Trình tự, thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền (Trang 25 - 28)

Với chức năng cơ bản là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức hay nói cách khác là giúp người tiêu dùng biết được chủ thể sản xuất hàng hóa, chủ thể cung cấp dịch vụ. Do đó, nhìn chung, pháp luật SHTT chia ra hai nhóm chủ thể sau có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu40:

- Các chủ thể tiến hành sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ trên thịtrường.

Với việc tạo ra nhãn hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với các chủ thể khác trên thị trường, chủ thể tiến hành sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ có quyền nộp đơn đăng lý bảo hộ nhãn hiệu để mình trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu hợp pháp và được bảo hộ thông qua việc được cấp văn bằng bảo hộ.

- Chủ thể tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó và không phản đối việc đăng ký nhãn hiệu. Trong nền kinh tế thị trường, việc phân hóa các phân đoạn sản xuất, buôn bán để đạt hiệu quả cao nhất là việc rất phổ biến. Do đó, không nhất thiết một chủ thể phải nắm vai trò từ sản xuất cho đến buôn bán kinh doanh một loại sản phẩm nào đó. Thay vì tự sản xuất, các chủ thể hoạt động thương mại có thể thuê một bên sản xuất theo thiết kế, yêu cầu của mình. Trong trường hợp này, chủ thể tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp đó có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường

37Mục 1.2 Chương 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

38Mục 1.5 Chương I Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

39Mục 1.4 Chương I Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

19

nhưng do người khác sản xuất, nhưng phải thỏa mãn điều kiện là người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó và họ không phản đối việc đăng ký nhãn hiệu để tránh tranh chấp sau này.

Trình tự, thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu

Trước khi nộp đơn đăng ký quyền SHCN đối với nhãn hiệu, cần chuẩn bị các tài liệu sau41:

- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định. - Mẫu nhãn hiệu kèm theo.

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Các tài liệu khác nếu có như: Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn đăng ký thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp); tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế); tài liệu xác nhận quyền đăng ký; tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác; tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Sau khi nhận được các tài liệu kèm theo đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ (sau đây viết tắt là Cục SHTT) sẽ tiến hành các bước sau để cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký:

- Bước 1: Thẩm định hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu để xác nhận tính hợp lệ của đơn. Thời hạn thẩm định hình thức đơn là một tháng kể từ ngày nộp đơn. - Bước 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên cổng thông tin của Cục SHTT hai tháng. Nếu trong thời hạn này không có cá nhân, tổ chức nào phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ thì sẽ tiếp tục xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu.

- Bước 3: Song song với việc công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên cổng thông tin của Cục SHTT, Cục SHTT sẽ tiến hành thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu trong thời hạn không quá 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

- Bước 4: Khi đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng về mặt hình thức nhưng khi có đơn yêu cầu thẩm định lại nội dung của người nộp đơn hoặc của một bên thứ ba nào khác có liên quan thì đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được thẩm định lại nội dung với thời

20

hạn không quá 6 tháng đối với vụ việc thông thường, không quá 9 tháng đối với vụ việc phức tạp.

- Bước 5: Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và yêu cầu nộp lệ phí.

- Bước 6: Đăng bạ, cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trên cổng thông tin của Cục SHTT.

Trên đây là thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam đối với các nhãn hiệu thông thường. Còn đối với đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid mà Việt Nam là thành viên thì trước tiên, cá nhân, tổ chức đó phải đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Vì theo quy định của Thỏa ước Madrid thì chủ sở hữu nhãn hiệu muốn được bảo hộ nhãn hiệu của mình tại các nước thành viên của hệ thống Madrid thì nhãn hiệu đó phải đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước mình (nước xuất xứ)42, sau đó cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ sẽ xác nhận thông tin trong đơn đăng ký quốc tế trước khi gửi cho Văn phòng đăng ký nhãn hiệu quốc tế của WIPO. Ngày đăng ký được tính là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế tại nước xuất xứ nếu đơn đăng ký quốc tế WIPO nhận trong hai tháng kể từ ngày đó. Nếu quá thời hạn hai tháng, thì ngày đăng ký quốc tế sẽ là ngày mà WIPO nhận được đơn đăng ký quốc tế. Sau khi xem xét đơn hợp lệ, cơ quan của WIPO sẽ công bố đơn trên công báo nhãn hiệu hàng hóa quốc tế và chỉ rõ những nước thành viên mà đơn đăng ký muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình. Các nước thành viên được chỉ định sẽ xem xét đơn đăng ký quốc tế trong vòng một năm để đưa ra yêu cầu phản đối và phải nêu lý do phản đối. Nếu sau một năm, nước thành viên được chỉ định không có ý kiến gì thì nhãn hiệu được coi là đã được chấp nhận bảo hộ tại nước đó chứ không cấp văn bằng bảo hộ43. Thủ tục này tương tự đối với việc công nhận nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam.

Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

42Khoản 1 Điều 2 Nghịđịnh thư Liênquan đến Thỏa ước Madrid vềđăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa Thông qua tại Madrid ngày 27 tháng 6 năm 1989. Bản dịch Tiếng Việt trên trang web của Thư viện pháp luật,

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-thu-lien-quan-den-thoa-uoc-Madrid-ve-dang-ky- quoc-te-nhan-hieu-hang-hoa-1989-61742.aspx, truy cập ngày 01/6/2021.

43Điều 4 Nghịđịnh thư Liên quan đến Thỏa ước Madrid vềđăng ký nhãn hiệu hàng hóa Thông qua tại Madrid

ngày 27 tháng 6 năm 1989, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-thu-lien-quan-den-

21

Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó trên toàn lãnh thổ Việt Nam.44 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.45 Như vậy, thời hạn bảo hộ sẽ là không có giới hạn nếu chủ sở hữu nhãn hiệu gia hạn liên tục. Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ không gia hạn hiệu lực thì chủ sở hữu sẽ không còn quyền sở hữu với nhãn hiệu đó nữa, lúc này, chủ thể khác sẽ có quyền đăng ký các dấu hiệu đó làm nhãn hiệu của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền (Trang 25 - 28)