Trong mô hình nghiên cứu, nợ xấu (NPL) được sử dụng để đánh giá RRTD với vai trò là biến phụ thuộc. Việc sử dụng biến NPL đại diện để đánh giá tác động của các biến độc lập đến RRTD phù hợp với các nghiên cứu của Somanadevi Thiagarajan và cộng sự (2011) bởi vì tác giả cho rằng NPL có tác động trực tiếp đến hoạt động tài chính, đồng thời cũng là nhân tố ảnh hưởng đến RRTD trong hệ thống ngân hàng. Theo tác giả Somoye (2010), nợ xấu làm giảm tính thanh khoản của các ngân hàng vì tín dụng tăng sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của hoạt động ngân hàng khi ngân hàng đối mặt với tình trạng vỡ nợ cũng như là ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Theo Espinoza và Prasad (2010) cho rằng tỷ lệ nợ xấu trở nên tệ hơn khi tăng trưởng kinh tế có xu hướng suy giảm, vì vậy các ngân hàng sẽ chi tiêu ít lại để cải thiện tỷ lệ nợ xấu. Bên cạnh đó, các tác giả Karim, Chan và Hassan (2010) chỉ ra rằng nợ xấu cao hơn làm giảm hiệu quả chi phí hoạt động, nghĩa là nó sẽ làm giảm tính hiệu quả của ngân hàng, nói cách khác, nợ xấu có mối tương quan nghịch biến với hiệu quả chi phí. Kết quả là, RRTD được đại diện bởi nợ xấu vì nợ xấu không chỉ tác động đến các điều kiện, các nhân tố kinh tế mà còn tác động đến các yếu tố nội tại
của ngân hàng. Trong khi nghiên cứu của tác giả Ahlem Selma và cộng sự (2013) đã đo lường NPL qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản thì các nghiên cứu thực nghiệm khác lại đo lường bởi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng. Tỷ số nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng phản ánh chất lượng khoản mục cho vay, còn tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản cho phép đánh giá chất lượng tổng tài sản. Trong bài nghiên cứu này, tác giá chọn cách đo lường biến nợ xấu theo cách:
����� =�ổ��� ư�ư ợ� ợ� �ấ��í�
�ụ��
����%