Những mong đợi và giải pháp từ công việc làm thêm

Một phần của tài liệu Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 79 - 102)

3.6.1. Những mong đợi từ công việc làm thêm

Bảng 3.9: Mong đợi từ công việc làm thêm theo nhóm năm học

Mong muốn khi chọn việc làm thêm

Năm theo học của sinh viên SV năm nhất

và năm hai SV năm bavà năm tư

N % N %

Bất kể công việc gì miễn lương cao 39 32,5 25 20,8

Chỉ cần thời gian phù hợp, không cần lương cao 36 30,0 31 25,8

Đúng với ngành đang theo học, không cần lương cao 17 14,2 34 28,3 Thực hành được kiến thức học ở trường không quan

tâm đến lương 30 25,0 35 29,2

Khác 8 6,7 13 10,8

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017

Mong muốn để sinh viên tìm một công việc làm thêm cũng có sự khác nhau rõ rệt giữa hai nhóm năm học của sinh viên, khi mà nhóm sinh viên năm nhất và năm hai quan niệm rằng làm bất cứ công việc gì miễn lương cao được quan tâm nhất (32,5%), kế đến là công việc nào chỉ cần thời gian phù hợp mà không cần lương cao (30,0%). Trong khi đó, nhóm sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư có quan niệm khác biệt đó chính là mong muốn tìm một công việc để thực hành được kiến thức đang học ở trường mà không quan tâm đến lương (29,2%), tiếp đến là mong muốn có một công việc làm thêm đúng với ngành đang theo học mà không cần lương cao (20,8%). Điều này cũng khẳng định được rằng, yếu tố mà sinh viên xác định được những yêu cầu của thị trường lao động hiện nay là người lao động phải có kinh nghiệm trong cách tổ chức, xử lý công việc là rất cần thiết.

“Ngành này của em là cần thực hành nhiều và đòi hỏi phải sáng tạo, cho nên cần thực hành nhiều mà ngành của em tìm công việc làm thêm đúng với chuyên ngành là hết sức cần thiết nhưng không dễ tìm chút nào, cho dù em chỉ cần được thực hành mà không cần lương nhưng họ không cho vào làm vì họ sợ mình làm hao phí vật dụng và học lóm nghề của họ. Vì vậy mà em tạm thời xin vào làm bán hàng cho cửa hàng thời trang, ở đây cũng giúp em hình thành ý tưởng, nắm bắt được thị trường và gần

với thị hiếu của nhiều đối tượng khách hang khác nhau” (PV sinh viên, Thùy Linh năm thứ 3 ngành thiết kế thời trang trường ĐH Tôn Đức Thắng).

Vì vậy, sinh viên ngày nay mục đích đi làm thêm không chỉ để kiếm tiền như những quan niệm trước đây, mà mục đích đi làm thêm gồm nhiều lý do, trong đó yếu tố tích lũy kinh nghiệm vì yêu cầu của xã hội ngày nay đang được sinh viên của cả hai trường rất quan tâm. Điều này phù hợp với giả thuyết thứ tư, hầu hết sinh viên đều có mong muốn tìm một công việc làm thêm phù hợp với ngành đang theo học, không quan tâm đến thu nhập.

3.6.2. Giải pháp cho công việc làm thêm

Bảng 3.10: Giải pháp cân bằng giữa việc học và công việc làm thêm

Giải pháp giữa việc học và làm thêm

Trường

ĐH Văn Hiến ĐH Tôn ĐứcThắng

N % N %

Nhà trường giúp đỡ sinh viên tìm công việc phù hợp chuyên môn, góp phần hình thành kỹ

năng chuyên ngành 36 57,1 27 37,0

Nhà trường liên kết với trung tâm giới thiệu việc làm để sinh viên yên tâm và có nhiều lựa

chọn 2 3,2 0 0,0

Nhà trường có lịch học linh hoạt để sinh viên

làm thêm nhằm tích lũy kinh nghiệm 27 42,9 47 64,4

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017

Sinh viên trường công lập và tư thục đều cho rằng công việc làm thêm là cần thiết, nhưng đề cân bằng giữa việc học và việc làm, đồng thời để tìm một công việc làm thêm phù hợp với khả năng cũng như ngành đang theo học để sinh viên có thể thực hành những kiến thức học ở trường là một khó khăn. Nên mong muốn của sinh viên là Nhà trường cần giúp đỡ họ tìm một công việc phù hợp chuyên ngành để góp phần hình thành kỹ năng chuyên ngành. Sinh viên Hà, ĐH Văn Hiến cho rằng:

“Chúng em tự tìm công việc làm thêm phù hợp với chuyên ngành thì gặp rất nhiều khó khăn, nên nếu nhà trường quan tâm và tạo điều kiện cho chúng em vừa học mà vừa được làm thêm đúng với ngành học sẽ là cơ hội cho chúng em sau khi ra trường dễ dàng tìm được công việc làm hơn”. Đồng thời, với yếu tố mong đợi nhà

trường cần có lịch học linh hoạt để sinh viên đi làm thêm tích lũy kinh nghiệm. Hiếu, sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng cho biết thêm: “Hiện nay em đang học theo tín chỉ thì có thể đăng ký những môn học phù hợp cho mình, nhưng lịch học không cố định làm ảnh hưởng đến thời gian khi đã đăng ký đi làm thêm, học theo tín chỉ nhưng vẫn còn ít lớp để em lựa chọn”.

Sinh viên của cả hai trường đều nêu ra những giải pháp để giúp giải quyết tốt mối quan hệ giữa công việc làm thêm và học tập. Ở kết quả trên cho đã thấy, phần nào những khó khăn trong việc cân đối giữa việc học và việc làm thêm, đối với ĐH Tôn Đức Thắng tuy là sinh viên đã học theo tín chỉ nhưng vẫn còn ít phương án cho sinh viên lựa chọn thời gian học tập, như một môn học chỉ có một lớp và một thời gian nên bắt buộc sinh viên phải học mà không có sự lựa chọn. Bên cạnh đó, cả hai trường vẫn chưa hỗ trợ nhiều trong việc tìm kiếm công việc làm thêm đúng hoặc gần với ngành học cho sinh viên.

Tiểu kết Chương 3

Những vấn đề đặt ra trong Chương 3 về các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên đã được tác giả phân tích cụ thể, với tóm tắt như sau:

Thứ nhất, hai lý do phổ biến nhất khiến sinh viên đi làm thêm là có thêm thu nhập và để tích lũy kinh nghiệm cho nghề nghiệp sau này (lần lượt là 55% và 50%). Ba lý do tiếp theo có tỉ lệ tương đương nhau là tạo mối quan hệ xã hội: 47,9%, muốn có thêm nhiều trải nghiệm từ cuộc sống: 47,5% và rèn luyện kỹ năng làm việc: 47,1%. Lý do chi phí của gia đình không đáp ứng được nhu cầu học tập và sinh hoạt chiếm 38.8%. Xét về khía cạnh giới, điểm khác biệt là tỉ lệ sinh viên nữ muốn đi làm thêm để có trải nghiệm cuộc sống cao hơn đáng kể so với sinh viên nam (54,3% so với 39,6%).

Thứ hai, mức chu cấp của gia đình ít nhiều cũng có tương quan với thời gian đi làm thêm của sinh viên. Nhóm đi làm trên sáu tháng có khuynh hướng được gia đình chu cấp thấp hơn, khoảng 1-3 triệu đồng/tháng chiếm 73,4%. Còn nhóm làm thêm dưới

sáu tháng được chu cấp từ 1-trên 3 triệu đồng/tháng chiếm 80,9%. Và mức thu nhập từ công việc làm thêm như sau: nhóm ngành Kinh tế, KHXH&NV, Kỹ thuật công nghệ thì nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ có mức thu nhập từ trên 3 triệu/tháng chiếm 34,9%, còn ở mức thu nhập từ 1-2 triệu/tháng thì khối ngành Kinh tế là 38,9% và nhóm ngành KHXH&NV với mức thu nhập từ trên 3 triệu/tháng và từ 1-2 triệu/tháng là như nhau, chiếm 28,9%. Điều này cho thấy rằng, với mức thu nhập từ công việc làm thêm này đã phần nào trang trải cho việc học và sinh hoạt của sinh viên hai trường.

Thứ ba, hầu hết sinh viên trường công lập và trường tư thục, từ sinh viên năm nhất đến năm thứ tư đều cho rằng khi tham gia làm thêm họ học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Yếu tố thực hành được các kiến thức ở trường có sự khác biệt giữa nhóm sinh viên năm nhất và nhóm sinh viên năm ba và năm tư, đối với nhóm sinh viên năm nhất và năm hai ở ĐH Văn Hiến 23,3%, ĐH Tôn Đức Thắng 18,6% nhưng nhóm sinh viên năm ba và năm tư ở ĐH Văn Hiến 50,0% và ĐH Tôn Đức Thắng 54,2%. Điều này cho thấy rằng, nhóm sinh viên năm ba và năm tư có công việc làm thêm đúng và gần với ngành đang theo học hơn nhóm sinh viên năm nhất và năm thứ hai.

Thứ tư, khi lựa một công việc làm thêm cụ thể, sinh viên thường đặt tiêu chí công việc đó phải phù hợp với thời gian của mình như là ưu tiên hàng đầu, chiếm 48,8%. Điều này có thể được lý giải là vì sinh viên phải dành phần lớn hoặc một phần thời gian cố định cho việc đi học nên thời gian đi làm thêm cũng hạn hẹp và bị chi phối ít nhiều theo lịch học. Các tiêu chí tiếp theo bao gồm phù hợp với năng lực của bản thân: 32,7%, liên quan đến ngành mình đang học: 32,5% và lương cao: 27,5%.

Thứ năm, sinh viên ngày nay mục đích đi làm thêm không chỉ để kiếm tiền như những quan niệm trước đây, mà mục đích đi làm thêm gồm nhiều lý do, trong đó yếu tố tích lũy kinh nghiệm vì yêu cầu của xã hội ngày nay đang được sinh viên của cả hai trường rất quan tâm. Đồng thời, phần lớn gia đình của sinh viên cũng đồng tình cho việc đi làm thêm của sinh viên. Cho nên sinh viên của cả hai trưởng

đều cho rằng tham gia làm thêm là cần thiết: ĐH Văn Hiến là 72,5% và ĐH Tôn Đức Thắng là 81,7%.

Chương 3 cũng phát họa những yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên nói chung, ĐH Văn Hiến và ĐH Tôn Đức Thắng nói riêng với kết quả: các yếu tố chính tác động đến công việc làm thêm của sinh viên hai trường như: ý thức cá nhân; điều kiện kinh tế gia đình; môi trường học tập… Nhưng phần lớn sinh viên đi làm thêm chủ yếu là do môi trường xã hội, mà mục đích chính yếu là thị trường lao động đòi hỏi sinh viên phải đáp ứng những yêu cầu về kinh nghiệm sau khi ra trường. Chính vì vậy, sinh viên hướng đến tìm một công việc làm thêm phù hợp để nhằm tích lũy những kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và những mong đợi hầu hết là tìm được công việc phù hợp với chuyên ngành đang theo học.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đề tài nghiên cứu “Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Trường hợp nghiên cứu Đại học Văn Hiến và Đại học Tôn Đức Thắng” được triển khai trong 6 tháng (từ tháng 01 đến tháng 07/2017). Thông qua việc phân tích các dữ liệu định lượng, định tính và các tài liệu phù hợp, đề tài đã cho thấy bức tranh thực trạng và các yếu tố tác động đến công việc làm thêm của sinh viên hiện nay thông qua hai trường hợp nghiên cứu điển hình.

Làm sao để có công việc làm ngay sau khi ra trường, là tâm lý chung của hầu hết sinh viên nhất là trong bối cảnh đang dư thừa lao động như hiện nay và khi thị trường lao động có những tiêu chí và yêu cầu đối với người lao động nói chung và sinh viên mới ra trường nói riêng như các kỹ năng mềm, kỷ luật lao động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức công việc, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống và trải nghiệm của công việc đúng chuyên ngành… Tất cả những yêu cầu này cần có sự trải nghiệm thực tế. Chính vì vậy, để đáp ứng được những điều này, sinh viên nói chung và sinh viên của cả hai trường ĐH Văn Hiến và ĐH Tôn Đức Thắng quan tâm đến công việc làm thêm để có cơ hội trải nghiệm và thực hành những kiến thức đã học ở trường.

Những tiêu chí để chọn một công việc làm thêm phù hợp là làm sao để phù hợp với quỹ thời gian và quan trọng là công việc đúng với chuyên ngành đang theo học. Nhưng nhóm sinh viên năm nhất và năm hai khó tìm được công việc làm thêm đúng với chuyên ngành hơn nhóm sinh viên năm ba và năm tư vì yêu cầu của thị trường lao động từ công việc làm thêm cũng phải có kinh nghiệm nên sinh viên của cả hai trường đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc làm thêm đúng với ngành đang học.

Vì vậy, xu hướng chọn công việc làm thêm theo nhóm năm học có một sự khác biệt, nhóm sinh viên năm ba và năm tư có những lựa chọn công việc nghiêng về chuyên môn nhiều hơn so với nhóm sinh viên năm nhất và năm hai. Hầu hết

công việc sinh viên đang làm thêm đều dưới 6 tháng. Trong đó, nhóm sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư thì phần lớn đã xác định được nhu cầu của thị trường lao động nên xu hướng tìm công việc làm thêm cũng rõ ràng và mang tính chất lâu dài hơn so với nhóm sinh viên ở hai năm đầu. Nhìn chung, mỗi thời điểm sinh viên lựa chọn cho mình công việc làm thêm phù hợp với thời gian và khả năng hiện tại, điều này co thấy công việc làm thêm không có tính chất gắn bó lâu dài.

Để có được những kinh nghiệm thực tế, nên mục đích đi làm thêm của sinh viên không phải hoàn toàn phụ thuộc vào kiếm thêm thu nhập. Yếu tố được sinh viên quan tâm là tìm một công việc làm thêm phù hợp với ngành đang theo học để tích lũy kinh nghiệm và thực hành một số kỹ năng mà ở trường họ không tìm thấy, hoặc có mà rất ít. Một số sinh viên xem công việc làm thêm như là giảng đường đại học thứ hai của mình. Nhưng khi sinh viên tìm một công việc làm thêm đúng với ngành đang theo học cũng đã đòi hỏi có kinh nghiệm nên yếu tố này cũng là một trở ngại lớn đối với sinh viên muốn tìm một công việc làm thêm để tích lũy kinh nghiệm, nên trước tiên sinh viên muốn tìm một công việc làm thêm phù hợp với ngành họ đang theo học thì phải bắt đầu từ những công việc tay chân chỉ để tích lũy những kinh nghiệm ở đây không mang tính chuyên ngành mà chỉ là những kinh nghiệm mang tính xã hội như cách giao tiếp, rèn luyện tính kiên trì, tự tin… cho bản thân.

Nguồn thông tin tìm kiếm công viêc làm thêm ngày nay, khi mà công nghệ truyền thông phát triển, các kênh thông tin đa dạng. Nguồn tìm kiếm thông tin việc làm thêm của sinh viên trong mẫu nghiên cứu ở cả hai trường có sự tương đồng, chủ yếu thông qua bạn bè giới thiệu và mạng internet. Tuy nhiên, việc tìm được một công việc làm thêm phù hợp với bản thân cũng như gần với ngành mà sinh viên đang học còn rất hạn chế.

Với mức thu nhập từ công việc làm thêm của các nhóm ngành có sự khác nhau, nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ có thu nhập cao hơn nhóm ngành Kinh tế và KHXH&NV. Ngoài tiền lương, một số sinh viên cũng nhận được các phúc lợi xã hội như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các chế độ thưởng lễ, tết hay khi gia gia đình có người ốm… Nhóm sinh viên được hưởng các phúc lợi này hầu hết là đang

học năm thứ ba và thứ tư, vì họ xác định cộng tác lâu dài hơn và công việc đúng chuyên ngành hơn nhóm sinh viên năm nhất và năm hai.

Hiện nay, đa số sinh viên đều nhận thức được rằng những kiến thức có thể được trao dồi bằng nhiều cách khác nhau, và họ đã chọn cách học với thực tế, đó là đi làm thêm. Việc làm thêm hiện nay không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở thành một xu thế, gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên, bởi họ mong muốn tích luỹ nhiều kinh nghiệm hơn, học hỏi thực tế nhiều hơn. Chính vì vậy mà hầu hết sinh viên của cả hai trường đều cho rằng đi làm thêm là một việc cần thiết.

2. Khuyến nghị

Từ thực tiễn mà đề tài đã chỉ ra, chúng tôi có một số những khuyến nghị sau: Mục đích cuối cùng của các sinh viên khi ra trường là có một việc làm tốt, và điều này không chỉ phụ thuộc vào việc có bằng đại học. Điều quan trọng là sinh

Một phần của tài liệu Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 79 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w