Nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu 1486_235919 (Trang 25)

2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế

Một trong những yếu tố khá phổ biến dẫn đến RRTD là xuất phát từ việc người vay gặp phải những thay đổi khó lường của môi trường kinh doanh, ảnh hưởng của chu kì kinh tế. Chu kì kinh tế là sự biến động lên xuống của các hoạt động kinh tế gây ra bởi các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế. Thông thường, chu kì kinh tế được đo lường bằng cách xem xét sự biến động của tăng trưởng GDP thực (hay còn gọi là tăng trưởng kinh tế) xoay quanh xu hướng dài hạn của chính nó.

Khi nền kinh tế có đà tăng trưởng nhanh, các doanh nghiệp, cá nhân để mở rộng sản xuất kinh doanh, đây là giai đoạn các ngân hàng áp dụng chính sách tăng trưởng quy mô dư nợ. Mặt khác, khi các doanh nghiệp phát triển tốt, GDP tăng trưởng nhanh, thu nhập của người lao động cũng sẽ tăng theo. Phần thu nhập tăng thêm họ sẽ gửi tiết kiệm vào ngân hàng để kiếm lời và tích lũy dần mua sắm theo tài sản. Có thêm thu nhập, nhu cầu tiêu dùng cá nhân tăng lên, khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra sẽ lớn hơn, sẽ tác động trợ lại đến việc mở rộng sản xuất, tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng khi nền kinh tế bước vào chu kỳ suy thoái, ngân hàng cần áp dụng chính sách thu hẹp quy mô để giảm thiểu rủi ro. Vì thế, có thể nói rằng, tốc dộ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng không hề nhỏ tới hoạt động quản trị RRTD trong ngân hàng.

2.2.1.2. Lạm phát

Một môi trường kinh tế có lạm phát, theo nguyên tắc lãi suất thực bằng lãi suất danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát, buộc các NHTM phải tăng lãi suất huy động và cho vay. Tức là, khi lạm phát tăng cao dẫn đến hệ quả kéo theo là lãi suất tăng lên, thị trường mua bán bị giảm sút do giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao so với giá trị thực, thu nhập của doanh nghiệp và hộ kinh doanh vay vốn giảm, các khoản vay có vấn đề tăng. Ngược lại, khi lạm phát được kiểm soát, giá cả thị trường hàng hóa ở mức hợp lý. Doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân dễ dàng hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ vay của mình làm nợ xấu giảm xuống (Fofack & Hippolyte, 2005).

Tác động của lạm phát đến RRTD còn thể hiện qua công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng Trung ương. Khi lạm phát cao, ngân hàng Trung ương nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay và khả năng thanh toán của ngân hàng bị thu hẹp (do hệ số nhân tiền tệ giảm), khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm dẫn đến lãi suất tăng, bao gồm lãi suất vay. Điều này có thể làm tăng áp lực thanh toán nợ của những khách hàng vay hiện tại cũng như khả năng xảy ra RRTD tăng cao hơn. Ngược lại nếu lạm phát hạ thấp, ngân hàng Trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tăng khả năng tạo tiền, cung về tín dụng cũng tăng lên và lãi suất vay lúc này giảm. Khách hàng không bị áp lực số tiền lãi thanh toán cho ngân hàng, xác suất xảy ra RRTD

giảm.

2.2.1.3. Lãi suất danh nghĩa

Lãi suất danh nghĩa là lợi tức trả cho tiết kiệm và chi phí của tiền vay, nhưng chưa điều chỉnh để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát. Quan điểm tiêu chuẩn là lạm phát dự kiến sẽ quyết định lãi suất danh nghĩa. Lãi suất thực được đặt đặt ra bởi các lực lượng kinh tế cơ bản trong thực tế. Lãi suất danh nghĩa bằng với lãi suất thực cộng với mức lạm phát dự kiến. Bất kỳ sự gia tăng lãi suất nào cũng sẽ làm tăng chi phí tài trợ cho các khoản nợ, và thâm hụt ngân sách sẽ tăng cao hơn. Giữ lạm phát dự kiến thấp là rất quan trọng để ngăn chặn lãi suất cao hơn và thâm hụt ngân sách lớn hơn khi chính phủ đang bị thâm hụt. Hiệu ứng Fisher là một lý thuyết kinh tế được tạo ra bởi nhà kinh tế Irving Fisher mô tả mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa. Tác động của Fisher nói rằng lãi suất thực bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát dự kiến. Do đó, lãi suất thực giảm khi lạm phát tăng lên, trừ khi lãi suất danh nghĩa tăng cùng mức với lạm phát.

2.2.1.4. Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội. Một tỷ lệ thất nghiệp vừa phải sẽ giúp cả người lao động và chủ sử dụng lao động. Người lao động có thể tìm những cơ hội việc khác phù hợp với khả năng, mong muốn và điều kiện cư trú. Kinh tế suy thoái, sản xuất đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng dẫn đến tình trạng mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp, RRTD gia tăng. Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp và các cá nhân. Ngân hàng gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nghiệp thiếu vốn sẽ có thiên hướng tiết giảm chi phí lao động dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn. Ngược lại, trong giai đoạn bùng nổ kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp được cải thiện đáng kể, tín dụng tăng trưởng mạnh, nợ xấu có xu hướng giảm.

2.2.1.5. Tỷ giá hối đoái

Khi nền kinh tế ổn định, các doanh nghiệp thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu đang vay ngoại tệ tại các NHTM sẽ được hưởng nhiều lợi ích vì có thể vay lãi suất

thấp để thực hiện hợp đồng hoặc bán ngoại tệ thu về đồng nội tệ, thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh với lãi suất vay rẻ hơn ít nhất 50% so với việc vay đồng nội tệ. Tuy nhiên, khi nền kinh tế xảy ra biến động thì tỷ giá biến động theo, các doanh nghiệp vay lúc này đứng trước rủi ro lớn về việc trả nợ ngoại tệ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán nợ của các doanh nghiệp trên bởi vì nếu giá đồng ngoại tệ đột ngột tăng cao, doanh nghiệp phải vay nhiều hơn dẫn đến gia tăng chi phí tài chính cũng như là tăng khả năng vỡ nợ của chủ thể kinh tế. Vì vậy, có thể nói rằng, tỷ giá hối doái cũng là một trong nhưng nhân tố tác động đến RRTD của ngân hàng.

2.2.2. Các yếu tố thuộc về ngân hàng

Ngoài những yếu tố từ môi trường kinh tế vĩ mô thì rủi ro tín dụng cũng có thể hình thành bởi các yếu tố thuộc về đặc điểm ngân hàng. Trong đó, hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thường bị ảnh hưởng và chịu tổn thất không nhỏ bởi nhân tố tăng trưởng tín dụng. Việc mong muốn tăng trưởng tín dụng cao và nhanh tại một số ngân hàng đã gây ra sự sụt giảm chất lượng của các khoản cấp tín dụng, điều này có nghĩa là chính sách cho vay bị nới lỏng, việc đánh giá, thẩm định được thực hiện một cách qua loa, không chính xác và khách quan dẫn đến khả năng xảy ra tình trạng rủi ro tín dụng cao hơn.

Bên cạnh đó, căn cứ vào cách tính RRTD do Basel đề xuất, khi các ngân hàng gia tăng tăng trưởng tín dụng bằng các khoản vay tốt (có hệ số rủi ro thấp) sẽ góp phần làm giảm RRTD trong hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, tùy thuộc vào nguyên nhân của sự tăng trưởng tín dụng mà RRTD có thể gia tăng hoặc giảm thiểu trong quá trình thực hiện cấp tín dụng tại các ngân hàng.

Khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến RRTD thì quy mô ngân hàng cũng là một trong những nhân tố nội tại thường được quan tâm và sử dụng. Về mặt lý thuyết, các ngân hàng với quy mô lớn thường tận dụng triệt để và phối hợp các mảnh kinh doanh ngân hàng khác nhau nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân tán rủi ro nhằm giữ mức RRTD ở mức thấp nhất có thể. Ngược lại, các ngân hàng quy mô nhỏ hơn thường khó khăn trong việc phân tán rủi ro do danh mục đầu tư kém phong phú nên mức độ RRTD cũng cao hơn hẳn.

Ngoài ra, khi đề cập đến những yếu tố đặc điểm ngân hàng tác động đến RRTD thì còn các yếu tố khác như cơ chế kiểm soát RRTD, cơ chế đánh giá rủi ro, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiêp của cán bộ tín dụng.

2.2.3. Các yếu tố thuộc về khách hàng2.2.3.1. Yếu tố tài chính 2.2.3.1. Yếu tố tài chính

Tiềm lực tài chính

Tiềm lực tài chính của khách hàng là một trong số điều kiện tiên quyết giúp ngân hàng đánh giá và phân tích rủi ro liên quan các khoản cấp tín dụng. Tiềm lực tài chính là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của khách hàng thông qua khối lượng nguồn vốn mà họ có thể huy động vào hoạt động kinh doanh. Với một nguồn tài chính vững chắc thì mức độ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng là không đáng kể, tuy nhiên việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đúng hạn sẽ khó khả thi đối với trường hợp khách hàng có tiềm lực tài chính bấp bênh. Sự thay đổi trạng thái thanh khoản của khách luôn là vấn đề nhạy cảm tại các ngân hàng khi các khoản nợ phải chuyển đổi thành tiền của các tài sản lưu động. Những rủi ro tác động đến loại tài sản này sẽ làm giảm khả năng thanh khoản của khách hàng khiến ngân hàng phải sử dụng một loại tài sản khác thường là tài sản đảm bảo bằng bất động sản (khả năng thanh khoản kém hơn) của khách để thu hồi vốn. Quá trình này thường mất nhiều thời gian và tốn kém với kết quả không chắc chắn. Tuy vậy, bên cạnh những doanh nghiệp được đánh giá tốt về tình hình tài chính, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh thì vẫn tồn tại một số các doanh nghiệp có tình hình tài chính kém bền vững, hoạt động kinh doanh không tốt và khả năng phân tích cũng như dự báo thị trường yếu vẫn được ngân hàng cấp tín dụng. Chính vì vậy, tiềm lực tài chính có ảnh hưởng mật thiết đến khả năng trả nợ của khách hàng cũng như là mức độ RRTD của ngân hàng.

Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, quy mô nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ bé, cơ cấu tài chính thiếu cân đối là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Công tác quản lý tài chính kế toán còn tùy tiện, thiếu đồng bộ, mang tính đối phó, làm cho thông tin ngân hàng có được không chính xác, chỉ mang tính chất hình thức. Do đó, khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính

của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và sai lệch quá nhiều, rủi ro xảy ra là lẽ đương nhiên. (Nguyễn Đăng Dờn, 2012).

Sử dụng vốn vay:

Các ngân hàng luôn chú trọng đánh giá mục đích sử dụng vốn vay để làm cơ sở xem xét cấp tín dụng cho khách hàng. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho các khoản vay được sử dụng đúng với mục đích đã cam kết nó nhằm đảm bảo khả năng trả nợ. Thông qua việc nhận định đúng mục đích vay và phương án vay của khách, ngân hàng có thể dự trù các rủi ro có khả năng gặp phải và tìm các phương án khắc phục phù hợp. Vì thế, nếu khách hàng sử dụng đúng mục đích sử dụng vốn vay thì đồng nghĩa với khả năng thanh toán nợ đúng hạn đã được đảm bảo. Ngược lại, khi vốn giải ngân sử dụng vào mục đích khác không đúng với phương án đã thỏa thuận với ngân hàng thì những rủi ro phát sinh thường vượt ngoài những phương án dự phòng từ trước và khả năng trả nợ cũng không được đảm bảo.

2.2.3.2. Yếu tố phi tài chính

Đạo đức, uy tín của khách hàng:

Vấn đề đạo đức là yếu tố phi tài chính quan trọng nhất có ảnh hưởng không hề nhỏ đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng và hơn hết yếu tố đạo đức cũng là một phần nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ngân hàng. Bằng những thủ đoạn tinh vi của mình, người vay từng bước chiếm lấy sự tín nhiệm từ ngân hàng nhằm thực hiện hành vi chiếm dụng vốn của ngân hàng thông qua việc làm giả hồ sơ, chứng từ chứng minh tài chính, làm giả con dấu hoặc giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo. Ngân hàng sẽ rất khó phát hiện nếu khách hàng cố tình gian lận, lừa đảo, đặc biệt đối với một số ngân hàng quy mô nhỏ, tính chặt chẽ của quy trình tín dụng chưa cao, trình độ thẩm định của cán bộ nhân viên chưa chuyên nghiệp. Trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo để được cấp tín dụng với mục đích sử dụng vốn sai không nhiều tuy nhiên khi vụ việc được phát hiện thì tổn thất của nó luôn hết sức nặng nề và nghiêm trọng làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cán bộ nhân viên cũng như ngân hàng.

Năng lực quản trị cũng như khả năng kinh doanh là nhân tố có ảnh hưởng vô cùng lớn đến năng lực trả nợ của người vay, đặt biệt là khách hàng doanh nghiệp. Khi thị trường có nhiều biến động sẽ tác động trực tiếp đến nguồn cung – cầu của nền kinh tế dẫn đến sự thay đổi về giá của nguyên liệu, sự biến thiên của chu kỳ kinh tế. Nếu môi trường biến động xấu sẽ khiến hoạt động kinh doanh bị hạn chế, hàng hóa bị ứ đọng, những doanh nghiệp có trình độ năng lực quản trị cao sẽ biết cách linh hoạt chuyển đổi phương cách hoạt động phù hợp, tối thiểu hóa tổn thất từ đó khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp vẫn được đảm bảo. Ngân hàng thường có đánh giá tích cực khi quyết định cấp tín dụng đối với những khách hàng có nhiều kinh nghiệm cùng mạng lưới khách hàng vững chắc và các mối quan hệ lâu dài trong ngành. Khách hàng càng non trẻ kinh nghiệm trong ngành thì càng dễ gặp rủi ro hơn so với những khách hàng hoạt động lâu năm dựa trên những lý do cơ bản được phân tích trên. Chính vì thế, yếu tố năng lực quản trị, kinh nghiệm kinh doanh cũng được xem là một điểm sáng góp phần giúp ngân hàng có thêm nền tảng đánh giá khách hàng cũng như dự phòng các trường hợp rủi ro xuất phát từ phía người vay.

Uy tín, lịch sử trả nợ:

Uy tín của khách hàng đối với ngân hàng có được đánh giá cao hay không được thể hiện thông qua lịch sử trả nợ trong quá khứ. Xem xét lịch sử thanh toán gốc lãi của khách hàng, ngân hàng phần nào nắm được tình hình tài chính và thiện chí trả nợ của khách hàng từ đó đưa ra quyết định cấp tín dụng hay không.

2.3. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015), áp dụng phương pháp tiếp cận dữ liệu bảng động để xem xét các yếu tố quyết định các khoản nợ xấu (NPL) của các NHTM trong nền kinh tế thị trường, đại diện là Pháp, so với nền kinh tế dựa vào ngân hàng, đại diện là Đức, trong giai đoạn 2005–2011. Nghiên cứu được thúc đẩy bởi giả thuyết rằng các biến số kinh tế vĩ mô và các biến cụ thể của ngân hàng có ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay và những ảnh hưởng này khác nhau giữa các hệ thống ngân hàng khác nhau. Câu hỏi chính được thảo luận là yếu tố quyết định rủi ro tín dụng

nào là quan trọng đối với cả hai quốc gia. Kết quả chỉ ra rằng ngoại trừ tỷ lệ lạm phát, tập hợp các biến kinh tế vĩ mô được sử dụng trong bài báo ảnh hưởng đến nợ xấu của cả hai nền kinh tế. Kết quả giải thích là do cả hai nền kinh tế đều thuộc cùng một khu vực đồng euro. Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện ra rằng so với Đức, nền kinh tế Pháp nhạy cảm hơn với các yếu tố quyết định cụ thể của ngân

Một phần của tài liệu 1486_235919 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w