Tác giả Đối tượng
nghiên cứu
Biến Mô hình
sử dụng
Kết quả tác động
Hasna Chaibi Các yếu tố tác động - Biến phụ thuộc: dự Dynamic Các biến kinh tế vĩ và Zied Ftiti RRTD: bằng chứng phòng RRTD. Panel Data mô được sử dụng (2015) nghiên cứu các quốc - Biến độc lập: tỷ lệ lạm đều ảnh hưởng đến
gia với các NHTM phát, GDP, lãi suất, thất tỷ lệ nợ xấu. (2005-2011) nghiệp, tỷ giá, hiệu quả,
đòn bẩy, quy mô, lợi nhuận, dự phòng RRTD.
Castro (2013) Các biến kinh tế vĩ mô - Biến phụ thuộc: Mô hình RRTD bị ảnh vfa RRTD của 5 ngân RRTD OLS, REM hưởng đáng kể bởi hàng Châu Âu (Hy - Biến độc lập: tăng và FEM. các biến kinh tế vĩ Lạp, Ireland, Bồ Đào trưởng GDP, chỉ số giá mô.
Nha, Tây Ban Nha và nhà ở, tỷ lệ thất nghiệp, RRTD cũng gia Ý) (1997-2011) lãi suất, tăng trưởng tín tăng đáng kể trong dụng, tỷ giá hối đoái giai đoạn khủng
thực. hoảng gần đây.
Salas và Các biến kinh tế vĩ mô - Biến phụ thuộc: nợ có Dữ liệu Quy mô tác động Saurina và vi mô đến nợ xấu vấn đề bảng với ngược chiều với (2002) của NH Tây Ban Nha - Biến độc lập: tăng FEM, RRTD, tăng trưởng (1985-1997) trưởng GDP, hiệu quả REM. tín dụng tác động
NH, quy mô, tỷ lệ thu cùng chiều với nhập cận biên, tỷ lệ đòn RRTD, tăng trưởng bẩy, chỉ số sức mạnh thị GDP tác động
trường. ngược chiều đến nợ
Zribi và Boujelbene (2011)
Xem xét biến kinh tế vĩ mô vfa vi mô có khả năng kiểm soát RRTD của 10 NHTM Tunisia (1995-2008)
- Biến phụ thuộc: RRTD - Biến độc lập: cơ cấu sở
hữu, các quy định bảo đảm an toàn vốn, lợi nhuận, GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất.
Dữ liệu bảng và REM, FEM.
Cơ cấu sở hữu, lợi nhuận và các chỉ số kinh tế vĩ mô (tăng trưởng nhanh chóng của GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất ảnh hưởng đến RRTD. Louzis và cộng sự (2012) Các yếu tố kinh tế vĩ mô và các biến trong NH ảnh hưởng đến nợ xấu trong hệ thống NH Hy Lạp (2003- 2009) - Biến phụ thuộc: tỷ lệ nợ xấu - Biến độc lập: tăng trưởng GDP thực tế, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất và nợ công, ROE, tỷ lệ thanh khoản, tỷ số phi hiệu quả, quy mô NH.
Dynamic Panel Data, GMM.
Các khoản vay có vấn đề do các biến kinh tế vĩ mô (tăng trưởng GDP thực tế, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất và nợ công). Ahlem Selma Mesai và Fathi Jouini (2013)
Nghiên cứu yếu tố tác động đến nợ xấu của 85 ngân hàng trong ba nước (Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha) (2004-
2008)
- Biến phụ thuộc: tỷ lệ nợ xấu
- Biến độc lập: GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, tăng trưởng dư nợ tín dụng, dự phòng RRTD. Dữ liệu bảng, FEM và REM. Tốc độ tăng trưởng của GDP, ROA tác động tiêu cực với nợ xấu, thất nghiệp và lãi suất tác động với nợ xấu. Marijana Curak, Sandra Pepur và Klime Poposki (2013)
Nghiên cứu các yếu tố quyết định nợ xấu trong hệ thống NH Đông Nam Châu Âu (2003-2010)
- Biến phụ thuộc: tỷ lệ nợ xấu
- Biến độc lập: GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, tăng trưởng dư nợ tín dụng, ROA, lạm phát. Dữ liệu bảng 69 NH tại 10 quốc gia, GMM. Có mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô NH và tỷ lệ nợ xấu.
Lê Văn Chi và Hoàng Trung Lai
Nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô và nội tại ngân hàng tác động tới - Biến phụ thuộc: tỷ lệ nợ xấu - Biến độc lập: tỷ lệ an Dữ liệu bảng 13 NHTM và Tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn
(2014) RRTD (2007-2013) toàn vốn tối thiểu, dư nợ tín dụng bất động sản, lãi suất cho vay danh nghĩa, GDP, giá trị tổng tài sản và tỷ lệ trên tổng
tài sản.
FEM. tối thiểu, dư nợ tín dụng bất động sản, lãi suất cho vay danh nghĩa và GDP. Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD tại 155 quỹ tín dụng nhân dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (2010-2012)
- Biến phụ thuộc: RRTD - Biến độc lập: ROA,
quy mô tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn tối thiểu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát.
Dữ liệu bảng, FEM và REM.
ROA, quy mô, tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng kinh tế có quan hệ tiêu cực với tỷ lệ nợ xấu. Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm (2014) Xem xét tác động vĩ mô lên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại VN (2006- 2013) - Biến phụ thuộc: tỷ lệ nợ xấu - Biến độc lập: tăng trưởng GDP, tăng trưởng tín dụng, lãi suất cơ bản.
Mô hình
FEM và
OLS.
Tồn tại mối tương quan âm giữa tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng GDP với độ trễ là hai Quý. Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu NHTM Việt Nam (2005-2011) - Biến phụ thuộc: tỷ lệ nợ xấu - Biến độc lập: GDP, lạm phát, tăng trưởng tín dụng, quy mô NH Dữ liệu bảng, REM, FEM, GMM. Lạm phát, tăng trưởng GDP tác động đến nợ xấu. Nợ xấu có ảnh hưởng năm tiếp theo. Quy mô có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu. Nguyễn Quốc
Anh và
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến RRTD - Biến phụ thuộc: tỷ lệ nợ xấu Dữ liệu bảng 26 Dự phòng RRTD, đòn bẩy, lợi nhuận,
Nguyễn Hữu Thạch (2015) của các NHTM (2005- 2013) - Biến độc lập: dự phòng RRTD, kém hiệu quả, đòn bẩy, khả năng thanh toán, thu nhập ngoài lãi, quy mô, lợi nhuận, lạm phát, tăng trưởng GDP, lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ giá hối đoái. NHTM, OLS, FEM, Rem và GMM. tăng trưởng GDP tìm thấy mối quan nghịch biến với tỷ lệ nợ xấu, trong khi đó, biến kém hiệu quả, thu nhập ngoài lãi, quy mô, lạm phát, lãi suất có mối quan hệ đồng biến với tỷ lệ nợ xấu và biến tỷ giá hối đoái không có ý nghĩa thống kê. Phạm Dương Phương Thảo và Nguyễn Linh Đan (2018) Nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc điểm NHTM (2005-2016) - Biến phụ thuộc: tỷ lệ nợ xấu - Biến độc lập: dự phòng RRTD, chi phí hoạt động, đòn bẩy, thu nhập phi lãi, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô, GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá. Dữ liệu bảng 27 NHTM và GMM. Các biến số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014)
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM (2009- 2012) - Biến phụ thuộc: dự phòng RRTD - Biến độc lập: tăng trưởng TD, quy mô NH, tăng trưởng GDP. Mô hình GMM với dữ liệu bảng 26 NHTM. RRTD, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ tăng trưởng GDP độ trễ một năm tác động đến RRTD.
2.3.3. Khoảng trống trong nghiên cứu
Thông qua quá trình khảo lược các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy vẫn tồn tại khoảng trống nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng. Do đó, việc lấp đầy những khoảng trống này sẽ làm gia tăng ý nghĩa thực tiễn của luận văn này.
Đối với các nghiên cứu ở nước ngoài, các tác giả đều sử dụng các biến kinh tế vĩ mô kết hợp với các biến nội tại ngân hàng để làm biến độc lập cho đề tài nghiên cứu. Mặc dù, chọn biến nợ xấu làm biến đại diện cho RRTD nhưng trong một số nghiên cứu các dữ liệu tổng hợp thường không luôn luôn có sẵn (Castro, 2013), nhiều tác giả mong muốn làm rõ bài nghiên cứu của mình với ý định xét thêm các nhân tố khác nhưng không đủ dữ liệu để kiểm tra các giả thuyết như bổ sung mối quan hệ nhân quả giữa biến nợ xấu với từng loại cho vay cụ thể (Marijana Curak, Sandra Pepur và Klime Poposki, 2013), thêm biến khủng hoảng kinh tế để làm rõ ảnh hưởng đến nợ xấu ngân hàng (Louzis và cộng sự, 2012) hay đo lường các cú sốc kinh tế vĩ mô với nợ xấu, sau đó đo lường khả năng phục hồi của ngân hàng trước các cú sốc (Ahlem, 2013).
Đối với các nghiên cứu trong nước, đa số các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích tác động của các yếu tố đến RRTD chưa giải thích được tác động của một vài nhân tố đối với tỷ lệ nợ xấu như không chứng minh được mối liên hệ với tỷ lệ lạm phát (Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép, 2015), chưa đánh giá động của các nhân tố khác lên tỷ lệ nợ xấu ngân hàng, ngoài tốc độ tăng trưởng GDP (Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm, 2014), các biến vĩ mô như lạm phát, tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp cũng có những tác động đến RRTD của các NHTM Việt Nam, tuy nhiên chưa tìm được ý nghĩa thống kê cho các biến số vĩ mô này (Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch, 2015) hay không có cơ sở để đề xuất các biện pháp cụ thể để cải thiện tình hình rủi ro tín dụng của các ngân hàng (Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014).
Như vậy, luận văn này cần được thực hiện để có cái nhìn tổng quát cũng như tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và các biến
nội tại ngân hàng cụ thể đến RRTD của NHTM. Ngoài ra, việc xác định mức độ tác động của từng nhân tố để khuyến nghị cho các ngân hàng cải thiện và nâng cao chất lượng công tác quản trị tín dụng mang tính cần thiết và ý nghĩa khoa học cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả đã khảo lược lại các lý thuyết về rủi ro tín dụng cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của các tác giả trong và ngoài nước để củng cố thêm khung cơ sở lý luận của bài nghiên cứu. Từ đó thấy được, tầm quan trọng của RRTD đến hoạt động của ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế bởi vì nguyên nhân làm phát sinh RRTD có phạm vi khá rộng và đa dạng trong khi hậu quả ảnh hưởng thì vô cùng sâu rộng đến hầu hết các đối tượng trong nền kinh tế. Ngoài ra, thông qua các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra được mối tương quan giữa các nhân tố như tỷ lệ nợ xấu, đòn bẩy tài chính, quy mô ngân hàng, dự phòng RRTD, tăng trưởng GDP, lạm phát, thất nghiệp với rủi ro tín dụng. Các nghiên cứu này sẽ là cơ sở để luận văn xây dựng giả thuyết nghiên cứu ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cở sở những lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam từ chương 2, trong chương này, tác giả sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu, lý giải các biến trong mô hình. Bên cạnh đó, chương này cũng nêu lên chi tiết hơn về số liệu được sử dụng trong phân tích, dựa trên dữ liệu thu thập được, thực hiện thống kê mô tả các biến và sử dụng mô hình hồi quy đa biến bằng cách hồi quy theo mô hình Pooled, Fixed Efect, Random Effect cuối cùng đưa ra mô hình phù hợp để khắc phục các khuyết tật trên dữ liệu bảng.
3.1. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu 3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu
Kích thước mẫu nghiên cứu là vấn đề đáng quan tâm trong quà trình thực hiện luận văn này. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu dưới dạng bảng cân xứng 297 quan sát được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo thường niên của 27 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2019. Đề tài tập trung nghiên cứu vào các NHTM vì nguồn vốn đa phần đến từ các khoản tiền gửi được huy động từ các cá nhân, tổ chức hay thông qua phát hành giấy tờ có giá. Các NHTM sử dụng nguồn vốn này để thực hiện các dịch vụ tài chính như nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, cho vay, dịch vụ ủy thác, bảo lãnh, tài trợ mua bán và các dịch vụ khác. Chính vì vậy, việc lựa chọn các nhân tố liên quan đến đặc điểm của ngân hàng tác động đến RRTD là phù hợp. Để hạn chế sự sai số trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành lựa chọn các ngân hàng có đầy đủ báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
Dữ liệu phân tích cho các biến vĩ mô như tốc độ tăng GDP, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp được tác giả tổng hợp từ website chính thống của ngân hàng Nhà nước và Tổng cục thống kê Việt Nam trong giai đoạn phân tích tương ứng. Số liệu cho các biến như nợ xấu, dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, lợi nhuận được thu thập và trích lọc từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các NHTM. Dữ liệu sử dụng trong đề tài là Panel data (dữ liệu bảng) có 2 chiều: chiều không gian và
chiều thời gian nên sẽ xuất hiện các ưu điểm và nhược điểm trong quá trình nghiên cứu như sau: