Đối với ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1486_235919 (Trang 77 - 78)

Để giảm thiểu RRTD trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN như sau: việc đầu tiên là cần sớm ban hành những quy định chi tiết về cách công bố thông tin, cách trình bày báo cáo tài chính của các NHTM một cách nhất quán về tỷ lệ nợ xấu. Việc quy định này không chỉ cung cấp cho các NHNN có cái nhìn nhìn tổng quan về thực trạng quản lý và kiểm soát nợ xấu của các NHTM Việt Nam hiện nay cũng như giúp NHNN chủ động trong việc giám sát và đề ra những giải pháp phù hợp mà còn cung cấp những thông tin trực quan và minh bạch về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho các nhà đầu tư, cổ đông và đối tượng khách hàng.

Kiểm soát sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu luôn là vấn đề nan giải đối với các nhà quản trị ngân hàng bởi vì nợ xấu vốn rất nhạy cảm với những biến động của kinh tế thị trường đồng thời có tác động trực tiếp đến các yếu tố kinh tế vĩ mô từ đó chi phối sự lưu thông các dòng vốn tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Vì vậy, Chính phủ và NHNN phải có biện pháp giải quyết triệt để vấn đề này mới mong nền kinh tế trở về trạng thái ổn định. NHNN cần giám sát hoạt động của các NHTM, đặc biệt ở những thời điểm tăng trưởng của nền kinh tế thì việc tuân thủ chặt chẽ các quy định về phân

loại nợ, trích lập dự phòng, điều kiện và đối tượng cho vay, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu… là cần thiết nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng và an toàn cho hoạt động kinh doanh của các NHTM nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung. Cần rà soát mức vốn tối thiếu của các NHTM, có biện pháp cứng rắn để giải quyết triệt để các ngân hàng yếu kém, theo dõi và giám sát hoạt động của các ngân hàng lớn để đảm bảo rằng các ngân hàng này hoạt động theo đúng chuẩn mực và đúng quy định nhằm tránh các nguy cơ đổ vỡ hệ thống có thể xảy ra. Các cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng cần có những biện pháp giám sát việc tăng vốn của NHTM, đảm bảo các NHTM tăng vốn dựa trên năng lực thực sự.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM thực hiện tốt công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, NHNN cần chỉ đạo các Vụ, Cục có liên quan tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. NHNN cần đưa ra những quy định hay các yêu cầu cụ thể khi các NHTM muốn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng cạnh tranh nhau mở rộng mạng lưới để thu hút nguồn khách hàng tiềm năng trong khi không đảm bảo đủ nguồn lực quản lý và kiểm soát.

Các cơ chế, chính sách của NHNN phải được điều chỉnh phù hợp với những cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng và phải tương đối ổn định để các NHTM chủ động và tiên liệu trước những rủi ro có thể phát sinh khi thay đổi chính sách. Mặt khác, thông qua chức năng vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết khắc phục những khuyết tật của thị trường theo hướng tạo môi trường lành mạnh cho các ngân hàng hoạt động theo luật. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát các NHTM trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ của Chính phủ cũng như tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM, từ đó có thể sớm phát hiện các sai sót để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục kịp thời.

Một phần của tài liệu 1486_235919 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w