Công việc làm thêm của sinh viên hai trường

Một phần của tài liệu Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 34 - 40)

2.2.1. Công việc sinh viên đi làm thêm theo nhóm năm học

Để tìm một công việc làm thêm phù hợp với thời gian, năng lực hiện tại của mỗi sinh viên còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong mỗi năm học, sinh viên làm những công việc khác nhau, một phần vì nhà tuyển dụng tìm sinh viên làm thêm cũng phải có kinh nghiệm, mặt khác tính chất học tập của mỗi năm học cũng khác nhau.

Một kết quả chung cho thấy xu hướng chọn công việc làm thêm theo nhóm năm học có một sự khác biệt, nhóm sinh viên năm ba và năm tư có những lựa chọn việc làm thêm nghiêng về chuyên môn nhiều hơn nhóm sinh viên năm nhất và năm hai như công việc cộng tác viên bán hàng trực tuyến, lập trình viên, thông dịch viên…

Bảng 2.1: Công việc làm thêm theo nhóm năm học

Công việc đang làm thêm

Năm học của sinh viên Sinh viên năm

nhất và năm hai

Sinh viên năm ba và năm tư

N % N %

Dạy kèm 26 21,7 18 15,4

Phụ bán cà phê 29 24,2 23 19,7

Nhân viên chăm sóc khách hàng và giới thiệu

sản phẩm 16 13,3 17 14,5

Nhân viên bán hàng 34 28,3 35 29,9

Nhân viên phục vụ quán ăn, nhà hàng, tiệc cưới 23 19,7 22 18,3

Cộng tác viên viết bài 9 7,7 10 8,3

Thông dịch viên 3 2,5 9 7,7

Cộng tác viên bán hàng online 3 2,6 10 8,3

Thiết kế website 2 1,7 3 2,5

Sửa chữa máy tính 2 1,7 2 1,7

Tự do kinh doanh trực tiếp, online 5 4,2 9 7,7

Nghệ thuật sân khấu, điện ảnh, hội họa 2 1,7 4 3,4

Thiết kế 2 1,7 3 2,6

Du lịch 1 0,8 1 0,9

Nhập, số hóa dữ liệu 0 0 4 3,4

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017

Có một điểm chung là khi chọn công việc làm thêm, sinh viên hai trường từ năm nhất đến năm tư chủ yếu chọn công việc làm nhân viên bán hàng 29,1%, trong đó sự chênh lệch của nhóm sinh viên năm nhất và năm hai so với nhóm sinh viên năm ba và năm tư không đáng kể. “Em và các bạn thích được trải nghiệm với công việc bán hàng vì công việc này tạo cho em tính năng động, có cơ hội tiếp xúc với nhiều người là cơ hội để tạo khả năng giao tiếp, mỗi ngày được xử lý nhiều tình huống khác nhau, lương tính theo doanh số bán được nên em rất thích công việc này” (PV, sinh viên Thiện khoa Quản trị kinh doanh trường ĐH Văn Hiến). Cũng như Thanh sinh viên ngành xã hội học trường ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng:

“Khi là sinh viên năm nhất đến năm thứ hai em đi dạy kèm nhưng công việc mỗi ngày đều như vậy nên em chán, đến năm thứ ba em đi bán quán cà phê cũng vài nơi nhưng cũng hơi phức tạp, đến giờ em đi bán hàng cho thế giới di động được 6 tháng rồi, em thích công việc này nó tạo cho em tính kiên nhẫn, cách thuyết phục, kỹ năng nhanh nhẹn và bây giờ em có thể ứng biến tốt trong mọi tình huống”.

Mỗi thời điểm sinh viên lựa chọn cho mình công việc làm thêm phù hợp với thời gian và khả năng hiện tại. Vì vậy mà công việc làm thêm không có tính chất gắn bó lâu dài.

2.2.2. Công việc làm thêm theo nhóm ngành học

Bảng 2.2: Công việc làm thêm theo ngành học

Công việc đang làm

Nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ Khoa học XH&NV Kinh tế N % N % N % Dạy kèm 11 17,5 27 22,3 6 11,3 Phụ bán cà phê 17 27,0 21 17,4 14 26,4

Nhân viên chăm sóc khách hàng

và giới thiệu sản phẩm 7 11,1 5 9,4 21 17,4

Nhân viên bán hàng 10 15,9 23 29,8 36 43,4

Nhân viên phục vụ quán ăn,

nhà hàng, tiệc cưới 5 7,9 29 24,0 11 20,8

Cộng tác viên viết bài 4 6,3 12 9,9 3 5,7

Thông dịch viên 1 1,6 9 7,4 2 3,8

Cộng tác viên bán hàng online 4 6,3 7 5,8 2 3,8

Quản trị mạng 3 4,8 2 1,7 0 0,0

Lập trình viên 3 4,8 1 0,8 1 1,9

Thiết kế website 4 6,3 0 0,0 1 1,9

Sửa chữa máy tính 2 3,2 1 0,8 1 1,9

Tự do kinh doanh trực tiếp, online 4 6,3 9 7,4 1 1,9

Nghệ thuật sân khấu, điện ảnh, hội họa 2 3,2 4 3,3 0 0,0

Thiết kế - PR 2 3,2 2 1,7 1 1,9

Du lịch 0 0,0 2 1,7 0 0,0

Nhập, số hóa dữ liệu 1 1,6 2 1,7 1 1,9

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của đề tài năm 2017

Trong ba nhóm ngành học gồm Kỹ thuật công nghệ, Khoa học xã hội và Nhân văn, Kinh tế của hai trường ĐH Văn Hiến và ĐH Tôn Đức Thắng, sinh viên đã có những lựa chọn công việc làm thêm tương đối gần với nhóm ngành họ đang theo học. Sinh viên nhóm ngành Kinh tế làm nhân viên chăm sóc khách hàng chiếm 43,4%. Sinh viên khối ngành Kỹ thuật công nghệ vì tính chất công việc đặc thù nên số ít tìm được công việc làm thêm gần với chuyên ngành như công việc lập trình

viên, thiết kế website, sửa chữa máy tính… Điều này phù hợp với giả thuyết thứ hai, sinh viên khối ngành kỹ thuật công nghệ khó tìm thấy công việc làm thêm đúng ngành đang theo học hơn khối ngành Kinh tế và khối ngành Khoa học xã hội và Nhân văn. Sinh viên Nhân, năm thứ ba ngành Công nghệ thông tin ĐH Văn Hiến cho biết: “Em học ngành công nghệ thông tin khó để tìm một công việc đúng với ngành đang theo học, khi em học năm nhất em đã xác định tìm một công việc phù hợp với ngành học vì em đọc các thông tin tuyển dụng lúc nào cũng thấy yêu cầu ít nhất hai năm kinh nghiệm, nhưng hầu như các thông tin tuyển dụng sinh viên làm thêm chỉ là những công việc bán quán cà phê, phục vụ bàn ở nhà hàng tiệc cưới… và đến giờ em đành chấp nhận làm phục vụ quán cà phê để rèn kỹ năng làm việc nhóm, tính kiên nhẫn để gọi là có chút vốn luyến trải nghiệm”. Đối với khối ngành KHXH&NV, sinh viên cũng có những công việc làm thêm gần với ngành mình đang học như dạy kèm chiếm 22,3%. Ba nhóm ngành trên đều có một điểm chung là phần lớn sinh viên chọn công việc nhân viên bán hàng để tích lũy những kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống… Theo thông tin từ Hòa, sinh viên năm thứ ba ĐH Văn Hiến “Em thích công việc bán hàng vì mỗi ngày em được học hỏi và tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm từ cách giao tiếp với rất nhiều khách hàng khác nhau, xử lý tình huống… Tuy không gần với ngành em đang học nhưng cũng giúp em rất nhiều để em hoàn thiện bản thân và em đã tự tin hơn trong giao tiếp”.

Những yêu cầu của thị trường lao động như hiện nay đòi hỏi sinh viên phải tự tích lũy cho mình những kinh nghiệm nhất định như cách làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống. Tất cả những điều này cần có những trải nghiệm từ thực tế. Vì vậy, phần lớn sinh viên tìm kiếm cho mình một công việc làm thêm để tích lũy những kỹ năng và phù hợp với ngành họ đang theo học là một điều tất yếu.

Theo tổ chức Chronicle of Higher Education, điều mà nhà tuyển dụng cần là kinh nghiệm bên ngoài kiến thức học thuật như thực tập, việc làm thêm, tình nguyện và các hoạt động ngoại khoá khác. Dưới đây là xếp hạng những kinh nghiệm và kỹ năng mà các nhà tuyển dụng cần nhất ở một sinh viên mới tốt nghiệp đại học.

Biểu đồ: Yêu cầu của nhà tuyển dụng với sinh viên mới tốt nghiệp

Giáo sư đồng thời là tác giả của nhiều bài báo Peter Cappelli cho biết: “Khi tuyển dụng một ứng viên vừa tốt ngiệp đại học, những kiến thức trong trường lớp không phải là mối quan tâm hàng đầu của các nhà tuyển dụng. Ngược lại, kinh nghiệm làm thêm, thực tập được đánh giá cao hơn rất nhiều, ngay cả khi ứng viên chưa từng đảm nhiệm công việc toàn thời gian chính thức nào” [46].

Trên thực tế, những năm trước đây nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên cho những sinh viên tốt nghiệp thuộc trường nào, điểm số ra sao. Nhưng với xu hướng như hiện nay thì yếu tố thực tập và làm thêm là điều kiện quan trọng nhất đối với nhà tuyển dụng. Ông Vinh - giám đốc Công ty du lịch Kim Phong cho biết: “Tôi vẫn tạo điều kiện cho những sinh viên mới ra trường, tuy nhiên điều cần đầu tiên là cách các bạn giao tiếp và xử lý tình huống như thế nào vì chuyên môn các bạn có thể tự bồi dưỡng thêm khi làm việc thực tế, và tôi thường ấn tượng với những hồ sơ có những trải nghiệm công việc làm thêm khi các bạn còn là sinh viên. Điều này cho thấy rằng các bạn phần nào có ý thức trong công việc”.

Với xu hướng cần những trải nghiệm thực tế của thị trường lao động, sinh viên đã tự tìm hướng đi để tích lũy những kinh nghiệm mà bắt đầu hầu hết là tìm một công việc làm thêm phù hợp với khả năng và ngành đang học.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w