phí gia đình không đáp ứng được nhu cầu học tập và sinh hoạt. Tỉ lệ của lý do này ở nhóm sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng là 43,3%, cao hơn so với các bạn ở ĐH Văn Hiến là 34,2%. Theo đó, trong khi lý do đi làm thêm phổ biến nhất ở sinh viên Đại học Văn Hiến là muốn có thêm trải nghiệm từ cuộc sống

(55%) thì ở sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng là muốn có thêm thu nhập (56,7%), (xem bảng 3.1). Tuy nhiên, những sự khác biệt giữa hai trường chưa đủ lớn để có ý nghĩa về mặt thống kê.

Bảng 3.1: Lý do đi làm thêm của sinh viên hai trường

Lý do đi làm thêm Tổng ĐH VănHiến ĐH Tôn ĐứcThắng

Tổng mẫu 240 120 120

N % N % N %

Có thêm thu nhập 132 55,0 64 53,3 68 56,7

Muốn có thêm kinh nghiệm phục vụ cho

nghề nghiệp sau này 120 50,0 62 51,7 58 48,3

Tạo mối quan hệ xã hội 115 47,9 57 47,5 58 48,3

Muốn có thêm nhiều trải nghiệm từ cuộc

sống 114 47,5 66 55,0* 48 40,0

Rèn luyện kỹ năng làm việc 113 47,1 57 47,5 56 46,7 Chi phí gia đình không đáp ứng đủ nhu cầu

học tập, sinh hoạt 93 38,8 41 34,2 52 43,3

Cọ xát với ngành đang theo học 82 34,2 35 29,2 47 39,2

Nâng cao tay nghề 63 26,3 26 21,7 37 30,8

Nhiều thời gian rảnh 61 25,4 26 21,7 35 29,2

Nghe theo bạn bè 2 0,8 2 1,7 0 0,0

Khác 1 0,4 1 0,8 0 0,0

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017

* Khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

Các lý do kể trên không có sự khác biệt đáng kể theo phân tổ năm học (sinh viên năm nhất và năm hai so với năm ba và năm tư) cũng như theo số lượng công việc (nhóm làm một công việc so với nhóm làm từ hai công việc trở lên). Xét về khía cạnh giới, điểm khác biệt là tỉ lệ sinh viên nữ muốn đi làm thêm để có trải nghiệm cuộc sống cao hơn đáng kể so với sinh viên nam (54,3% so với 39,6%). Xét về thời gian làm thêm, nhóm có thời gian làm dưới sáu tháng với phần đông là sinh viên hai năm đầu đi làm vì có nhiều thời gian rảnh chiếm tỉ lệ vượt trội so với nhóm đã đi làm trên sáu tháng, trong đó có một bộ phận không nhỏ là sinh viên hai năm cuối (32,1% so với 17,4%). Xét theo nhóm ngành, một trong những lý do quan trọng nhất mà sinh viên nhóm ngành kinh tế đi làm thêm là để tạo mối quan hệ xã hội, chênh lệch đáng kể so với sinh viên nhóm ngành kỹ thuật công nghệ (61,1% so với 42,2%) (xem bảng 3.2.).

Bảng 3.2: Lý do đi làm thêm theo giới tính, thời gian đi làm và nhóm ngành

Lý do muốn đi làm thêm

Giới tính Thời gian làm thêm Nhóm ngành

Nam Nữ Dưới 6 tháng Trên 6 tháng KTCN KHXH & NV Kinh tế N % N % N % N % N % N % N % Thêm thu nhập 57 51,4 75 58,1 75 57,3 57 52,3 32 50,0 64 52,5 36 66,7 Thêm kinh nghiệm phục vụ cho nghề nghiệp sau này 52 46,8 68 52,7 69 52,7 51 46,8 24 37,5 68 55,7 28 51,9 Tạo mối quan hệ xã hội 52 46,8 63 48,8 69 52,7 46 42,2 27 42,2 55 45,1 33 61,1 ** Thêm nhiều trải nghiệm từ cuộc sống 44 39,6 70 54,3* 62 47,3 52 47,7 24 37,5 61 50,0 29 53,7 Rèn luyện kỹ năng làm việc 48 43,2 65 50,4 62 47,3 51 46,8 28 43,8 61 50,0 24 44,4 Chi phí gia đình không đáp ứng đủ nhu cầu học tập, sinh hoạt 48 43,2 45 34,9 54 41,2 39 35,8 28 43,8 41 33,6 24 44,4 Cọ xát với ngành đang theo học 36 32,4 46 35,7 46 35,1 36 33,0 24 37,5 41 33,6 17 31,5 Nâng cao tay

nghề 24 21,6 39 30,2 34 26,0 29 26,6 19 29,7 31 25,4 13 24,1 Nhiều thời gian rảnh 26 23,4 35 27,1 42 32,1* 19 17,4 19 29,7 26 21,3 16 29,6 Nghe theo bạn bè 0 0,0 2 1,6 1 0,8 1 0,9 0 0,0 2 1,6 0 0,0 Khác 0 0,0 1 0,8 1 0,8 0 0,0 0 0,0 1 0,8 0 0,0

* Khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

** Khác biệt giữa nhóm ngành Kinh tế và nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017

3.2. Điều kiện kinh tế của sinh viên

3.2.1. Mức chu cấp của gia đình

Sinh viên hầu hết phụ thuộc vào chu cấp kinh tế của gia đình để lo cho việc học và sinh hoạt nên không phải sinh viên nào cũng đủ trang trải cho cuộc sống,

nhất là sinh viên sống xa nhà. Phần lớn sinh viên được gia đình chu cấp từ 1-3 triệu đồng/tháng chiếm 62,5%. Xét trong tương quan giữa hai trường được khảo sát, sinh viên trường ĐH Văn Hiến chủ yếu được gia đình chu cấp từ 1-2 triệu đồng/tháng chiếm 40% trong khi đó, SV ở ĐH Tôn Đức Thắng được chu cấp tương đối cao hơn, từ hai đến ba triệu đồng/tháng chiếm 37,5% hoặc trên ba triệu đồng/tháng là 31,7%. Xét về ngành học, sinh viên nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ được gia đình chu cấp nhiều hơn so với hai nhóm ngành Kinh tế và KHXH&NV, phổ biến ở mức 2-3 triệu đồng chiếm 45,3% và không bạn nào không được gia đình chu cấp. Trong khi đó, các bạn sinh viên ở hai khối còn lại được chu cấp phổ biến ở mức 1-2 triệu đồng và một số bạn không được gia đình trợ cấp. Dù được chu cấp nhiều hơn, nhưng do nhu cầu mua sắm thiết bị học tập và thực hành nên như được đề cập ở trên, ba lý do phổ biến nhất mà sinh viên Kỹ thuật công nghệ đi làm thêm là có thêm thu nhập, rèn luyện kỹ năng làm việc và vì mức chu cấp của gia đình không đủ chi tiêu. Theo đó, họ nhắm đến công việc mà nhu cầu xã hội đang cần thay vì công

Một phần của tài liệu Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w