3.2.1. Mức chu cấp của gia đình
Sinh viên hầu hết phụ thuộc vào chu cấp kinh tế của gia đình để lo cho việc học và sinh hoạt nên không phải sinh viên nào cũng đủ trang trải cho cuộc sống,
nhất là sinh viên sống xa nhà. Phần lớn sinh viên được gia đình chu cấp từ 1-3 triệu đồng/tháng chiếm 62,5%. Xét trong tương quan giữa hai trường được khảo sát, sinh viên trường ĐH Văn Hiến chủ yếu được gia đình chu cấp từ 1-2 triệu đồng/tháng chiếm 40% trong khi đó, SV ở ĐH Tôn Đức Thắng được chu cấp tương đối cao hơn, từ hai đến ba triệu đồng/tháng chiếm 37,5% hoặc trên ba triệu đồng/tháng là 31,7%. Xét về ngành học, sinh viên nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ được gia đình chu cấp nhiều hơn so với hai nhóm ngành Kinh tế và KHXH&NV, phổ biến ở mức 2-3 triệu đồng chiếm 45,3% và không bạn nào không được gia đình chu cấp. Trong khi đó, các bạn sinh viên ở hai khối còn lại được chu cấp phổ biến ở mức 1-2 triệu đồng và một số bạn không được gia đình trợ cấp. Dù được chu cấp nhiều hơn, nhưng do nhu cầu mua sắm thiết bị học tập và thực hành nên như được đề cập ở trên, ba lý do phổ biến nhất mà sinh viên Kỹ thuật công nghệ đi làm thêm là có thêm thu nhập, rèn luyện kỹ năng làm việc và vì mức chu cấp của gia đình không đủ chi tiêu. Theo đó, họ nhắm đến công việc mà nhu cầu xã hội đang cần thay vì công việc có thời gian phù hợp như sinh viên hai nhóm ngành còn lại.
Mức chu cấp của gia đình ít nhiều cũng có tương quan với thời gian đi làm thêm của sinh viên. Nhóm đi làm trên sáu tháng có khuynh hướng được gia đình chu cấp thấp hơn, khoảng 1-3 triệu đồng/tháng chiếm 73,4%. Còn nhóm làm thêm dưới sáu tháng được chu cấp từ 1-trên 3 triệu đồng/tháng chiếm 80,9%, nổi bật trong đó là khá nhiều bạn được chu cấp trên ba triệu đồng/tháng chiếm 27,5%. Hầu hết sinh viên khi mới bắt đầu học đại học thường được gia đình chu cấp toàn bộ chi phí sinh hoạt để các bạn không bị thiếu thốn khi sống xa gia đình. Khi các bạn đã đi làm thêm một thời gian, các bạn có thêm nguồn thu nhập tương đối ổn định từ công việc của mình và do đó ít phụ thuộc vào sự chu cấp từ gia đình hơn, như trường hợp của bạn sinh viên Yến, năm thứ tư ĐH Văn Hiến: “Khi em học năm nhất em được mẹ cho 3,5 triệu mỗi tháng là đủ chi trả cho sinh hoạt. Nhưng giờ em chỉ cần xin mẹ hơn 2 triệu mỗi tháng thôi vì em làm thêm cũng có thu nhập kha khá rồi”.
Mối tương quan giữa mức chu cấp từ gia đình và thời gian làm thêm của sinh viên chủ yếu bị chi phối với nhóm sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng. Sinh viên
đi làm thêm dưới sáu tháng được chu cấp từ 2 đến trên 3 triệu đồng/tháng, còn các SV đi làm thêm trên sáu tháng được chu cấp từ 1-3 triệu đồng/tháng. Trong khi ở ĐH Văn Hiến, sinh viên đi làm thêm dưới hoặc trên sáu tháng đều nhận được mức chu cấp của gia đình phổ biến từ 1-3 triệu đồng (xem bảng 3.3).
Tương tự, mức chu cấp của gia đình cũng có tương quan với số lượng công việc làm thêm của sinh viên, và thể hiện rõ nét nhất ở sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng. Tính bình quân, nhóm làm một công việc nhận được chu cấp từ 2 đến trên 3 triệu đồng/tháng; trong khi nhóm làm nhiều công việc nhận được từ 1 đến trên 3 triệu đồng/tháng, mà phổ biến nhất là từ 1-2 triệu đồng chiếm 33,3%. Còn ở trường ĐH Văn Hiến, sự khác biệt này không đáng kể. Dù làm một hay nhiều công việc làm thêm cùng lúc, mức chu cấp của gia đình mà sinh viên nhận được khoảng từ 1-3 triệu đồng/tháng (xem bảng 3.4).
Như thế, mức chu cấp của gia đình có ảnh hưởng nhiều đến thời gian và số lượng công việc làm thêm của sinh viên nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ, nhất là sinh viên ở trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Bảng 3.3: Chu cấp của gia đình cho sinh viên phân theo trường, thời gian làm thêm và nhóm ngành
Chu cấp từ gia đình
Tổng Trường Thời gian làm thêm Nhóm ngành ĐH Văn Hiến ĐHTôn Đức Thắng Dưới 6 tháng Trên 6 tháng Kỹ thuật công nghệ KHXH & NV Kinh tế N % N % N % N % N % N % N % N % Không chu cấp 14 5,8 8 6,7 6 5,0 10 7,6 4 3,7 0 0,0 10 8,2* 4 7,4* Dưới 1 triệu đồng 22 9,2 15 12,5 7 5,8 15 11,5 7 6,4 3 4,7 15 12,3 4 7,4 Từ 1-2 triệu đồng 72 30,0 48 40,0* 24 20,0 32 24,4 40 36,7 * 16 25,0 38 31,1 18 33,3 Từ 2-3 triệu đồng 78 32,5 33 27,5 45 37,5 38 29,0 40 36,7 29 45,3* 33 27,0 16 29,6 Trên 3 triệu đồng 54 22,5 16 13,3 38 31,7 36 27,5* 18 16,5 16 25,0 26 21,3 12 22,2
Bảng 3.4: Sự tương quan giữa mức chu cấp của gia đình đối với việc làm thêm của sinh viên
Chu cấp từ gia đình
Số lượng công việc Thời gian làm thêm
Một công việc Nhiều công việc Dưới 6 tháng Trên 6 tháng ĐH Văn Hiến ĐH Tôn Đức Thắng ĐH Văn Hiến ĐH Tôn Đức Thắng ĐH Văn Hiến ĐH Tôn Đức Thắng ĐH Văn Hiến ĐH Tôn Đức Thắng N % N % N % N % N % N % N % N % Không chu cấp 6 7,1 3 3,4 2 5,6 3 9,1 5 8,2 5 7,1 3 5,1 1 2,0 Dưới 1 triệu đồng 12 14,3 6 6,9 3 8,3 1 3,0 8 13,1 7 10,0 7 11,9* 0 0,0 Từ 1-2 triệu đồng 35 41,7* 13 14,9 13 36,1 11 33,3 24 39,3* 8 11,4 24 40,7 16 32,0 Trên 2-3 triệu đồng 21 25,0 36 41,4* 12 33,3 9 27,3 15 24,6 23 32,9 18 30,5 22 44,0 Trên 3 triệu đồng 10 11,9 29 33,3* 6 16,7 9 27,3 9 14,8 27 38,6* 7 11,9 11 22,0
Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017
* Khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.
3.2.2. Thu nhập từ công việc làm thêm
Biểu đồ 3.1: Thu nhập từ công việc làm thêm của sinh viên hai trường Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017
Thu nhập từ công việc làm thêm của sinh viên hai trường cũng có sự khác biệt. Sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng phần lớn có thu nhập trên 3 triệu/tháng chiếm
33,6% và ở mức này thì ĐH Văn Hiến là 24,2%, còn với thu nhập từ 2-3 triệu/tháng ở ĐH Văn Hiến chiếm 31,7%. Điều này đồng nhất với việc chu cấp của gia đình (bảng 3.4), một sinh viên năm ba, ĐH Tôn Đức Thắng thông tin rằng: “Em được anh chị cho gần 2 triệu mỗi tháng, em đi làm thêm được 3,2 triệu mỗi tháng nữa nên cuộc sống của em cũng được và mỗi tháng em tiết kiệm được một ít để khi ra trường mua chiếc xe máy để đi làm”.
Trong mức thu nhập từ công việc làm thêm cũng có sự khác nhau rõ rệt từ các nhóm ngành học
Biểu đồ 3.2: Thu nhập theo nhóm ngành Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017
Giữa nhóm ngành Kinh tế, KHXH&NV, Kỹ thuật công nghệ thì nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ có mức thu nhập từ trên 3 triệu/tháng chiếm 34,9%, còn ở mức thu nhập từ 1-2 triệu/tháng thì khối ngành Kinh tế là 38,9% và khối ngành KHXH&NV với mức thu nhập từ trên 3 triệu/tháng và từ 1-2 triệu/tháng là như nhau, chiếm 28,9%. “Em đi làm thiết kế website đòi hỏi phải sáng tạo và chuyên môn cũng mệt nhưng lương em được 4 triệu/tháng và đúng với chuyên ngành em đang học nên em rất thích. Làm ở đây em học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và có nhiều cơ hội để em có công việc lâu dài ở đây khi em ra trường” (PV sinh viên Đức SV năm 4 ngành Công nghệ thông tin ĐH Văn Hiến). Đối với sinh viên khối ngành
Kinh tế thì hầu hết sinh viên chọn những công việc bán hàng trực tiếp và bán hàng trực tuyến để gần với ngành đang học dù mức lương có thấp hơn, như trường hợp của sinh viên Hương, năm 4 ngành Marketing ĐH Văn Hiến: “Em bán hàng cho một cửa hàng điện thoại di động mức lương 2 triệu/tháng không cao bằng khi em đi dạy kèm nhưng ở đây em thực hành được kiến thức marketing học ở trường, em muốn cọ xát với thực tế để chuẩn bị xin đi thực tập được thuận lợi”.
Mức thu nhập từ công việc làm thêm của hai nhóm ngành Kỹ thuật và KHXH&NV cao hơn so với nhóm ngành Kinh tế, vì tính chất công việc của nhóm ngành Kinh tế phần lớn tập trung những công việc gần với các kỹ năng của chuyên ngành đang học hơn là thực hành chuyên sâu (xem bảng 2.2).
3.2.3. Chi tiêu từ công việc làm thêm
Biểu đồ 3.3: Mức độ chi tiêu từ công việc làm thêm Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017
Thu nhập từ việc làm thêm của sinh viên hai trường đáp ứng một phần chi tiêu cho việc học và sinh hoạt hàng ngày, tỷ lệ này ờ sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng là 54,7%, ĐH Văn Hiến là 43,3%. Một bạn sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh ĐH Văn Hiến cho biết: “Mỗi tháng em được hơn hai triệu từ công việc bán hàng tại cửa hàng giày dép, số tiền này em đủ ăn, đi xe buýt và mua một ít tài liệu cần thiết, và những khoản khác xin thêm ba mẹ”. Một số sinh viên của cả hai trường đủ trang trải cho việc học và sinh hoạt hàng ngày với số tiền có được từ công việc làm thêm, tỷ lệ này ở sinh viên ĐH Văn Hiến là 32,5%, ĐH Tôn Đức Thắng là 29,1%. Một sinh
viên năm thứ tư ĐH Tôn Đức Thắng cho biết thêm: “Nếu sinh hoạt cho hàng ngày thì số tiền em nhận từ công việc làm thêm là đủ vì em dạy thêm buổi tối được hai triệu mỗi tháng, em bán hàng online trung bình mỗi tháng được hơn hai triệu nữa nên nếu em tiết kiệm là được”. Thu nhập trung bình từ 1 -3 triệu/tháng từ công việc làm thêm, một phần nào đã giải quyết được những khó khăn về tài chính cho sinh viên cả hai trường.
Bảng 3.5: Chi tiêu từ công việc làm thêm
Dùng số tiền từ việc làm thêm
Trường
ĐH Văn Hiến ĐH Tôn ĐứcThắng
N % N %
Mua sách vở, dụng cụ học tập 81 67,5 65 54,2
Mua dụng cụ cá nhân 50 41,7 48 40,0
Đi chơi với bạn bè 52 43,3 39 32,5
Đóng học phí 27 22,5 45 37,5
Gửi tiết kiệm 19 15,8 22 18,3
Khác 6 5,0 6 5,0
Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017
Với số thu nhập từ công việc làm thêm mỗi tháng, phần lớn sinh viên của cả hai trường sử dụng để mua sách vở và dụng cụ học tập, ở ĐH Văn Hiến là 67,5% và ĐH Tôn Đức Thắng là 54,2%. Một sinh viên năm hai ĐH Văn Hiến cho hay: “Mục đích của em đi làm không phải chú yếu kiếm tiền mà muốn rèn luyện tự tin trong giao tiếp, nhưng khi có thu nhập là em dùng một ít mua dụng cụ học tập, còn lại mỗi tháng hội đi làm thêm của em góp mỗi bạn một ít để đi ăn uống gì đó”. Đồng thời, số đông sinh viên cũng sử dụng thu nhập do làm thêm vào việc mua dụng cụ cá nhân, một số để đóng học phí. Với khoản chi phí này, thì sinh viên trường công lập có tỷ lệ sử dụng cao hơn so với trường tư thục, đối với sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng là 37,5% và ĐH Văn Hiến là 22,5%. Một bạn sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng chia sẻ: “Em làm hai công việc chính thức mỗi tháng được ba triệu và một công viêc phụ khác không cố định trung bình được hơn hai triệu nữa nên em tiết kiệm có thể đóng được tiền học phí”.
Với thu nhập từ công việc làm thêm, sinh viên của cả hai trường có những điểm chung trong việc chi tiêu như: mua dụng cụ học tập, dụng cụ cá nhân, đi chơi với bạn bè. Nhưng dùng số tiền từ công việc làm thêm để đóng học phí thì sinh viên ở trường công lập có cao hơn so với sinh viên trường tư thục, điều này thống nhất với việc thu nhập từ công việc làm thêm (biểu đồ 3.2) và số tiền trợ cấp của gia đình mỗi tháng (bảng 3.4).