Thang đo “Hiệu quả hoạt động của tổ chức (OP)”

Một phần của tài liệu Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền nam (Trang 55)

Bảng 3.7: Thang đo hiệu quả hoạt động của tổ chức (OP)

Mã hóa Tên biến quan sát

OP1 Chất lượng dịch vụ trong tổ chức đã được cải thiện

OP2 Phát triển các dịch vụ mới là một hoạt động được quan tâm trong tổ chức

OP3 Tổ chức đã cải thiện khả năng thu hút nhân viên mới

OP4 Tổ chức xem việc giữ chân nhân viên là một thế mạnh

OP5 Trong tổ chức quan tâm đến sự hài lòng của khách hàng OP6 Tổ chức đặt mục tiêu hài lòng với công việc cho nhân viên

42

3.4. Nghiên cứu định lượng 3.4.1. Thiết kế bảng câu hỏi 3.4.1. Thiết kế bảng câu hỏi

Phần 1: Giới thiệu về mục đích của nghiên cứu khoa học và cam kết bảo mật thông tin cá nhân của cuộc khảo sát.

Phần 2: Gồm các câu hỏi để những người được khảo sát cung cấp những thông tin cá nhân (độ tuổi, giới tính, vị trí công tác, trình độ học vấn, thâm niên công tác).

Phần 3: Thông tin đánh giá của công chức, bảng câu hỏi được xây dựng nhằm để thu thập sự đánh giá của công chức đối với các thành phần của thực tiễn QTNNL và hiệu quả hoạt động của tổ chức (23 câu hỏi). Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 05 mức độ từ “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý ” để đánh giá mức độ đồng ý không đồng ý của những đối tượng khảo sát .

Bảng câu hỏi khảo sát được trình bày nội dung chi tiết ở Phụ lục 4.

3.4.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu

Để đo lường các yếu tố thành phần của thực tiễn QTNNL tác động đến hiệu quả hoạt động của tổ chức trong ngành Bảo đảm an toàn hàng hải tác giả đã sử dụng nghiên cứu định lượng.

Mô hình nghiên cứu gồm 23 biến quan sát thể hiện những thuộc tính của 05 nhân tố. Theo Hair và cộng sự (2006) số quan sát nên bằng 05 lần số biến, trong đề tài nghiên cứu có 23 biến nếu chọn số lượng mẫu bằng 05 lần số lượng biến quan sát thì cỡ mẫu tối thiểu cần thiết là 115. Để mẫu nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy và đạt mức tốt, số mẫu quan sát tác giả chọn kích thước là 200 mẫu.

3.4.3. Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu được tiến hành bằng phương pháp phát trực tiếp bảng câu hỏi đến người lao động ngành Bảo đảm an toàn hàng hải.

43

Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất. Chọn ngẫu nhiên 200 cán bộ công nhân viên ngành Bảo đảm an toàn hàng hải, không phân biệt độ tuổi, giới tính, vị trí công tác, trình độ học vấn, thâm niên công tác. Thông tin về mẫu thu thập: Có 200 bảng câu hỏi được gửi đi trực tiếp. Sau khi kiểm tra, sàng lọc, loại bỏ các kết quả trả lời không hợp lệ, thu được 198 phiếu đạt yêu cầu (đạt tỷ lệ 99%).

3.4.4. Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu được xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 với các nội dung, như sau:

Phân tích thống kê mô tả: Dựa vào 198 kết quả quan sát được chọn, tiến hành thống kê mô tả về các đối tượng được khảo sát như: độ tuổi, giới tính, vị trí công tác, trình độ học vấn, thâm niên công tác. Mục đích của phân tích là cung cấp thông tin tổng quan về mẫu nghiên cứu dựa vào tỉ lệ, tần suất.

Phân tích hệ số Cronbach's Alpha: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha nhằm để loại bỏ các biến không phù hợp. Theo bài nghiên cứu chúng ta muốn đo lường 05 nhân tử với 23 biến quan sát. Các biến quan sát không phù hợp và sẽ bị loại bỏ khi hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 và thang đo có hệ số Cronbach's Alpha nhỏ 0,6.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm mục đích kiểm tra và xác định các nhóm biến trong mô hình nghiên cứu từ kết quả phân tích Cronbach's Alpha để tạo ra các biến mới từ các biến đã cho phù hợp với mẫu xem xét. Bằng kiểm định Barlett ta kiểm định sự tương quan giữa các biến đo lường với mức ý nghĩa 5% (Hair và cộng sự, 2006; Nguyễn Đình Thọ, 2011); để kiểm định độ tương quan thì kiểm định KMO > 0,5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Phân tích nhân tố được lựa chọn là phương pháp Principal Component Analysis, với phép xoay nhân tố giữ nguyên gốc các nhân tố chính Varimax. Kiểm định sự phù hợp mô hình EFA so với dữ liệu khảo sát: Tổng phương sai trích (Cumulative %) >

44

50% (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kiểm định giá trị hội tụ: Để đạt được độ giá trị phân biệt, các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) phải > 0,5; các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0,5 sẽ bị loại (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Phân tích tương quan: Có 2 phương án để đánh giá mức độ tương quan trong phân tích hồi quy tuyến tính là hệ số tương quan Pearson hoặc qua đồ thị phân tán. Trong đó, hai biến có mối tương quan cảng chặt chẽ khi hệ số tương quan Pearson càng tiến đến 1 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Phân tích hồi quy: là phương pháp được sử dụng phổ biến để kiểm định độ phù hợp của mô hình. Phương pháp hồi quy tuyến tính phân tích mối quan hệ giữa một hay nhiều biến độc lập với một biển phụ thuộc định lượng. Và kiểm định độ phù hợp của mô hình thông qua kiểm định F và hệ số R2 hiệu chỉnh. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

+ Kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Kiểm định F đối với biến thiên của độ lệch do hồi quy và của độ lệch do phần dư cũng được dùng để kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy.

+ Tiêu chuẩn thông thường dùng để xác định mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng so với dữ liệu được đánh giá qua hệ số R2

hiệu chỉnh.

+ Thông qua hệ số Beta: đánh giá mức độ tác động mạnh yếu giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc.

+ Tác giả còn xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau để đảm bảo không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho biết có thể được kiểm định qua hệ số phóng đại phương sai (VIF) và sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến khi VIF > 10.

45

Tóm tắt Chương 3

Chương 3 trình bày cách thức khảo sát, phương pháp nghiên cứu và cách thức xử lý dữ liệu thu về được. Phát triển thang đo nháp từ cơ sở lý thuyết thông qua nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh thành thang đo chính thức đến việc khảo sát chính thức. Đồng thời, trong chương này cũng xác định rõ đối tượng khảo sát là người lao động làm việc tại ngành Bảo đảm an toàn hàng hải, với cỡ mẫu là 200 người, các giai đoạn thiết kế bằng câu hỏi, phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Thang đo chính thức gồm 17 biến quan sát của 04 yếu tố thực tiễn QTNNL và 06 biến quan sát của hiệu quả hoạt động của tổ chức.

46

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 tập trung xử lý dữ liệu đã được thu thập và lần lượt thực hiện các phân tích gồm có: thống kê mô tả mẫu, đánh giá thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết bằng phương pháp phân tích tương quan và hồi quy bội.

4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu

Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %

Giới tính Nam 139 70,2

Nữ 59 29,8

Cộng 198 100

Độ tuổi Dưới 30 tuổi 38 19,2

Từ 30 đến 40 tuổi 80 40,4 Trên 40 tuổi 80 40,4 Cộng 198 100 Học vấn Trung cấp, cao đẳng 20 10,1 Đại học 158 79,8 Sau đại học 20 10,1 Cộng 198 100

Vị trí công tác Chuyên viên và tương đương 179 90,4

Lãnh đạo phòng, ban 19 9,6

Cộng 198 100

Thâm niên Dưới 1 năm 40 20,2

Từ 1 năm đến 5 năm 60 30,3

Từ 5 năm đến 10 năm 39 19,7

Trên 10 năm 59 29,8

Cộng 198 100

47

Sử dụng (Bảng 4.1) để phân tích nghiên cứu, kết quả thống kê mô tả mẫu như sau:

- Về giới tính: trong mẫu khảo sát 198 người khảo sát có 139 nam (70,2%) và 59 nữ (29,8%).

- Về độ tuổi: dưới 30 tuổi có 38 người (19,2%); từ 30 đến 40 tuổi có 80 người (40,4%); trên 40 tuổi có 80 người (40,4%).

- Về học vấn: trình độ Trung cấp, Cao đẳng có 20 người (10,1%); trình độ Đại học (79,8%); trình độ sau Đại học 20 người (10,1%).

- Về vị trí công tác: Chuyên viên và tương đương có 179 người (90,4%); Lãnh đạo phòng, ban có 19 người (9,6%).

- Về thâm niên: Dưới 1 năm có 40 người (20,2%); Từ 1 năm đến 5 năm có 60 người (30,3%); Từ 5 năm đến 10 năm có 39 người (19,7%); Trên 10 năm có 59 người (29,8%).

48

4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo

Bảng 4.2: Kết quả Cronbach’s Alpha các thang đo Biển quan

sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu

loại biến Tuyển dụng và tuyển chọn: Cronbach’s Alpha = 0,859

RS1 10,7172 5,767 0,730 0,810

RS2 10,7121 6,389 0,677 0,832

RS3 10,8232 6,075 0,709 0,818

RS4 10,8838 6,337 0,705 0,821

Đào tạo và phát triển: Cronbach’s Alpha = 0,874

TD1 15,0000 11,746 0,778 0,828

TD2 15,0303 12,517 0,642 0,862

TD3 14,8788 12,239 0,716 0,844

TD4 15,2576 12,070 0,735 0,839

TD5 15,1667 12,343 0,643 0,862

Hệ thống khen thưởng: Cronbach’s Alpha = 0,833

CR1 7,0960 2,970 0,714 0,750

CR2 7,1566 2,823 0,702 0,761

CR3 7,1010 3,015 0,666 0,796

Đánh giá kết quả công việc: Cronbach’s Alpha = 0,919

PA1 14,2424 10,753 0,786 0,901

PA2 14,2172 10,770 0,790 0,900

PA3 14,1970 11,123 0,804 0,898

PA4 14,1818 10,809 0,822 0,894

PA5 14,1919 10,948 0,751 0,908

Hiệu quả hoạt động của tổ chức: Cronbach’s Alpha = 0,879

OP1 13,4747 14,372 0,682 0,859 OP2 13,4242 13,474 0,718 0,852 OP3 13,1364 14,900 0,702 0,856 OP4 13,2677 13,476 0,739 0,846 OP5 13,3838 14,197 0,722 0,850 OP6 13,4747 14,372 0,682 0,859

49

Từ kết quả Bảng 4.2: Kết quả Cronbach’s Alpha các thang đo đều được chấp nhận vì hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6; và tất cả các biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0,30. Thấp nhất là thang đo Hệ thống khen thưởng có Cronbach’s Alpha = 0,833 và hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất là biến TD2 = 0,642.

Vì vậy, 23 biến quan sát và tất cả các thành phần thanh đo trong mô hình nghiên cứu đều thỏa mãn điều kiện, các biến quan sát sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) ở bước tiếp theo.

4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá các thành phần của thang đo thực tiễn QTNNL thực tiễn QTNNL

Trước hết, thực hiện kiểm tra một số điều kiện để sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA):

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định KMO và Barlett

Kiểm định KMO and Bartlett

Kiểm định KMO 0,886 Kiểm định Bartlett Approx. Chi-Square 1882,484

df 136

Sig. 0,000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu qua SPSS của tác giả.

Kiểm định KMO: hệ số KMO = 0,886 > 0,5 đạt yêu cầu, thể hiện phần chung giữa các biến.

Kiểm định Bartlett: giá trị p (Sig.) = 0,000 < 0,05; do vậy các biến độc lập có quan hệ với nhau.

50

Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA các thành phần của thang đo thực tiễn QTNNL Tên các thành phần Biến quan sát Nhân tố 1 2 3 4 Tuyển dụng và tuyển chọn (RS) RS1 0,825 RS2 0,793 RS3 0,799 RS4 0,808 Đào tạo và phát triển (TD) TD1 0,861 TD2 0,760 TD3 0,771 TD4 0,838 TD5 0,720 Hệ thống khen thưởng (CR) CR1 0,817 CR2 0,845 CR3 0,767 Đánh giá kết quả công việc (PA) PA1 0,826 PA2 0,842 PA3 0,849 PA4 0,881 PA5 0,838 Tiêu chí Eigenvalues 6,081 2,772 2,193 1,225

Phương sai tích lũy 72,18%

51

Kết quả bảng 4.4 cho thấy mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, với phương pháp trích nhân tố Principal Compoment Analysis và phép quay Varimax có 17 biến quan sát được nhóm thành 04 nhân tố, với tổng phương sai trích (TVE) 72,18% > 50%.

Để đảm bảo ý nghĩa của EFA, ta chọn những biến có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) lớn hơn 0,5. Kết quả cả 17 biến đạt yêu cầu, không loại biến nào.

4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá thang đo hiệu quả hoạt động của tổ chức tổ chức

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett

Kiểm định KMO and Bartlett

Kiểm định KMO 0,813 Kiểm định Bartlett Approx. Chi-Square 531,629

df 10

Sig. 0,000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu qua SPSS của tác giả.

Dựa vào bảng 4.5 với hệ số KMO = 0,813 và giá trị p (Sig) = 0,000 < 0,05; kết quả kiểm định KMO và Bartlett đã cho thấy các biến quan sát của thang đo hiệu quả hoạt động của tổ chức có mối quan hệ với nhau và đủ điều kiện để phân tích nhân tố.

52

Bảng 4.6: Kết quả phân tích EFA thang đo hiệu quả hoạt động của tổ chức

Tên các thành phần Biến quan sát Nhân tố

1 Hiệu quả hoạt động của tổ chức

(OP) OP1 0,793 OP2 0,825 OP3 0,814 OP4 0,846 OP5 0,831 Tiêu chí Eigenvalues 3,377

Phương sai tích lũy 67,55%

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu qua SPSS của tác giả.

Kết quả bảng 4.6 cho thấy mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, với phương pháp trích nhân tố Principal Components Analysis và phép quay Varimax có 05 biến quan sát được nhóm thành 01 nhân tố, với tổng phương sai trích (TVE) 67,55% > 50%. Để đảm bảo ý nghĩa của EFA, ta chọn những biến có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) lớn hơn 0,5. Kết quả 05 biến đạt yêu cầu và 01 biến bị loại là OP6.

Tóm lại, sau khi loại biến OP6 không đạt yêu cầu, các biến còn lại đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5; như vậy là đạt yêu cầu và thang đo đạt giá trị hội tụ.

Nhân tố Tuyển dụng và tuyển chọn (RS) gồm 04 biến quan sát: RS1, RS2, RS3, RS4.

Nhân tố Đào tạo và phát triển (TD) gồm 05 biến quan sát: TD1, TD2, TD3, TD4, TD5.

Nhân tố Hệ thống khen thưởng (CR) gồm 03 biến quan sát: CR1, CR2, CR3.

53

Nhân tố Đánh giá kết quả công việc (PA) gồm 05 biến quán sát: PA1, PA2, PA3, PA4, PA5

Nhân tố Hiệu quả hoạt động của tổ chức (OP) gồm 05 biến quán sát: OP1, OP2, OP3, OP4, OP5.

4.4. Phân tích hồi quy

Sau khi thực hiện phân tích nhân tố và quyết định các biến có ý nghĩa để giữ lại phân tích hồi quy. Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá, cho thấy 04 yếu tố của thực tiễn QTNNL đều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Phần tiếp theo, phân tích hồi quy nhằm xác định sự tương quan này có tuyến tính hay không và mức độ quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Phân tích hồi quy được thực hiện với 04 biến độc lập của thực tiễn QTNNL bao gồm: Tuyển dụng và tuyển chọn (RS), Đào tạo và phát triển (TD), Hệ thống khen thưởng (CR), Đánh giá kết quả công việc (PA) và 1 biến phụ thuộc Hiệu quả hoạt động của tổ chức (OP).

Mô hình phân tích hồi quy như sau:

OP = β0 + β1RS+ β2TD + β3CR + β4PA + ɛ

Trong đó:

+ β0 là hằng số hồi quy.

+ β1, β2, β3, β4 là các hệ số hồi quy. + ɛ là sai số ngẫu nhiên.

4.4.1. Phân tích hệ số tương quan

Mục đích phân tích tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và sớm nhận diện vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau.

54

Bảng 4.7: Bảng kết quả phân tích tương quan giữa các biến

PA TD RS CR OP PA Hệ số tương quan 1 Sig. TD Hệ số tương quan 0,000 1 Sig. 1,000 RS Hệ số tương quan 0,000 0,000 1 Sig. 1,000 1,000 CR Hệ số tương quan 0,000 0,000 0,000 1 Sig. 1,000 1,000 1,000 OP Hệ số tương quan 0,253** 0,415** 0,191** 0,176* 1 Sig. 0,000 0,000 0,007 0,013

Một phần của tài liệu Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)