Phân loại tên miền

Một phần của tài liệu Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền (Trang 33 - 37)

Trước khi tìm hiểu về các loại tên miền, tác giả sẽ đi tìm hiểu về cấu trúc của tên miền, vì hiện nay, tên miền được phân loại theo tiêu chí về cấu trúc. Hơn nữa,

59Trung tâm Internet Viêt Nam (VNNIC) là đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, được thành lập ngày 28/04/2000, https://www.vnnic.vn/gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-v%E1%BB%81-vnnic, truy cập ngày 03/7/2021.

60VNNIC, “Định nghĩa tên miền”, Hệ thống tên miền | Vietnam Internet Network Information Center (VNNIC), truy cập ngày 02/6/2021.

61Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT.

62Vincent Do (2021), “Tên miền là gì? Giải thích toàn bộ từ a đến z về Domain Name”,

27

thông qua cấu trúc của tên miền, chúng ta sẽ biết được thành phần cấu tạo nên tên miền, từ đó thấy được nhãn hiệu sẽ nằm ở vị trí nào của tên miền. Tên miền gồm nhiều thành phần cấu tạo nên, cách nhau bởi dấu chấm (.) nhưng cấu trúc của tên miền tối thiểu phải có hai cấp: cấp cao nhất và cấp 2. Ngoài ra, tên miền còn có thể có các cấp khác như cấp 3, cấp 4, cấp 5... đến cấp n.63 Một điều đáng chú ý là tên miền hiện nay có thể có tới 128 cấp.64

Lấy một ví dụ về tên miền của Trung tâm Internet Việt Nam là vnnic.vn có hai thành phần. Phần thứ nhất là “vnnic” là tên của máy chủ. Phần thứ hai là “vn” là tên miền cấp cao nhất dành riêng cho quốc gia Việt Nam. Như vậy tên miền này có hai cấp. Tên miền không cần phải bắt đầu bằng “http://” hoặc “http://www” vì đây là thành phần chung áp dụng cho tất cả tên miền.65 Một ví dụ khác để thấy rõ hơn về thành phần của tên miền liên quan đến nhãn hiệu, chẳng hạn như tên miền samsung.com của thương hiệu Samsung có nhãn hiệu mang tên Samsung được bảo hộ tại Việt Nam. Như vậy, có thể thấy, thành phần thứ hai (cấp hai) của tên miền đứng trước “.com” sẽ là thành phần có dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được hộ. Tuy nhiên, nếu có một tên miền “samsung.com.vn” thì lúc này thành phần thứ ba (cấp ba) của tên miền đứng trước .com.vn mới là thành phần mang dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được hộ. Như vậy, về cơ bản, có thể nói rằng tên miền có hai thành phần:

+ Tên (là một cấp trong tên miền, hiện nay đa sốđược thể hiện ở cấp 2): Gồm các ký tự Latin từ a đến z (không phân biệt viết hoa, viết thường); các số từ 0 đến 9; và được chứa dấu “-“ nhưng không được bắt đầu hoặc kết thúc một cấp với ký tự này.66

+ Phần mở rộng: là phần đặt sau tên miền sau dấu chấm cũng bao gồm các thành phần ký tự như ở phía trên. Ví dụ cho các phần mở rộng này là “.com”, “.net”, được biết đến với tên gọi là “Top-level domain” hay TLD.67

63Nguyễn Thị Hồng Linh (2014), Pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, Luận văn thạc sĩ

Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 11.

64ICANN, “About Domain Names”, About Domain Names - ICANN, truy cập ngày 02/6/2021.

65Nguyễn Đỗ Ngọc Linh (2006), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hộ tên miền tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, trang 8.

66Network Working Group of the IETF, January 2006, RFC 4343: Domain Name System (DNS) Case Insensitivity Clarification, https://datatracker.ietf.org/doc/html/rfc4343 , truy cập ngày 02/6/2021.

67ICANN, “What is the domain name system?”, https://www.icann.org/resources/pages/what-2012-02-25-en, truy cập ngày 02/6/2021.

28

Tên miền cấp cao nhất

Bất cứ một tên miền nào cũng có phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của tên miền đó, phần này được gọi là tên miền cấp cao nhất, tên tiếng anh là “TOP- LEVEL DOMAINS” (viết tắt là TLDs). Có rất nhiều TLDs có sẵn trên web, các TLDs này được duy trì và cập nhật thường xuyên bởi Cơ quan quản lý số được ấn định trên Internet (IANA- Internet Assigned Numbers Authority).68

Hiện tại, ICANN chia tên miền cấp cao nhất thành ba loại chính69:

+ gTLDs – Generic Top-level domains: Đây là tên miền cấp cao nhất dùng chung, không phụ thuộc vào mã quốc gia. Các gTLDs phổ biến hiện nay như .com (dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh), .org (dành cho những tổ chức không xác định được rõ thuộc về tên miền dùng chung nào khác), .net (dành cho hạ tầng mạng), .biz (dành cho công việc kinh doanh). Về nguyên tắc thì tên miền cấp cao nhất dùng chung sẽ được phân chia và dành riêng cho các lĩnh vực, nhưng đến nay thì hầu như điều đó không thể kiểm soát nổi nên nguyên tắc này chỉ còn trên lý thuyết. Hiện tại đã có hơn 1200 gTLDs được IANA phát hành và quản lý.70

+ ccTLDs – Country-code top-level domains: Đây là tên miền cấp cao nhất của quốc gia, là một loại TLDs được sử dụng để xác định một quốc gia cụ thể. Tất cả các tên miền cao cao cấp nhất của quốc gia đều gồm hai chữ cái.71 Ví dụ như .vn dành cho Việt Nam, .cn dành cho Trung Quốc, .sg là dành cho Singapore.

+ iTLDs - Infrastructure Top – Level Domains: Đây là tên miền hạ tầng, chỉ bao gồm một tên miền là .arpa, đại diện cho ARPA (Vùng tham số địa chỉ và định tuyến). Tên miền này không được sử dụng phổ biến, chủ yếu được sử dụng bởi ICANN để giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng Internet.

Tại Việt Nam, tên miền cấp cao nhất được phân chia thành hai loại cơ bản:72

68ICANN, “A list of all valid top-level domains is maintained by the IANA and is updated from time to time”,

https://data.iana.org/TLD/tlds-alpha-by-domain.txt, truy cập ngày 02/6/2021.

69ICANN, “Top-Level Domains (gTLDs)”, https://archive.icann.org/en/tlds/, truy cập ngày 03/6/2021.

70Kinsta, “What is a TLD? Top – Level Domain Explained”, https://kinsta.com/knowledgebase/what-is-a-tld/, truy cập ngày 03/6/2021.

71Wikipedia, “Country code top-level doamain”, https://en.wikipedia.org/wiki/Country_code_top- level_domain, truy cập ngày 03/6/2021.

29

+ Tên miền chung cấp cao nhất (gTLD): là các tên miền “.com”, “.net:, “.edu”, “.org”,... và những tên miền chung cấp cao nhất khác.

+ Tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD): là tên miền cấp cao nhất dành riêng cho mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ quy định theo chuẩn quốc tế về mã quốc gia (IOS- 3166), trong đó tên miền “.vn” là tên miền quốc gia Việt Nam cấp cao nhất.

Tên miền cấp 2 và các cấp khác

Trong hệ thống phân cấp tên miền (Domain Name System), tên miền cấp hai (Second-level domain) là tên miền nằm ngay trước tên miền cấp cao nhất.73 Ví dụ như tên miền icann.org thì org là tên miền cấp cao nhất, “icann” là tên miền cấp 2. Trong hai thành phần là tên miền cấp cao nhất và tên miền cấp 2 thì thành phần tên miền cấp 2 là thành phần quan trọng nhất, vì thành phần này giúp người dùng nhận diện người dùng Internet hoặc doanh nghiệp.74 Tuy nhiên, điều này không chính xác tuyệt đối với tất cả các tên miền, việc xác định cấp của tên miền chỉ định người dùng, doanh nghiệp còn phụ thuộc vào việc tên miền đó có mấy cấp. Ví dụ trên thì tên miền cấp 2 là thành phần giúp người dùng xác định tổ chức ICANN là tổ chức sử dụng tên miền này. Nhưng ở một ví dụ khác vietcombank.com.vn thì tên miền ở cấp thứ ba mới là thành phần chỉ ra tổ chức sử dụng tên miền là Vietcombank75.

Tại Việt Nam, tên miền quốc gia Việt Nam là tập hợp tên miền các cấp dưới tên miền quốc gia Việt Nam cấp cao nhất “.vn” và tên miền các cấp dưới tên miền cấp cao nhất thì sẽ thuộc quyền quản lý của Việt Nam.76 Theo đó, các tên miền cấp hai dưới tên miền cao nhất cấp quốc gia sẽ được phân chia thành77: tên miền không dấu cấp 2 dùng chung phân theo lĩnh vực (.com.vn dành cho tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh; .edu.vn dành cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giáo dục...); tên miền không dấu cấp 2 dùng chung phân chia theo địa giới hành chính; tên miền không dấu cấp 2 dùng riêng; ngoài ra còn có tên miền không dấu cấp 3 dưới tên miền không dấu cấp 2 dùng chung.

73Wikipedia, “Second-level domain”, https://en.wikipedia.org/wiki/Second-level_domain, truy cập ngày 03/6/2021.

74Snehlata Singh (2011), Conflicts between Trademarks and Domain Names: A Critical Analysis, trang 9.

75Vietcombank (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam), https://www.vietcombank.com.vn, truy cập ngày 03/7/2021.

76Khoản 7 Điều 2 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT.

30

Như vậy, Việt Nam có sự phân chia tên miền theo các lĩnh vực khá tương đồng với các tổ chức quốc tế quản lý tên miền. Điều này cho thấy sự học hỏi và hội nhập đáng kể của cơ quan, tổ chức quản lý tên miền ở Việt Nam để phù hợp với xu hướng của quốc tế. Tuy nhiên, sự hòa nhập này không giải quyết được các vấn đề phát sinh liên quan đến tên miền nói chung và liên quan đến các quy định về nhãn hiệu nói riêng, vấn đề này sẽ được khai thác ở các phần tiếp theo của đề tài.

Một phần của tài liệu Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)