Các thành phần của hiệu quả hoạt động của tổ chức

Một phần của tài liệu Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền nam (Trang 30 - 32)

Từ những năm 1990 của thế kỷ XX, khi mà thời đại của quản lý con người, quản lý tri thức ngày càng phát triển thì những nghiên cứu về tác động của thực tiễn QTNNL lên hiệu quả hoạt động của tổ chức được quan tâm đặc biệt. Trong đó, yếu tố hiệu quả hoạt động của tổ chức được đánh giá, đo lường bằng nhiều thành phần khác nhau tùy theo ngành nghề kinh doanh, môi trường nghiên cứu. Một trong những nghiên cứu tiêu biểu của giai đoạn này là nghiên cứu của Delaney và Huselid (1996). Theo tác giả, hiệu quả hoạt động của tổ chức có thể được đo lường qua 07 thành phần: chất lượng dịch vụ/chương trình; sự phát triển dịch vụ/chương trình mới; khả năng thu hút nhân viên; khả năng giữ chân nhân viên; sự thỏa mãn của khách hàng; mối quan hệ giữa quản lý và nhân

17

viên; mối quan hệ giữa những nhân viên với nhau. Theo Lee và Choi (2003), khi nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của tổ chức, các tác giả đã sử dụng mô hình gồm 06 thành phần: sự thành công; thị phần; tăng trưởng; sự sáng tạo; lợi nhuận và quy mô tổ chức. Trong mô hình nghiên cứu của Katou (2008), biến hiệu quả hoạt động của tổ chức có thể được đo lường thông qua các thành phần như: hiệu suất; hiệu quả; cơ hội phát triển trong tương lai; sự hài lòng của nhân viên – khách hàng; sự đổi mới trong quá trình; chất lượng dịch vụ.

Theo mô hình nghiên cứu của Abdullah và cộng sự (2009), được đo bằng 03 thành phần là: hiệu suất nhân viên, chất lượng dịch vụ và tính linh hoạt của tổ chức. Trong nghiên cứu của Masood (2010), hiệu quả hoạt động của tổ chức được đo lường bằng các thành phần như: khả năng giữ chân nhân viên; chất lượng dịch vụ, sự phát triển dịch vụ mới; sự hài lòng của khách hàng; mối quan hệ giữa quản lý với nhân viên; chia sẻ thị trường; khả năng thu hút nhân viên của tổ chức. Trong nghiên cứu về “ảnh hưởng của thực tiễn QTNNL đến hiệu quả hoạt động tổ chức – một nghiên cứu trong ngành công nghiệp dầu khí và ga ở Pakistan” của Khan (2010), biến hiệu quả hoạt động của tổ chức được đo lường thông qua thang đo gồm 5 thành phần: chất lượng của dịch vụ, chi phí,

thị phần, hiệu quả so với đối thủ và hiệu quả hoạt động của tổ chức so với trung bình ngành. Trong nghiên cứu về việc thử nghiệm một mô hình đo lường hiệu quả hoạt động của tổ chức dựa trên những chỉ số chủ quan, Santos và Brito (2012) đã đề xuất một mô hình về hiệu quả hoạt động của tổ chức gồm 06 thành phần như sau: lợi nhuận, tăng trưởng, sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của nhân viên, hoạt động xã hội, hoạt động môi trường. Glolahan (2012), nghiên cứu trong bối cảnh ở Nigeria và đã đề xuất một mô hình về hiệu quả hoạt động của tổ chức gồm 07 thành phần như sau: thu nhập của nhân viên,

việc áp dụng các công nghệ mới, mục tiêu của tổ chức, sự hài lòng của khách hàng, ưu đãi người lao động, môi trường làm việc, lợi ích phi tài chính.

18

Nakaweesi (2018), cũng đã đưa ra hiệu quả hoạt động của tổ chức gồm 05 thành phần trong một nghiên cứu thực nghiệm ở Uganda như sau: chất lượng, đổi mới, tính nhất quán, hiệu quả, hiệu suất.

Qua một số nghiên cứu, ta thấy được rằng khái niệm hiệu quả hoạt động được đo lường với khá nhiều những thành phần khác nhau. Tuy nhiên, khi nhắc đến hiệu quả hoạt động của tổ chức về mặt cảm nhận, những thành phần như chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của nhân viên – khách hàng, khả năng giữ chân nhân viên gần như luôn xuất hiện trong các thang đo.

Một phần của tài liệu Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền nam (Trang 30 - 32)